Số lao động của từng quận, huyện Tp Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà ở tại thành phố cần thơ (Trang 39)

Quận/Huyện Lao động (người) Tỷ lệ lao động/dân số (%)

Ninh Kiều 177587 72 Ơ Mơn 89917 68 Bình Thủy 79465 70 Cái Răng 59114 68 Thốt nốt 104567 65 Vĩnh Thạnh 72633 64 Cờ Đỏ 81346 65 Phong Điền 65817 66 Thới Lai 79639 65 Tổng cộng 810085 68

(Nguồn: Niên giám Thống kê Tp Cần Thơ 2010)

Qua bảng số liệu thống kê, tại các quận huyện của Tp. Cần Thơ số lượng người trong tuổi lao động là tương đối cao, theo đó tỷ lệ lao động/dân số tập trung đông nhất là quận Ninh Kiều 78%, kế đến quận Thốt Nốt và quận Ơ Mơn 68% các quận huyện còn lại tỷ số này cho thấy cũng rất cao trong khoảng 64%- 66%. Tp. Cần Thơ có số lượng lao động dồi dào do vậy trong tương lai các nhà lãnh đạo Tp.Cần Thơ tạo nhiều việc làm để tận dụng nguồn nhân lực này và giúp cho Tp. Cần Thơ phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Về cơ sở hạ tầng, nhiều các cơng trình, dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Trong đó bao gồm cầu Cần Thơ nối liền đôi bờ sông Hậu và trở thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế, và xây dựng cảng biển quốc tế,... Để từ đây, đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sơng hồn chỉnh sẽ tạo nên thế liên hồn về giao thơng giữa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang.

40

3.1.2. Đặc điểm xã hội

Mang lợi thế thành phố phát triển sau các thành phố lớn Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội… kinh nghiệm từ xây dựng phát triển các thành phố trước cho thấy cùng một vùng ngoại vi, phụ cận rộng lớn, Tp. Cần Thơ có nhiều cơ hội thực hiện quy hoạch thành phố trong không gian mở, biến vùng ngoại vi, phụ cận thành những khu trung tâm mới về kinh tế, tài chính, thương mại, du lịch lớn cùng hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ cao cho khu vực.

Với việc Chính phủ cho hưởng một số ưu đãi về cơ chế tài chính và thành phố được tổ chức huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu, Cần Thơ có điều kiện hoàn thành các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Kết quả là, đại lộ Hồ Bình, Trung tâm thương mại Cái Khế và các khu dân cư mới như Bình An, Hưng Phú, Phú An, khu biệt thự Cồn Khương mọc lên đã đem lại diện mạo mới cho thành phố.

Khơng dừng lại ở đó, Tp. Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu hình thành diện mạo kiến trúc riêng, khắc phục tình trạng bê tơng hố trong kiến trúc đơ thị. Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên giàu tính nhân văn, đa dạng hoá thảm thực vật, xác định một số khu bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ những loài thực vật hoang dã đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp cải tạo chỉnh trang các đô thị hiện hữu với đầu tư xây dựng các khu đơ thị mới theo tiêu chí đơ thị đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, phản ánh đặc trưng lịch sử - văn hố vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Như vậy, Tp Cần Thơ trong tương lai sẽ là một thành phố xanh, bao gồm một chuỗi đô thị đa trung tâm. Trong đó, hai quận Cái Răng - Bình Thuỷ giữ vai trị đơ thị cơng nghiệp - cảng, quận Ninh Kiều là đô thị trung tâm hành chính - chính trị, quận Ơ Mơn giữ vai trị đơ thị công nghệ cao, huyện Phong Điền trở thành đô thị sinh thái, huyện Thốt Nốt trở thành đô thị dịch vụ đầu mối nông - thủy sản,...

Theo Quyết định số 206/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025, về Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị như sau;

41

- Phía Tây Bắc dọc sơng Hậu phát triển khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ Thốt Nốt, khu đô thị - công nghệ cao phía Bắc rạch Ơ Mơn và khu cơng nghiệp nặng gắn với cảng phía Nam rạch Ơ Mơn;

- Phía Đông Nam dọc sông Hậu phát triển khu đô thị - cảng - công nghiệp Cái Răng Nam sông Cần Thơ;

- Phía Tây Nam phát triển khu đơ thị sinh thái gắn với các khu bảo tồn tự nhiên sơng nước, vườn cây ăn trái;

- Phía Tây phát triển các vành đai nông nghiệp ngoại thành.

+ Các khu phát triển mới được xây dựng theo các dự án phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng đồng bộ, kiến trúc hiện đại, bao gồm:

* Khu ở dọc quốc lộ 91 B, khu phía Bắc cồn Cái Khế và quận Bình Thủy (diện tích 1.200 - 1.300 ha, dân số khoảng 200.000 người) cần khai thác trục ven sơng Hậu, xây dựng các cơng trình kiến trúc cao tầng làm điểm nhấn của mặt tiền mới của thành phố ven sông Hậu;

* Khu ở ven sơng Cần Thơ và khu phía Nam quốc lộ 1A mới thuộc quận Cái Răng (diện tích 700 - 800 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000 người), bố trí chủ yếu ở các phường Hưng Phú, Hưng Thạnh, Phú An, phát triển các khu ở thấp tầng phù hợp với đặc thù của vùng sông nước kết hợp với một số cơng trình điểm nhấn cao tầng khu vực trung tâm, ven sông Cần Thơ, sông Hậu;

* Khu ở thuộc khu đô thị cơng nghiệp nặng Ơ Mơn được bố trí tại phía Nam sơng Ơ Mơn và phía Đơng Nam quốc lộ 91 (diện tích 850 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000 người), phát triển các khu ở cao tầng kết hợp thấp tầng;

* Khu ở thuộc khu đô thị - cơng nghiệp cơng nghệ cao tại phía Bắc sơng Ơ Mơn thuộc các phường Thới An và Thới Long (diện tích 400 - 500 ha, dân số khoảng 70.000 người). Khu đô thị được xây dựng hiện đại, gắn với cảnh quan sông nước;

* Khu ở thuộc khu đô thị sinh thái Phong Điền bố trí tại ven sơng Cần Thơ thuộc các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân và Nhơn Nghĩa (diện tích 350 ha, dân số khoảng 70.000 người) phát triển các khu ở thấp tầng.

42

Bằng sự năng động, sáng tạo và nỗ lực không ngừng, thành phố Cần Thơ trong tương lai sẽ khơng sao chép máy móc những gì đã có để biến thành một đô thị được nhân bản, mà là một đô thị có bản sắc rất riêng và hiện đại.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế

Trong công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Tp. Cần Thơ đã và đang tích cực, xây dựng hình ảnh của một thành phố công nghiệp trẻ năng động và thơng thống. Ngồi ra, thành phố đang triển khai kế hoạch đầu tư mở rộng các khu công nghiệp tập trung như Hưng Phú I, II, Trà Nóc I, II và khu cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Thốt Nốt; xây dựng nhiều cụm công nghiệp tại các quận Cái Răng, Ơ Mơn, Bình Thuỷ, huyệnVĩnh Thạnh.

Giai đoạn 2005 đến năm 2010 Đảng bộ và nhân dân Tp. Cần Thơ đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị. Qua 5 năm phát triển, thành phố Cần Thơ tự hào về những thành tựu đã đạt được trong năm năm qua và tiếp tục chặn đường phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm qua đạt 15,13%, cao hơn 1,63% so với giai đoạn 2001 - 2005. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2010 đạt 17.289 tỉ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 14,14%, đến năm 2010 đạt 36,82 triệu đồng, tương đương 1.950 USD. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân trên 17%/năm. Xuất nhập khẩu đạt những bước tiến quan trọng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 3.692 triệu USD, tăng bình quân 19,6%/năm; riêng năm 2010 đạt 919 triệu USD, vượt 2,2% kế hoạch. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 5,3%/năm; năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên gấp 2,5 lần trên mỗi héc-ta so với năm 2005; đời sống nông dân ngày càng được cải thiện và nâng lên.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2010 đạt trên 85.062 tỉ đồng, tăng 4,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 (tốc độ tăng bình quân gần 30%/năm), riêng năm 2010 đạt trên 26.000 tỉ đồng, góp phần tăng thêm năng lực sản xuất kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Thu ngân sách nhà nước hằng

43

năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, tốc độ tăng bình quân 19%, năm 2010 tổng thu ngân sách được 6.568 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.

Tóm lại, trong những năm vừa qua các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành: "Thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp; trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch; trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; trung tâm y tế và văn hoá; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế"1.

3.2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP. CẦN THƠ

Hiện nay, nước ta đang trong q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa đất nước với tốc độ đơ thị hóa nhanh trong các năm gần đây khơng chỉ ở các thành phố lớn tại Tp. Cần Thơ tốc độ đơ thị hóa cũng làm cho thị trường bất động sản Tp. Cần Thơ trở nên sôi động. Theo Quyết định số 206/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025 thì qui mơ về dân số đến năm 2015 là 1,3 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 0,7 triệu người, và quy mô về đát xây dựng đến năm 2015 là đất xây dựng đô thị khoảng 14.750 ha với chỉ tiêu 200 - 210 m2/người, trong đó đất dân dụng 4.296 ha với chỉ tiêu 65 - 70 m2/người. Như vậy, việc quy hoạch Tp. Cần Thơ trở thành trung tâm của vùng ĐBSCL làm cho nhiều dự án phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới được phê duyệt và đang trong quá trình thực hiện.

3.2.1 Thực trạng thị trường BĐS Tp. Cần Thơ

Theo báo cáo của công ty Savills Việt Nam về thị trường nhà đất Cần Thơ, đến cuối quý 3 năm 2011 tổng nguồn cung có hơn 24.800 căn/nền bao gồm 5.400 căn/nền từ thị trường sơ cấp và 19.400 từ thị trường thứ cấp. Trong đó, đất nền tiếp tục chiếm ưu thế với 75% thị phần. Tổng nguồn cung sơ cấp tăng 11% so với quý trước do chào bán thêm của 1 số dự án sơ cấp. So với quý Q2/2011, tổng nguồn cung sơ cấp của căn hộ tăng 23% và đất nền tăng 4%.

1

44

Tất cả nguồn cung nhà đất tập trung ở 4 quận chính của Cần Thơ là Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thuỷ và Phong Điền.

Năm 2010 được đánh giá là năm BĐS Tp. Cần Thơ phát triển từ trước đến nay, bao gồm nhiều yếu tố tác động thuân lợi. Trước tiên, Tp Cần Thơ được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, tạo điều kiện cho hợp tác đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ. Hệ thống giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp - chế xuất, các dịch vụ bưu chính viễn thơng, bảo hiểm, ngân hàng, cấp điện, cấp thoát nước và nhiều khu đô thị mới đã và đang trong giai đoạn hoàn thiện… Tiếp theo đó, thành phố đón đầu một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các dự án xây dựng khu công nghiệp, cao ốc văn phòng, căn hộ chung cư và các dự án BĐS du lịch... Thêm vào đó, Tp Cần Thơ đưa vào sử dụng một số tuyến đường giao thông, các khu dân cư mới; giá đất năm 2010 được công bố cao hơn năm 2009 từ 10-30%; kế đến, một số ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ bắt đầu tạo điều kiện cho kênh tín dụng BĐS... những nhân tố này có tác động tích cực đến thị trường BĐS nói chung. Chính vì những lý do khiến cho thị trường BĐS Tp. Cần Thơ phát triển nhanh chóng cần có một tổ chức đứng ra giải quyết các vấn đề chuyên môn của thị trường này và từ đó Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ ra đời là cầu nối giữa các bên tham gia thị trường và các cấp lãnh đạo quản lý thị trường.

3.2.2.1. Tình hình phát triển các KDC, khu TĐC

Bên cạnh đó, việc các dự án dược triển khai trên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều cơng trình xây dựng dân dụng và cơ sở hạ tầng cho đô thị vẫn cịn đang chậm so vói tiến độ đã đề ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ cơng trình xây dựng là việc bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng cịn nhiều vướng mắc. Trên thực tế, tính đến năm 2009 trên địa bàn TP Cần Thơ đang triển khai thực hiện khoảng 170 dự án (chưa kể các dự án TĐC) đầu tư xây dựng cơng trình cần tái định cư, với diện tích hơn 1.400 ha, ảnh hưởng trên 29.000 hộ dân, với nhu cầu tái định cư khoảng 14.700 nền. Do vậy, nguyên nhân chính khiến tiến dộ giải phóng mặt bằng chậm là do thiếu quỹ nhà, đất để đền bù thiệt hại cho người dân. Trước tình hình đó, năm 2010 để khắc phục vấn đề này thành phố đã chỉ đạo mỗi quận, huyện phải đầu tư cho được ít nhất từ 1 -2 khu tái định cư để phục vụ cho các dự án trên địa bàn. Song song đó, TP. Cần Thơ đã ban

45

hành Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 quy định về cơ chế đầu tư xây dựng các khu tái định cư không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tp. Cần Thơ. Theo quyết định này, nhà đầu tư các khu TĐC có nghĩa vụ: Sau khi tổ chức thực hiện đền bù, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt và bố trí TĐC tại chỗ cho các hộ bị ảnh hưởng, phải bàn giao cho Nhà nước 70% diện tích lơ nền đối với dự án tại địa bàn quận Ninh Kiều và 60% đối với 2 quận vùng ven là Cái Răng và Bình Thủy; 50% đối với các quận, huyện khác; phần còn lại nhà đầu tư được phép kinh doanh. Quyết định 11/2010/QĐ- UBND nhanh chóng được nhà đầu tư hưởng ứng góp phần giải quyết khó khăn trong việc xây dựng khu TĐC phục vụ cho người dân mất đất và còn tạo ra được quỹ nhà ở với giá cả hợp lý góp phần bình ổn thị trường BĐS trên địa bàn thành phố.

Thật vậy, đến thời điểm 8/2011 đã có 16 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 16 dự án khu TĐC theo Quyết định 11 với diện tích 343 ha, tương đương 15.632 lô nền. Sau khi nhà đầu tư bố trí TĐC tại chỗ cho 1.788 hộ, giao cho địa phương 9.286 nền và căn hộ để bố trí TĐC cho các dự án khác, nhà đầu tư vẫn còn 4.598 nền và căn hộ kinh doanh. Ngoài 16 khu TĐC trên, thành phố cũng đang triển khai đầu tư 47 khu TĐC với diện tích 956ha bằng ngân sách cùng với việc thu hồi 10% quỹ đất tại các dự án khu dân cư để bố trí TĐC, quỹ nhà ở TĐC của thành phố lên đến con số vài chục ngàn lô nền. Số lượng lô nền và căn hộ trên

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà ở tại thành phố cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)