1.2. Những yêu cầu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền
1.2.4. Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân theo pháp luật của
luôn hoạt động đúng ý nguyện của nhân dân. Như vậy, mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều nhận quyền lực từ nhân dân, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, có thể nói rằng sự hiện diện của Quốc hội khẳng định nguồn gốc quyền lực nhà nước từ nhân dân và phủ nhận quan điểm thần quyền giải thích quyền lực nhà nước từ những lực lượng siêu nhiên như Thượng đế hay Chúa trời.
Trong hình thức chính thể đại nghị, Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra, sau đó Quốc hội thành lập ra CP, TA và giám sát hoạt động của các cơ quan này, riêng Quốc hội ở các nước cộng hịa đại nghị cịn có quyền thành lập ra người đứng đầu nhà nước. Tương tự, Quốc hội các nước cộng hịa lưỡng tính khơng những tham gia thành lập CP mà cịn tham gia thành lập cơ quan tư pháp. Ở các nước theo hình thức chính thể cộng hịa tổng thống, Quốc hội cũng có vai trị quan trọng trong việc thành lập nên hai nhánh quyền lực kia mặc dù quan niệm là ba nhánh quyền lực độc lập, ngang hàng và không một nhánh quyền lực nào được đứng trên một nhánh quyền lực khác. Đối với hình thức chính thể cộng hịa xơ viết, do thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và tham gia một cách tích cực vào việc thành lập các cơ quan nhà nước khác. Quốc hội trong hình thức chính thể này là cơ sở của hệ thống các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra, sau đó thay mặt nhân dân cả nước thành lập nên các cơ quan nhà nước khác giải thích rằng quyền lực của Quốc hội cũng như của các cơ quan nhà nước khác – quyền lực của cả hệ thống nhà nước – đều xuất phát từ nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân. Điều này đảm bảo yêu cầu của nhà nước pháp quyền về sự đồng thuận của nhân dân đối với nhà nước. Đây cũng là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với Quốc hội trong nhà nước pháp quyền.
1.2.4. Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước các cơ quan nhà nước
Đặc trưng quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và chính bản thân nhà nước cũng phải bị quản lý bởi pháp luật. Tuy nhiên, khơng có gì chắc chắn rằng các cơ quan nhà nước sẽ tuân thủ pháp luật một cách tự giác và nghiêm túc khi mà khơng có ai giám sát. Vì vậy, trong nhà nước pháp quyền, cần thiết có một cơ quan thực hiện quyền giám sát đối với việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước còn lại và cơ quan được giao cho nhiệm vụ này chính là Quốc hội. Ngay
từ thời cách mạng tư sản, trong tác phẩm nổi tiếng “Chính thể đại diện”, nhà triết học người Anh John Stuart Mill (1806 – 1873) đã nhận định về sự cần thiết của hoạt động giám sát do Quốc hội thực hiện như sau: “Thay cho chức năng cai trị khơng thích hợp,
chức năng đích thực Quốc hội là giám sát và kiểm sốt Chính phủ, soi lên ánh sáng công khai các hành vi cai trị, buộc Chính phủ phải giải trình, khi bất cứ ai đó thấy chúng đáng nghi ngờ, đáng lên án, và cảnh báo những thành viên Chính phủ lạm dụng sự tín nhiệm trong các cơng việc được giao hay thực hiện xung đột với lợi ích quốc gia, thì phải đuổi họ ra khỏi nhiệm sở và bổ nhiệm những người kế nhiệm. Rõ ràng đây là quyền lực dư dật và đủ an toàn cho một nền an ninh tự do của quốc gia”32. Như vậy, quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước khác của Quốc hội là cần thiết và đã được khẳng định từ rất lâu, điều này được lý giải bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền, nếu nhà nước có quyền dùng pháp luật để
quản lý xã hội thì ở chiều ngược lại, nhân dân cũng có quyền sử dụng chủ quyền của mình để quản lý nhà nhà nước sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phù hợp với ý chí của nhân dân. Biểu hiện rõ ràng nhất cho quyền này là việc nhân dân có quyền quản lý nhà nước và trói buộc quyền lực nhà nước bằng pháp luật vì pháp luật trong nhà nước pháp quyền thực chất là là ý chí của nhân dân được thể chế hóa. Nhân dân quản lý nhà nước bằng pháp luật thì tất nhiên cũng phải có quyền kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của các hành vi và quyết định của các cơ quan và quan chức nhà nước. Như vậy, trong nhà nước pháp quyền, chủ thể đầu tiên có quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan và quan chức nhà nước phải là nhân dân. Tuy nhiên, việc thực thi quyền nhà nước vốn dĩ rất phức tạp và không phải mọi người dân đều có thời gian, trình độ chun mơn và sự tích cực để có thể tự mình kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, Quốc hội, với tư cách là cơ quan được nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra, gồm những đại biểu đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định, sẽ thay mặt nhân dân cả nước giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, sở dĩ Quốc hội có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác là do Quốc hội được nhân dân cả nước ủy quyền hay Quốc hội thực hiện quyền này trong vai trò là đại diện cho nhân dân cả nước.
Thứ hai, Quốc hội có quyền lập pháp thì cũng phải có quyền giám sát việc tn
thủ các đạo luật do mình ban hành để đảm bảo chúng được thực thi hành đúng đắn trên
32 John Stuart Mill (2007), Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.171-172.
thực tế, nếu khơng thì quyền lập pháp khơng cịn ý nghĩa. Thông qua hoạt động giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác, Quốc hội đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền.
Thứ ba, một khi Quốc hội đã có quyền làm luật thì Quốc hội phải biết được kết
quả thi hành của các đạo luật nhằm điều chỉnh lại hoạt động lập pháp của mình trong tương lai. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, CP là cơ quan nắm quyền hành pháp, có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức thi hành các văn bản luật của Quốc hội nên Quốc hội giám sát việc thi hành luật thực chất là chủ yếu giám sát hoạt động của CP.
Thứ tư, “sau nhiều năm thực hiện sự phân quyền của Hiến pháp, người ta nhận ra rằng, trong quá trình thực thi pháp luật, quản lý nhà nước theo quy định của lập pháp, Chính phủ - hành pháp khơng thể thực thi quyền hành pháp mà lại không can thiệp sang các lĩnh vực lập pháp. Chính phủ - hành pháp dần dần có quyền can thiệp sang các lĩnh vực hoạt động của lập pháp, như việc gợi ý cho chương trình lập pháp của Quốc hội và ban hành các văn bản dưới luật của hành pháp để thực thi các đạo luật. Với phạm vi quyền lực của nhánh hành pháp như vậy, Quốc hội cũng có sự can thiệp ngược lại để tạo ra một sự cân bằng cần có trong cơ cấu tổ chức nhà nước dân chủ”33.
Vì những lẽ đó, nên “nếu Quốc hội từ bỏ trách nhiệm giám sát thì có thể dẫn đến
hai kết quả. Các cơ quan, các bộ, có thể cứ làm tới mà khơng bị giám sát; hoặc ai đó có thể nắm dây cương mà Quốc hội đã thả lỏng. Điều thứ hai xảy ra, nghĩa là nhân viên Tổng thống đã ngồi vào tay lái”34. Ngày nay, dù nhà nước được tổ chức theo mơ hình chính thể đại nghị, chính thể cộng hịa tổng thống hay chính thể cộng hòa hỗn hợp, Quốc hội ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, nhất là CP. Có thể nói, giám sát đã dần trở thành một chức năng chính và phổ biến của Quốc hội các nước trên thế giới, thậm chí ngày càng có xu hướng lấn át
cả chức năng lập pháp35. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, chức năng
giám sát của Quốc hội phải ngày càng được nâng cao như một tiêu chí đánh giá. Bởi vì chức năng này thể hiện yêu cầu của nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát bằng các quy định của pháp luật mà trước hết là các quy định của Hiến pháp. Đối tượng giám sát của Quốc hội thường là nhánh quyền lực hành pháp. Thông thường, giám sát của Quốc hội tập trung vào việc liệu một hành vi hay quyết định của
33 Nguyễn Đăng Dung (2010), “Chức năng giám sát của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 22, tr.6 – 7.
34 Ann Seidman, Robert Seidman và Nailin Abeysekere (2003), Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ (Sổ
tay cho nhà soạn thảo luật), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 57 – 58.
35 Văn phòng Quốc hội và Viện Chính sách cơng và pháp luật (2015), Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở
CP, của một bộ hoặc một chức danh nào đó có phù hợp với Hiến pháp, pháp luật hay khơng, hoặc liệu một cơng dân nào đó có được đối xử một cách đúng đắn hay khơng. Ngồi ra, đối tượng của hoạt động giám sát của Quốc hội có thể bao gồm cả nguyên thủ quốc gia, nhánh quyền lực tư pháp, chính quyền địa phương, quân đội, thậm chí có thể là hoạt động của các tập đồn nhà nước hoặc tư nhân nếu chúng thực hiện những chức
năng công cộng36. Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thơng qua rất nhiều hình
thức khác nhau như: nghe báo cáo của CP và các thành viên của CP, chất vấn các chức danh nhà nước về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách và các đề xướng chính sách, tiến hành điều trần tại các ủy ban hay chấp thuận chỉ định người vào TA, các bộ... tùy thuộc vào hình thức chính thể của mỗi nước.