2.1. Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam
2.1.3. Quốc hội trong Hiến pháp năm 1980
Sự thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta: miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước được thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào giai đoạn lịch sử mới,
“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước” (Lời nói đầu của Hiến pháp năm
1980). Vì vậy, Quốc hội khóa VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh làm chủ tịch. Sau một thời gian lấy ý kiến nhân dân và thảo luận, ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1980 đã áp dụng một cách mạnh mẽ và triệt để nguyên tắc tập quyền XHCN trong tổ thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, cũng như Hiến pháp của các nước XHCN thời bấy giờ, Hiến pháp năm 1980 theo hướng tập trung quyền lực vào Quốc hội, Quốc hội trở thành cơ quan có quyền lớn nhất và có khả năng chi phối các quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Nội dung cơ bản của chế định Quốc hội trong Hiến pháp 1980 được quy định tại Chương 6, gồm 16 Điều, từ Điều 82 đến Điều 97. Nghiên cứu chế định Quốc hội trong Hiến pháp năm 1980, có thể đưa ra một số nhận xét về sự đáp ứng những yêu cầu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền như sau:
Thứ nhất, về yêu cầu Quốc hội phải được thành lập, tổ chức và hoạt động
hợp hiến, hợp pháp
Hiến pháp năm 1980 đề cập đến hầu hết mọi vấn đề liên quan Quốc hội như từ vị trí pháp lý, cách thức thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cho đến hình thức hoạt động. Về vị trí pháp lý, Điều 82 Hiến pháp xác định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Với việc áp dụng một cách triệt để quan điểm về quyền làm chủ của nhân dân lao động nên vị trí, vai trị của các cơ quan dân cử được đề cao một cách tối đa”43. Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra nên Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất” và “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”. Về cách thức thành lập, Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7). Những nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 83 Hiến pháp năm 1980 và nhìn chung khơng có nhiều thay đổi so với Hiến pháp năm 1959. Những nhiệm vụ và quyền hạn này được thể hiện tập trung trên các lĩnh vực sau đây: lĩnh vực lập hiến, lập pháp, lĩnh vực thành lập ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương, lĩnh giám sát và lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Và Quốc hội có thể định cho mình những quyền hạn cần thiết khác (Điều 83), tương tự như trong Hiến pháp năm 1959. Như vậy, phạm vi hoạt động của Quốc hội rất rộng với những nhiệm vụ, quyền hạn không bị hạn chế bởi các quy định của Hiến pháp, thể hiện rõ nét sự đề cao vị trí, vai trị của Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Kế thừa mơ hình Quốc hội trong các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 1980 quy định Quốc hội có cơ cấu một viện. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 lại có sự thay đổi lớn so với các bản Hiến pháp trước đó khi quy định cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội là HĐNN đồng thời là chủ tịch tập thể của nước ta (Điều 98). HĐNN gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên (Điều 99). Cơ cấu bên trong của Quốc hội còn gồm nhiều cơ quan khác như Hội đồng quốc phòng (Điều 90), HĐDT (Điều 91), các Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời (Điều 92). Quốc hội theo Hiến pháp năm 1980 vẫn là cơ quan hoạt động khơng thường xun, hình thức hoạt động chủ yếu nhất vẫn là kỳ họp. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ và có thể họp bất thường trong trường hợp HĐNN triệu tập theo quyết định của mình, theo yêu cầu của HĐBT hoặc của ít nhất là 1/3 tổng số ĐBQH (Điều 85). Hoạt động của Quốc hội cịn được thực hiện thơng qua hoạt động của HĐNN, Hội đồng quốc phòng, HĐDT, các Ủy ban và các ĐBQH.
43 Dương Hồng Thị Phi Phi (2008), Sự kế thừa và phát triển các giá trị của chế định nghị viện nhân dân theo hiến
pháp năm 1946 trong các hiến pháp Việt Nam: 1946, 1980, 1992, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Thứ hai, về yêu cầu Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp nhằm bảo đảm
chính quyền được điều chỉnh bởi pháp luật đồng thời tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Hiến pháp năm 1980 quy định Quốc hội có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp”, “làm luật và sửa đổi luật” (khoản 1 và khoản 2 Điều 83). Nếu Hiến pháp
năm 1959 chỉ quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp thì Hiến pháp năm 1980 đã mạnh dạn khẳng định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp” (Điều 82). Quy định này góp phần củng cố vị thế “cơ quan đại biểu cao nhất”
và “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của Quốc hội. Hiến pháp năm 1980 trao cho Quốc hội quyền được ban hành các đạo luật để cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của các cơ quan nhà nước khác như quy định số Phó Chủ tịch và uỷ viên HĐNN (Điều 99), giao cho HĐNN và HĐBT những nhiệm vụ và quyền hạn khác những nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp quy định khi xét thấy cần thiết (Điều 100 và Điều 107), quyết định thành lập TA đặc biệt (Điều 128)… Bên cạnh đó, nhằm thể hiện sự tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền cơng dân, Quốc hội cịn có quyền làm ra luật để cụ thể hóa các quy định về các quyền này trong Hiến pháp như quyền có quốc tịch (Điều 53), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 69), quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm (Điều 70), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 71)…
Thứ ba, về yêu cầu Quốc hội phải khẳng định chủ quyền nhân dân
Theo Hiến pháp năm 1980, Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Vì vậy, Quốc hội phải thay mặt nhân dân thành lập ra các cơ quan nhà nước khác để khẳng định chủ quyền nhà nước luôn thuộc về nhân dân. Cũng như trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong việc thành lập các cơ quan nhà nước khác ở trung ương được quy định theo hướng tăng cường quyền lực cho cơ quan này. Cụ thể, HĐNN do Quốc hội bầu ra (Điều 99) là chủ tịch tập thể của nước ta và cũng là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, đồng nghĩa một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội đồng thời kiêm ln vai trị ngun thủ quốc gia. Vì vậy, “chức năng nguyên thủ quốc gia lúc này thống nhất với chức năng
của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội)”44. Vào thời điểm chúng ta xây dựng Hiến pháp 1980, nhiều nước XHCN cũng có mơ hình cơ quan thường trực của
44 Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 70.
Quốc hội đồng thời là CTN tập thể, tuy có sự khác nhau về tên gọi. Ví dụ: Ba Lan, Bulgaria, Rumania... gọi là HĐNN, Hungary gọi là Hội đồng CTN, Liên Xơ gọi là Đồn Chủ tịch Xô viết tối cao, Albani gọi là Đoàn Chủ tịch Quốc hội. HĐBT (CP) gồm Chủ tịch HĐBT, các Phó Chủ tịch HĐBT, các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước (Điều 105) và tất cả các chức danh này đều do Quốc hội bầu ra (khoản 7 Điều 83). HĐBT được xác định là “cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất”. Việc xác định HĐBT là cơ quan chấp hành của Quốc
hội là điều dễ hiểu vì cơ quan này do Quốc hội bầu ra, nhưng xác định HĐBT là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Quốc hội thay vì là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của cả nước như trước đây làm cơ quan này mất đi tính độc lập tương đối so với Quốc hội và phải phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc hội trong khi thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đối với TAND tối cao và VKSND tối cao, Quốc hội có quyền bầu ra người đứng đầu của hai cơ quan này (khoản 7 Điều 83).
Thứ tư, về yêu cầu Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân
theo pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Với tư tưởng đề cao vai trò của cơ quan dân cử nói chung và Quốc hội nói riêng,
Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên quy định Quốc hội “thực hiện quyền
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” (Điều 82) và “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3 Điều 83). Các cơ quan
nhà nước ở trung ương như HĐNN, HĐBT, TAND tối cao, VKSND tối cao và các chức danh chủ chốt của các cơ quan này đều chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội thông qua việc phải báo cáo công tác trước Quốc hội (các Điều 98, 104, 136 và 141) và bị các ĐBQH chất vấn (Điều 95). Quốc hội cịn có quyền bãi miễn các chức danh do mình bầu ra hoặc phê chuẩn (khoản 7 Điều 83). Đặc biệt, Hiến pháp năm 1980 còn quy định về trách nhiệm tập thể của HĐBT trước Quốc hội (Điều 112), đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1959. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 cũng chưa quy định cơ chế để Quốc hội xử lý những văn bản trái Hiến pháp và pháp luật mà vẫn trao cho cơ quan thường trực của Quốc hội là HĐNN quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản của HĐBT trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh (khoản 8 Điều 100).