Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp nhằm bảo đảm chính quyền được điều

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 26 - 30)

1.2. Những yêu cầu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền

1.2.2. Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp nhằm bảo đảm chính quyền được điều

điều chỉnh bởi pháp luật đồng thời tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Nhà nước pháp quyền đòi hỏi pháp luật là cơ sở cho mọi hình thức tổ chức quyền lực cơng khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó kể cả cơ quan và quan chức nhà nước

bất kể ở cương vị nào đều phải tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó, mục tiêu trung tâm của nhà nước pháp quyền là tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người và công dân, bằng pháp luật. Trong cơ chế phân quyền, Quốc hội với tư cách là cơ quan được trao cho quyền lập pháp, có vai trị quan trọng trong việc thực hiện nhu cầu của nhà nước pháp quyền về chính quyền chịu sự kiểm sốt của pháp luật và chính quyền tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ nhân quyền, dân quyền. Vì vậy, một trong những yêu cầu trọng tâm đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền là: Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp nhằm bảo đảm chính quyền được điều chỉnh bởi pháp luật và tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. u cầu này được thể hiện ở khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, vị trí pháp lý, cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn

và hoạt động của các cơ quan và các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được xác định và hạn chế bởi Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành. Nhà nước pháp quyền thừa nhận quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân và Hiến pháp là văn bản thể hiện sự đồng thuận của nhân dân về việc thành lập ra nhà nước nên các cơ quan và chức danh trong bộ máy nhà nước phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp không thể quy định hết và cụ thể mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nên các vấn đề chưa được Hiến pháp điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa cụ thể sẽ được Quốc hội ban hành luật để điều chỉnh. Theo đó, các cơ quan và chức danh nhà nước phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo luật định, chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Nhà nước, công chức và viên chức nhà nước bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo luật định và khơng được thực hiện những hành vi pháp luật khơng cho phép. Nếu có hành vi vi phạm các quy định này, các cơ quan và cá nhân mang quyền lực nhà nước phải chịu trách nhiệm trách nhiệm trước pháp luật. Việc chịu trách nhiệm trước pháp luật thể hiện qua việc phải chịu các chế tài hình sự, hành chính, dân sự hoặc kỷ luật và hạn chế đối với người vi phạm, kể cả sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Các quy định pháp luật này có tác dụng hạn chế quyền lực của các cơ quan, công chức và viên chức nhà nước, khiến họ bị đặt trong vịng kìm chế của pháp luật mà không thể tùy tiện xâm phạm đến các quyền tự nhiên của người dân

với mục đích sâu xa là bảo vệ quyền con người trong một xã hội văn minh27. Cần phải

nói thêm rằng, trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, khi giao lưu giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng, bên cạnh việc phải tuân thủ pháp luật quốc gia, nhà nước còn cần phải

tuân thủ các điều ước quốc tế mà quốc gia mình là thành viên. Tức là, nhà nước phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình theo các điều ước đã ký kết và tìm cách giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác, tổ chức, cá nhân mang quốc tịch quốc gia khác sao cho phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên.

Thứ hai, Quốc hội, với tư cách là cơ quan lập pháp cịn có vai trị quan trọng trong

việc bảo đảm tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực đời sống của công dân. Quốc hội ban hành ra các đạo luật tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Khi tham gia vào một quan hệ xã hội được pháp luật được điều chỉnh (còn gọi là quan hệ pháp luật), các chủ thể trong xã hội sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước, xã hội và các chủ thể còn lại trong quan hệ. Và hiển nhiên, các quyền và nghĩa vụ này do pháp luật quy định và có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong quan hệ xã hội được điều chỉnh. Tương tự như các cơ quan và cá nhân mang quyền lực nhà nước, nếu các tổ chức và cá nhân vi phạm các nghĩa vụ đã được pháp luật đặt ra cho mình thì cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý, đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc dân sự. Như vậy, mọi tổ chức và cá nhân đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, có nghĩa vụ tơn trọng, thực hiện pháp luật và chỉ được phép làm những gì mà pháp luật khơng cấm, nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Thứ ba, các văn bản luật do Quốc hội soạn thảo và thơng qua phải hướng đến mục

đích tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thông qua hoạt động lập pháp của Quốc hội, nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật các quyền và lợi ích hợp pháp của con người và cơng dân sao cho mỗi cá nhân đều có thể phát triển bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội pháp lý để phát huy mọi khả năng của mình. Như vậy, mục đích cuối cùng của hoạt động lập pháp của Quốc hội là để “con

người được sống trong công lý và lẽ phải” và khi đó pháp luật là “phương tiện để con người đạt tới tự do”28. Bên cạnh đó, Quốc hội đặt cịn đặt ra các quy định pháp luật nhằm giáo dục, phòng ngừa và trừng phạt các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân từ cả phía nhà nước lẫn các chủ thể khác trong xã hội. Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định, người dân ln có những cơng cụ được pháp luật trao cho để tự bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ xâm phạm từ các chủ thể khác và thậm chí khi đã bị xâm phạm thì vẫn có thể khơi phục lại được tình trạng ban đầu của các quyền bị xâm phạm.

Thứ tư, sự tham gia của người dân vào quá trình lập pháp của Quốc hội là yếu tố

khơng thể thiếu. Vì pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thể hiện được đầy đủ,

chính xác ý chí và nguyện vọng của người dân, phải phù hợp với các quy luật của tự nhiên, xã hội và con người. Trong nền kinh tế được vận hành trên nền tảng thị trường, ln có sự tồn tại của những nhóm lợi ích khác nhau. Vì vậy, sự tham gia tích cực của người dân và các tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng luật sẽ giúp Quốc hội nắm bắt, xác định đúng các nhóm lợi ích trong xã hội, từ đó có được các giải pháp thích hợp để

điều hịa các lợi ích này thơng qua hoạt động lập pháp29. Hơn nữa, nhà nước pháp quyền

thừa nhận quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phải vì lợi ích của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Với việc tham gia vào hoạt động lập pháp, người dân có thể kiểm tra, giám sát và định hướng đúng đắn cho hoạt động này của Quốc hội, giúp tăng cường trách nhiệm của các ĐBQH và đảm bảo các đạo luật do Quốc hội ban hành phục vụ cho lợi ích nhân dân. Để làm được điều này, các dự án luật cần phải được giải trình rõ ràng với nhân dân và đưa ra lấy ý kiến nhân dân, nhất là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án luật. Nhà nước cũng cần phải tạo điều kiện người dân có cơ hội tiếp cận thơng tin, tham gia đóng góp ý kiến và đối thoại với cơ quan hoạch định chính sách về các dự án luật.

Thứ năm, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền không

bao gồm hoạt động làm hoặc sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp là văn bản thể hiện ý chí chung của nhân dân về việc thiết lập và trao quyền lực cho nhà nước cho nên về nguyên tắc quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân. Bằng quyền lập hiến của mình, nhân dân thành lập ra Quốc hội, CP và TA và lần lượt trao cho các cơ quan này quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, quyền lập hiến là quyền thể hiện một cách toàn diện nhất quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lập pháp của Quốc hội, có nguồn gốc từ nhân dân. Quyền lập pháp của Quốc hội chỉ là quyền phái sinh từ quyền lập hiến của nhân dân, không thể bao hàm cả quyền lập hiến của nhân dân. Vì vậy, Quốc hội khơng thể là chủ thể duy nhất được tham gia vào quy trình làm hoặc sửa đổi Hiến pháp và cũng khơng được tự mình quyết định tất cả các vấn đề trong quy trình này mà chỉ có thể tham gia và quyết định một hoặc một số vấn đề nhất định hoặc thậm chí là khơng được tham gia. Nếu Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền tham gia và quyết định tồn bộ quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp (như khi làm và sửa đổi luật) thì phần nào hạn chế chủ quyền của nhân dân và Hiến pháp chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được xác định là cơ quan nắm quyền lập pháp nhưng

29 Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2017), Mơ hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực

không nên hiểu rằng chỉ Quốc hội được tham gia và quyết định tất cả các vấn đề trong tồn bộ quy trình lập pháp, tức là vẫn có những giới hạn pháp lý khác đối với thẩm quyền này của Quốc hội. Thực hiện quyền lập pháp khơng có nghĩa là Quốc hội thay thế mọi cơ quan nhà nước khác trong hoạt động lập pháp. Quyền lập pháp của Quốc hội khơng thể là tuyệt đối bởi vì “quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối thì tha hóa

cũng tuyệt đối” như Lord Acton, một triết gia người Anh cuối thế kỷ 19 đã đúc kết30. Để tránh dẫn đến tha hóa quyền lực trong hoạt động lập pháp, quy trình lập pháp cần sự tham gia của các nhà nước khác như CP hoặc TA bên cạnh sự tham gia của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)