Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 61 - 64)

2.1. Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.1.5. Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước đã có những tiến bộ đáng kể về nhiều mặt. Tuy nhiên, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992 vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, nguyện vọng của nhân dân, yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt, yêu cầu của việc hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Bối cảnh trên khiến cho Hiến pháp năm 1992, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001 đã trở nên bất cập và cần được tiếp tục sửa đổi để phù hợp với những địi hỏi của tình hình mới và để thể chế hóa những định hướng, mục tiêu mới trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với đa số phiếu tán thành. Hiến pháp mới – Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định nhà nước ta là “nhà

nước pháp quyền” nhưng có bước tiến xa hơn nữa so với Hiến pháp năm 1992, sửa đổi,

bổ sung năm 2001 trong việc tiếp thu những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân quyền khi quy định bổ sung về việc “kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nước trong khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền và việc áp dụng học thuyết phân quyền được thể hiện xuyên suốt trong các chế định liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có chế định Quốc hội.

Chế định Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 được quy định tại Chương V, gồm 17 Điều, từ Điều 69 đến Điều 85. Khi đối chiếu chế định này với các yêu cầu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về yêu cầu Quốc hội phải được thành lập, tổ chức và hoạt động

hợp hiến, hợp pháp

Những khía cạnh liên quan đến Quốc hội như địa vị pháp lý, cách thức thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động đều được Hiến pháp năm 2013 quy định. Về địa vị pháp lý, Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội là cơ quan

đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 69). Tính “cao nhất” trong địa vị pháp lý của

Quốc hội được lý giải bởi đây là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Tuy nhiên, vị trí “cao nhất” này cần được hình dung trong một tổng thể bộ máy nhà nước được được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “quyền lực

nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2).

Theo đó, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương khơng cịn được xem là cơ quan phái sinh của Quốc hội theo đúng nghĩa và không phải được thành lập ra để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. CP được lập ra để thực hiện quyền hành pháp và TA được lập ra để thực hiện quyền tư pháp. Quốc hội cùng với CP và TA là ba bộ phận độc lập tương đối trong cơ chế “phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Về cách thức thành lập,

Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra (Điều 27) với quyền bầu cử và ứng cử được mở rộng, dành cho mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên (Điều 27).

Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 trao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng, có thể phân theo các lĩnh vực sau: lĩnh vực lập hiến và lập pháp, lĩnh vực thành lập ra các cơ quan nhà nước khác, lĩnh vực giám sát và lĩnh vực quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội vẫn là một viện, trong đó gồm các cơ quan: UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban (Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời). UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội (khoản 1 Điều 73), gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (khoản 2 Điều 73). Với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, UBTVQH có vai trị tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động của Quốc hội thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp. Về hình thức hoạt động, kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của Quốc hội, cũng là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của các ĐBQH. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ, nếu CTN, UBTVQH, Thủ tướng hoặc ít nhất 1/3 tổng số ĐBQH yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường (khoản 2 Điều 83). Một điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 là Quốc hội phải họp cơng khai, trừ trường hợp cần thiết họp kín (khoản 1 Điều 83), điều này đảm bảo hoạt động của Quốc hội minh bạch, người dân và báo chí có thể nắm bắt kịp thời, chính xác và giám sát được. Ngồi ra, hoạt động của Quốc hội cịn được thực hiện thông qua hoạt động của UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban và ĐBQH. Đây cũng là các hình thức hoạt động quan trọng của Quốc hội, giúp chuẩn bị chu đáo cho kỳ họp, góp phần vào hiệu quả của kỳ họp.

Thứ hai, về yêu cầu Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp nhằm bảo đảm

chính quyền được điều chỉnh bởi pháp luật đồng thời tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Khoản 1 Điều 70 Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội có quyền “làm Hiến

pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”. Với vị trí là cơ quan đại biểu cao

nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chỉ Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật. Về quy trình lập hiến, Hiến pháp năm 2013 có bổ sung thêm quy định “việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do

Quốc hội quyết định” (khoản 4 Điều 120). Như vậy, Quốc hội khơng là cơ quan duy nhất

có quyền lập hiến như trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, quyết định của Quốc hội về việc sửa đổi Hiến pháp hồn tồn có thể bị đảo ngược bởi nhân dân thông qua trưng cầu ý dân.

Quốc hội, thơng qua hoạt động lập pháp của mình, đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tính hợp pháp của chính quyền và tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 trao cho Quốc hội quyền ban hành luật quy định cụ thể các vấn đề chỉ mới được quy định một các tổng quát trong Hiến pháp liên quan đến tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước như số thành viên UBTVQH (khoản 3 Điều 73), giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt trong trường hợp có chiến tranh (khoản 2 Điều 89), cơ cấu, số lượng thành viên CP (khoản 1 Điều 95)… Hiến pháp cũng trao cho Quốc hội quyền ban hành luật nhằm công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (khoản 1 Điều 14). Cụ thể, Quốc hội có quyền ban hành luật để quy định cụ thể về quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 23), quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25), quyền bầu cử và quyền ứng cử (Điều 27), quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự (khoản 2 Điều 30), quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế (khoản 2 Điều 32)…

Thứ ba, về yêu cầu Quốc hội phải khẳng định chủ quyền nhân dân

Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước ở trung ương vì có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm CTN, Phó CTN, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ

quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của CP, Thẩm phán TAND tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia (khoản 7 Điều 70), quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của CP (khoản 9 Điều 70). Kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội chỉ bầu Thủ tướng, cịn các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP do Thủ tướng lựa chọn, rồi đề nghị trình Quốc hội xem xét phê chuẩn.

Thứ tư, về yêu cầu Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân

theo pháp luật của các cơ quan nhà nước

Khoản 2 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội “thực hiện quyền giám

sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”. Theo nhiệm vụ,

quyền hạn của mình, hoạt động giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội có thể do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: CP, HĐND, VKSND… Nhưng sự giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, điều này cũng xuất phát từ địa vị pháp lý của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội thành lập như CTN, CP, TAND tối cao, VKSND tối cao và Kiểm toán nhà nước đều chịu sự giám sát của Quốc hội và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình thơng qua các hình thức như xét báo cáo cơng tác của cơ quan do Quốc hội thành lập (khoản 2 Điều 70), bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70), hoạt động chất vấn của các ĐBQH (khoản 1 Điều 80), các phiên giải trình tại HĐDT và các Ủy ban (khoản 1 Điều 77). Ngồi ra, Quốc hội cịn có quyền bãi bỏ văn bản của các cơ quan nhà nước khác trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (khoản 10 Điều 70).

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)