Một số giải pháp đổi mới Quốc hội trước yêu cầu: Quốc hội phải được thành

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 77 - 79)

2.3. Giải pháp đổi mới Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp

2.3.1. Một số giải pháp đổi mới Quốc hội trước yêu cầu: Quốc hội phải được thành

lập, tổ chức và hoạt động hợp hiến, hợp pháp

Thứ nhất, đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội

Do ĐBQH được bầu ra từ các địa phương, phải phụ thuộc rất nhiều vào địa phương để trúng cử và hoạt động gắn liền với địa phương nên động lực đại diện cho địa phương nơi họ được bầu ra là rất lớn. Để khắc phục vấn đề thiên về đại diện cho địa phương, hệ thống đơn vị bầu cử ĐBQH phải được thiết kế lại, sao cho đan xen giữa các đơn vị hành chính chứ khơng thể để các đơn vị bầu cử gồm một vài huyện nằm trọn trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay, ví dụ: vài huyện của tỉnh A và vài huyện của tỉnh B ghép lại thành một đơn vị bầu cử. Khi đó, lãnh đạo của một địa phương rất khó tác động để tạo điều kiện cho một người ứng cử nên người ứng cử cũng khơng phải phụ thuộc nhiều vào địa phương để có thể trúng cử. Khi đã là ĐBQH, họ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập mà không phải lo trong kỳ bầu cử tiếp theo

76 Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010 – Các thể chế hiện đại, tr 124.

77 Nguyễn Sĩ Dũng (2017), Bàn về quốc hội và những thách thức của khái niệm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 280 – 281.

78 Văn phòng Quốc hội và Viện chính sách cơng và pháp luật (2015), Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở

Việt Nam – Vấn đề và giải pháp, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr 96.

không được địa phương tạo điều kiện để có thể tiếp tục trúng cử. Bên cạnh đó, trong tương lai cần sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 theo hướng khơng bầu lại một lúc tồn bộ số ghế ĐBQH, mà mỗi lần có thể chỉ bầu lại 1/2 hoặc 1/3 để tránh Quốc hội bị thay đổi nhân sự thường xuyên và với số lượng lớn khiến năng lực thể chế không được bảo tồn. Trước mắt, nên tập trung giới thiệu những đại biểu của nhiệm kỳ trước tái ứng cử và chú trọng công tác tập huấn, bồi đưỡng kiến thức, kỹ năng cho các đại biểu, nhất là các đại biểu mới trúng cử nhiệm kỳ đầu.

Thứ hai, hướng tới một Quốc hội với toàn bộ đại biểu hoạt động chuyên trách

Trong quá trình thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội năm 2015, vấn đề tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách được quan tâm đặc biệt. Để tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, xây dựng Quốc hội với toàn bộ đại biểu hoạt động chuyên trách là một điều tất yếu. Khi mỗi người chỉ đảm nhận một trọng trách thì mới có thể thực hiện chun sâu và hồn thành tốt trọng trách đó, giống như câu thành ngữ của Việt Nam chúng ta: “trăm hay không

bằng tay quen” và điều này cũng hoàn toàn đúng đối với trọng trách ĐBQH. Cũng như

mọi kỹ năng nghề nghiệp khác, kỹ năng hoạt động của ĐBQH chỉ có điều kiện được hình thành khi và chỉ khi đại biểu đó làm việc một cách thường xuyên. Nếu ĐBQH khơng hoạt động kiêm nhiệm thì hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ thực chất hơn vì chấm dứt được tình trạng ĐBQH phải giám sát chính thủ trưởng của cơ quan hành pháp hoặc tư pháp mà mình đang là cơng chức trực thuộc, nói đơn giản là tình trạng cấp dưới lại giám sát cấp trên. Với việc hoạt động chuyên trách, không kiêm nhiệm của các ĐBQH, quyền lập pháp của Quốc hội cũng sẽ được tách biệt rạch ròi với quyền hành pháp của CP và quyền tư pháp của TA. Tuy nhiên, để việc xây dựng một Quốc hội với toàn bộ ĐBQH hoạt động chuyên trách tạo ra sự chuyển biến trong hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói riêng và cả bộ máy nhà nước nói chung, cần thực hiện tăng tỷ lệ ĐBQH chuyên trách theo một lộ trình dài hạn, có thể là trong hai hay ba nhiệm kỳ tiếp theo. Bởi vì việc tăng ngay số lượng ĐBQH chuyên trách đạt tỷ lệ 100% là không khả thi và nếu tăng số lượng ĐBQH chuyên trách lên nhiều và nhanh quá mà có các cơ quan khác trong hệ thống bộ máy nhà nước chưa được điều chỉnh kịp để tương thích, đồng bộ thì có thể dẫn đến tình trạng thừa ĐBQH chuyên trách.

Do hiện nay đa số ĐBQH nước ta hoạt động không chuyên trách, tức là ngoài thời gian làm nhiệm vụ đại biểu, ĐBQH còn tham gia các hoạt động khác nên Quốc hội không thể hoạt động thường xuyên. Trong tương lai, khi tồn bộ ĐBQH hoạt động chun trách thì Quốc hội cũng sẽ hoạt động thường xun. Khi đó, Quốc hội hồn tồn bám sát được thực tế đất nước nên có thể ban hành luật một cách kịp thời để điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh mà cần được điều chỉnh bởi luật. Hoạt động giám sát cũng trở nên thực chất và chuyên sâu hơn vì Quốc hội có thể theo dõi thường xun và chặt chẽ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác là đối tượng giám sát. Hơn nữa, vì hoạt động thường xuyên nên Quốc hội có nhiều thời gian hơn so với trước đây để thực hiện chức năng lập pháp, tránh tình trạng vì áp lực thời gian mà ban hành luật khung hoặc luật kém chất lượng.

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)