5.1.1 .Những mặt đạt được
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐƠNG – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ-PGD PHƯỚC THỚI
5.2.1 Đối với hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn phải đặt hàng đầu.
Ngân hàng cần tập trung huy động vốn bằng cách áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn, ít thay đổi lãi suất. Ngân hàng nên áp dụng nhiều chương trình huy động hơn nữa để tăng tiền gửi từ khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới từ đó huy động được những món tiền lớn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân.
Cần mở rộng quan hệ khách hàng hơn nữa.
Cần tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó đưa ra những chính sách, hình thức huy động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn hoạt động. Chẳng hạn, thời gian vừa qua trên địa bàn Quận Ơ Mơn người dân địa phương nhận được tiền bồi thường giải phóng mặt bằng rất nhiều, lượng tiền mặt rất lớn nên PGD cần cử CB xuống tận nhà dân để huy động, nếu người họ sợ nguy hiểm khi vận chuyển tiền đến Ngân hàng để gửi thì PGD cần điều xe chuyên chở đến để họ yên tâm gửi tiền hơn.
Ngân hàng cần linh hoạt lãi suất huy động ngoại tệ.
Hiện tại, vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng còn thấp, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó cần gia tăng tuyên truyền, quảng cáo các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đến đông đảo người dân.
Cần tăng số lượng máy ATM cũng như địa điểm đặt máy ATM hơn nữa.
Số lượng máy ATM của hệ thống Ngân hàng Phương Đông – CN Tây Đô – PGD Phước Thới còn rất hạn chế, hiện tại PGD Phước Thới chưa có máy ATM nào gây khó khăn cho việc thanh tốn, chuyển tiền từ đó hạn chế một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn như công nhân viên, học sinh, sinh viên,…những đối tượng thường xuyên cần phải chuyển tiền,thanh toán tiền lương nội bộ.
Cho nên, sắp tới cần lắp đặt thêm máy ATM tại phịng giao dịch Phước Thới (ít nhất là một máy ATM) để tạo điều kiện giao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng huy động thêm được một lượng tiền từ lượng khách hàng tiềm năng này.
Cần mạnh dạn đổi mới máy móc thiết bị đã củ bằng những sản phẩm mới, hiện đại cho PGD nhằm tăng hiệu quả trong cơng việc, và quan trọng hơn nữa là có được niềm tin từ phía khách hàng.
Hình ảnh đầu tiên khiến cho khách hàng “ngại” giao dịch với Ngân hàng là cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Ngược lại, với cơ sở vật chất, máy móc hiện đại cộng với sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ cán bộ ở PGD Phước Thới sẽ làm khách hàng tin tưởng và sẳn sang gửi tiền của mình cho Ngân hàng.
Tăng cường cơng tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh tạo thương hiệu riêng cho mình.
Để hoạt động cho vay đến với phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn, ngân hàng cần có chiến lược Marketing bằng hình thức quảng cáo trên các báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng. Trong chiến lược Marketing khâu đóng vai trị quan trọng là nghệ thuật giao tiếp của cán bộ tín dụng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và nhìn nhận của khách hàng. Vì vậy, cần phải lựa chọn đội ngũ tiếp thị vừa có ngoại hình tốt, vừa có khả năng ăn nói, am tường nghiệp vụ kỹ thuật. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích thơng tin về phía khách hàng giúp cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó, đa dạng các hình thức huy động là một điều cần thiết một mặt tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, mặt khác sẽ góp phần năng cao lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn từng bước tạo thương hiệu riêng cho Ngân hàng.
5.2.2. Đối với hoạt động sử dụng vốn
5.2.2.1. Đối với hoạt động cho vay
Để doanh số cho vay trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác, PGD Phước Thới cần đưa ra các biện pháp sau đây:
Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng.
Thực tế cho thấy địa bàn hoạt động của PGD rất rộng, trong khi đó cán bộ của ngân hàng cịn ít dẫn đến tình trạng q tải cơng việc cho cán bộ tín dụng, việc thu hồi nợ cũng bị hạn chế hơn.
Rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Đồng thời với việc tăng thêm cán bộ tín dụng thì cần rút ngắn thời gian hơn trong công tác làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng, cần hiểu là khách hàng vay tiền nhằm sản xuất kinh doanh cho kịp mùa vụ hoặc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp nên nếu thời gian thẩm định, chờ phê duyệt của Hội Sở (đối với các khoản vay lớn) tốn rất nhiều thời gian gây khó khăn cho khách hàng rất nhiều.
Phân tán rủi ro tín dụng bằng đa dạng quá các khoản đầu tư cho vay, không tập trung vào một lĩnh vực cũng như một nhóm khách hàng.
Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng
Cơng tác thẩm định sẽ mang lại hiệu quả cao nếu cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiêm, kiến thức chun môn. Tuy nhiên kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đặt lên hàng đầu (hiện tại các Ngân hàng tuyển dụng hay quan trọng kinh nghiệm) mà cần tiếp tục học tập trau dồi kiến thức, điều này không chỉ nâng cao trình độ mà quan trọng là góp phần nâng cao hiệu quả cho vay, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Theo sát định hướng kinh tế tại địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thị phần phù hợp để thu hút khách hàng, cũng cố, mở rộng và tìm kiếm thị trường cũng như khách hàng tiềm năng.
Có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong q trình quản lý và thu hồi nợ để hạn chế rủi ro tín dụng.
5.2.2.2. Đối với công tác thu nợ
Để tăng cường hiệu quả của công tác thu nợ, ngân hàng nên thực hiện các giải pháp sau
Linh hoạt hơn trong công tác thu hồi nợ
Cần đặt khách hàng vào thế chủ động trong việc trả nợ. Do khách hàng chủ yếu của PGD Phước Thới chủ yếu là những hộ nông dân, kiến thức hạn hẹp nên họ thường không chú ý những điều khoản ghi trên Hợp đồng tín dụng như: Thời gian đóng lãi, thời gian trả gốc…nên đến khi đã q hạn thì Cán Bộ tín dụng gọi điện nhắc nhở, đa số không phải họ không muốn trả mà đa phần là do họ khơng nhớ. Vì thế, trong thời gian tới đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, ngân hàng nên gửi giấy báo trước 10 ngày để khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ.
Tiếp tục cử cán bộ xuống từng xã, ấp để đôn đốc, nhắc nhở, thu hồi nợ cũng như giữ mối liên lạc với khách hàng.
Bên cạnh việc đòi nợ, Ngân hàng cần tổ chức những buổi tiệc nhỏ nhằm tuyên dương, khen thưởng cho những khách hàng uy tín, trả nợ đúng hạn, có quan hệ lâu đời với PGD một mặt làm tăng uy tín cho những khách hàng đó, mặt khác cũng tạo cảm giác gần gủi hơn với khách hàng.
Mở rộng mạng lưới giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ xuống các quận, huyện như quận Cái Răng, huyện Phụng Hiệp,…
Hiện nay hoạt động thương mại tại các địa phương này phát triển rất manh mẽ, nhu cầu thanh toán rất cao. Việc mở rộng mạng lưới sẽ làm q trình thu nợ diễn ra nhanh chóng hơn, giảm chi phí cho cả khách hàng và Ngân hàng.
5.2.2.3. Giải pháp về nợ quá hạn, nợ xấu
Hiện nay, phịng tín dụng tại PGD Phước Thới nên thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn như sau:
Lập danh sách theo dõi riêng các khách hàng có nợ quá hạn và tiến hành phân loại, đánh giá hiện trạng từng hồ sơ theo các tiêu chí
- Hồ sơ vay có tài sản đảm bảo hay vay tín chấp?
- Tài sản đảm bảo là gì, hiện trạng và giá trị tài sản ra sao?
- Tình hình tài chính và trả nợ của khách hàng trong thời gian qua?
- Đánh giá tình hình khách hàng ở đâu, làm gì, có thiện chí trả nợ hay khơng muốn trả?
Tiến hành xử lí từng hồ sơ theo nhóm nợ
Nhóm nợ có tài sản đảm bảo:
- Các khoản nợ q hạn khó địi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lí ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lí đến nơi đến chốn.
- Các khoản nợ có khả năng trả nợ một phần thì động viên khách hàng bán một phần tài sản đảm bảo để thanh toán và sẽ được xem xét giảm một phần lãi quá hạn.
Nhóm nợ khơng có tài sản đảm bảo:
- Tiến hành làm việc nghiêm túc đối với các bên kí hợp đồng liên kết nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm trong hợp đồng đã ký, có thể đề nghị cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị liên kết hỗ trợ.
- Tăng cường thu bằng mọi biện pháp nhất là chế độ giảm lãi đối với khách hàng thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ tốt trong các thời kì trước
- Các khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chay ỳ nhiều lần thì lập thủ tục khởi kiện, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương.
- Các khoản nợ đã đưa ra cơ quan pháp luật xử lí thì cần thường xun theo dõi, đốc thúc giải quyết để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, có thể hỗ trợ một phần chi phí cho các cơ quan pháp luật trong q trình xử lí.
Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên khơng thể trả nợ cho ngân hàng vì thời hạn cho vay của ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.
Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.
Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt cơng tác theo dõi khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về
khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng khơng có uy tín.