Quốc hội phải khẳng định chủ quyền nhân dân

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 31)

1.2. Những yêu cầu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền

1.2.3. Quốc hội phải khẳng định chủ quyền nhân dân

Ngay từ thời cổ đại ở Hy Lạp, nhà chính trị vĩ đại Solon (638 – 559 TCN) đã vượt lên trên thời đại mà ông đang sống để cho rằng quyền lực nhà nước không ở đâu xa lạ, mà chính được bắt nguồn từ những cá nhân sống trong cộng đồng. Nhưng những cá nhân này không thể trực tiếp giải quyết được tất cả mọi công việc được gọi là “nhà nước” nên họ phải bầu ra những người đại diện để đứng ra giải quyết những cơng việc này. Theo John Locke (1632 – 1704) thì quyền lực nhà nước có bản chất là thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy nhiệm nên nhà nước phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do và quyền sở hữu do lao động đem lại như là bảo đảm quyền tự nhiên của mỗi cơng dân tự do. Ơng viết:

“Để có thể bảo vệ được cuộc sống an toàn, bảo vệ được các quyền và tự do của con người, Nhà nước khơng thể là gì khác ngồi một sự tự nguyện hợp nhất của mọi người vào một cộng đồng chính trị thống nhất, một sự hợp nhất được hình thành và hoạt động khơng thể trên cái gì khác ngồi sự đồng thuận và chỉ thông qua đồng thuận”31. Ngày nay, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân hay nhà nước phải nhận quyền lực từ nhân dân.

Hơn bất kỳ cơ quan nào khác, Quốc hội thể hiện một cách rõ ràng nhất và đầy đủ nhất sự đồng thuận của nhân dân đối với chính quyền và do đó tạo cơ sở cho tính hợp pháp của chính quyền. Bởi vì trong mọi hình thức chính thể, thơng thường Quốc hội là cơ quan nhà nước, thậm chí cơ quan nhà nước duy nhất đối với hình thức chính thể đại nghị và hình thức chính thể cộng hịa xô viết, do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Thông qua bầu cử, nhân dân cả nước đã ủy thác quyền lực của mình cho Quốc hội và vì vậy, Quốc hội trở thành một phương tiện để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Nhân

30 https://thanhnien.vn/toi-viet/chao-buoi-sang/ngan-chan-su-tha-hoa-504345.html (truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2020).

31 John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, người dịch: Lê Tuấn Huy, NXB Tri Thức, Hà Nội, tr 19 – 20.

dân thành lập ra Quốc hội, đến lượt mình Quốc hội thay mặt nhân dân thành lập ra các

Một phần của tài liệu Yêu cầu đối với quốc hội trong nhà nước pháp quyền (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)