PGD PHƯỚC THỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nợ xấu (Triệu đồng) 1.085 1.151 1.253
Tổng dư nợ (Triệu đồng) 64.986 69.319 74.277
Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,67 1,66 1,69
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)
- Năm 2008 với doanh số cho vay của ngân hàng gia tăng với tỉ lệ gần 50% nên nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,67%
- Năm 2009 nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,66%, - Sang năm 2010 nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,69%
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD Phước Thới có tăng nhẹ qua các năm nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của ngân hàng Nhà nước (<3%) và cho thấy tình hình hoạt động tín dụng diễn biến tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, cán
bộ tín dụng cần phải cố gắng phát huy nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình hình nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong những năm tới.
4.7.4. Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình ln chuyển vốn của Ngân hàng trong một kỳ nhất định ( kỳ được xác đinh ở đây là 1 năm ). Trong một kỳ, số vòng quay càng nhiều càng tốt và sẽ đem lại lợi nhuận càng cao cho Ngân hàng.
Bảng 19: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA PGD PHƯỚC THỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 210.432 237.651 265.231
Dư nợ đầu kỳ (Triệu đồng) 64.506 64.986 69.319
Dư nợ cuối kỳ (Triệu đồng) 64.986 69.319 74.277
Dư nợ bình quân (Triệu đồng) 64.746 67.153 71.798
Vịng quay vốn tín dụng (Vịng) 3,25 3,54 3,69
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)
Nhìn chung, ta thấy vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn của PGD Phước Thới qua các năm là khá cao, số vòng quay đều lớn hơn 3 vòng/năm. Cụ thể: năm 2008 vịng quay vốn tín dụng là 3,25 vịng, sang năm 2009 số vòng quay là 3,54 vòng (tăng 0,29 vòng), năm 2010 vịng quay vốn tín dụng là 3,69 vịng. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn bình quân đều tăng qua các năm.
Với kết quả trên, cho thấy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua các năm, có được kết quả này một phần do bản chất của khoản tín dụng là ngắn hạn nên giúp vòng quay đồng vốn được nhanh hơn và hạn chế được rủi ro.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của PGD Phước Thới, ta thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt kết quả khá tốt, chính điều này đã khẳng định hơn nữa hướng đi đúng đắn của Ngân hàng trong việc lựa chọn hướng đầu tư ngắn hạn trong 3 năm qua.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ –
PGD PHƯỚC THỚI
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Mặc dù tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động trong những năm vừa qua cịn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và chịu nhiều biến động về kinh tế – xã hội trong nước và khu vực, thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, giá cả nhiều mặt hàng nơng, thuỷ sản có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động, đặc biệt là nông dân, nhưng Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tây Đô – PGD Phước Thới đã từng bước khẳng định và thể hiện vai trị quan trọng của mình trong lĩnh vực tài chính tín dụng trên địa bàn. Cùng các NHTM trong tỉnh, Ngân hàng TMCP Phương Đông - CN Tây Đô đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch nền kinh tế. Đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo sự chỉ đạo của Chính Phủ như cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản, cho vay mua xe tải,... nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện, nâng cao đời sống sinh, góp phần đưa nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển. Đồng thời, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của người dân địa phương, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng các ngành các cấp thực hiện chủ trương xố đói giảm nghèo ở địa phương.
Về tình hình cho vay từ năm 2008 đến năm 2010 dư nợ tín dụng ln khơng ngừng gia tăng, trong đó dư nợ TD Ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Trong điều kiện nhiều Bộ Luật và văn bản dưới luật được ban hành mặc dù thiếu đồng bộ và việc hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa được kịp thời, trong đó kể cả các văn bản hướng dẫn của ngân hàng cấp trên, nhưng PGD đã tập trung trí tuệ của tập thể để nghiên cứu hướng dẫn tổ chức thực hiện tại đơn vị đảm bảo đúng quy định pháp luật và đạt hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại PGD Phước Thới và qua phân tích số liệu do Ngân hàng cung cấp cộng với những thông tin do cán bộ ở PGD cung cấp, người viết rút ra được một số ý như sau:
5.1.1. Những mặt đạt được
Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng vẫn giữ được thị phần, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới.
Chất lượng tín dụng ln được Ngân hàng quan tâm. Các chỉ tiêu như doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ, có chiều hướng gia tăng qua các năm
Trình độ chun mơn của CBNV ở PGD Phước Thới ngày càng được nâng cao, ln có những khoá học nâng cao nghiệp vụ của CB và tạo điều kiện thuận lợi cho CBNV học tập.
Cơ bản nắm vững công nghệ hiện đại T24 trong Ngân hàng, góp phần làm tăng tính chun nghiệp, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý.
Những năm gần đây Ngân hàng phát triển mạnh trong lĩnh vực cho vay trả góp mua ơ tơ, tạo thế mạnh riêng cho mình nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Ngân hàng thường xuyên có những hoạt động từ thiện, hoạt động có ích cho cộng đồng và từ đó đưa Ngân hàng đến gần gũi người dân hơn. Những hoạt động trên cũng góp phần giới thiệu hình ảnh Ngân hàng đến đơng đảo mọi người, nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoạt động cho vay của OCB
Nhờ vậy, những năm vừa qua PGD Phước Thới đã dần giành được thị phần, khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng, năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn ngày càng tăng. Bên cạnh đó nước ta đã gia nhập WTO là cơ hội thuận lợi để phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nhiều doanh nghiệp cần vốn để mở rộng sản xuất, gia tăng nguồn vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
5.1.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Ngân hàng vẫn còn một số mặt chưa đạt được, tồn tại những hạn chế như:
Nợ xấu vẫn tăng lên qua các năm tuy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có giảm.
Doanh số thu nợ tăng nhưng hệ số thu nợ lại giảm qua các năm, cho thấy công tác thu nợ chưa thật sự hiệu quả.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn chưa rộng làm hạn chế khả năng huy động vốn, hạn chế hoạt động cho vay.
Số lượng máy ATM cịn q ít (TP. Cần Thơ hiện chỉ có 28 máy ATM)
Công tác Marketing của Ngân hàng còn hạn chế nên việc quảng bá thương hiệu cũng như việc giới thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống máy móc, thiết bị tại PGD đã lỗi thời làm cho việc giao dịch của các giao dịch viên gặp nhiều khó khăn, khách hàng phải chờ đợi lâu.
Vốn huy động bằng ngoại tệ chưa cao nên cơng tác thanh tốn bằng ngoại tệ chưa mạnh.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐƠNG – CHI NHÁNH TÂY TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ-PGD PHƯỚC THỚI
5.2.1 Đối với hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn phải đặt hàng đầu.
Ngân hàng cần tập trung huy động vốn bằng cách áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn, ít thay đổi lãi suất. Ngân hàng nên áp dụng nhiều chương trình huy động hơn nữa để tăng tiền gửi từ khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới từ đó huy động được những món tiền lớn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân.
Cần mở rộng quan hệ khách hàng hơn nữa.
Cần tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó đưa ra những chính sách, hình thức huy động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn hoạt động. Chẳng hạn, thời gian vừa qua trên địa bàn Quận Ơ Mơn người dân địa phương nhận được tiền bồi thường giải phóng mặt bằng rất nhiều, lượng tiền mặt rất lớn nên PGD cần cử CB xuống tận nhà dân để huy động, nếu người họ sợ nguy hiểm khi vận chuyển tiền đến Ngân hàng để gửi thì PGD cần điều xe chuyên chở đến để họ yên tâm gửi tiền hơn.
Ngân hàng cần linh hoạt lãi suất huy động ngoại tệ.
Hiện tại, vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng còn thấp, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó cần gia tăng tuyên truyền, quảng cáo các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đến đơng đảo người dân.
Cần tăng số lượng máy ATM cũng như địa điểm đặt máy ATM hơn nữa.
Số lượng máy ATM của hệ thống Ngân hàng Phương Đông – CN Tây Đơ – PGD Phước Thới cịn rất hạn chế, hiện tại PGD Phước Thới chưa có máy ATM nào gây khó khăn cho việc thanh tốn, chuyển tiền từ đó hạn chế một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn như công nhân viên, học sinh, sinh viên,…những đối tượng thường xuyên cần phải chuyển tiền,thanh toán tiền lương nội bộ.
Cho nên, sắp tới cần lắp đặt thêm máy ATM tại phịng giao dịch Phước Thới (ít nhất là một máy ATM) để tạo điều kiện giao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng huy động thêm được một lượng tiền từ lượng khách hàng tiềm năng này.
Cần mạnh dạn đổi mới máy móc thiết bị đã củ bằng những sản phẩm mới, hiện đại cho PGD nhằm tăng hiệu quả trong công việc, và quan trọng hơn nữa là có được niềm tin từ phía khách hàng.
Hình ảnh đầu tiên khiến cho khách hàng “ngại” giao dịch với Ngân hàng là cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Ngược lại, với cơ sở vật chất, máy móc hiện đại cộng với sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ cán bộ ở PGD Phước Thới sẽ làm khách hàng tin tưởng và sẳn sang gửi tiền của mình cho Ngân hàng.
Tăng cường cơng tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh tạo thương hiệu riêng cho mình.
Để hoạt động cho vay đến với phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn, ngân hàng cần có chiến lược Marketing bằng hình thức quảng cáo trên các báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng. Trong chiến lược Marketing khâu đóng vai trị quan trọng là nghệ thuật giao tiếp của cán bộ tín dụng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và nhìn nhận của khách hàng. Vì vậy, cần phải lựa chọn đội ngũ tiếp thị vừa có ngoại hình tốt, vừa có khả năng ăn nói, am tường nghiệp vụ kỹ thuật. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích thơng tin về phía khách hàng giúp cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó, đa dạng các hình thức huy động là một điều cần thiết một mặt tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, mặt khác sẽ góp phần năng cao lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn từng bước tạo thương hiệu riêng cho Ngân hàng.
5.2.2. Đối với hoạt động sử dụng vốn
5.2.2.1. Đối với hoạt động cho vay
Để doanh số cho vay trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác, PGD Phước Thới cần đưa ra các biện pháp sau đây:
Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng.
Thực tế cho thấy địa bàn hoạt động của PGD rất rộng, trong khi đó cán bộ của ngân hàng cịn ít dẫn đến tình trạng q tải cơng việc cho cán bộ tín dụng, việc thu hồi nợ cũng bị hạn chế hơn.
Rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Đồng thời với việc tăng thêm cán bộ tín dụng thì cần rút ngắn thời gian hơn trong công tác làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng, cần hiểu là khách hàng vay tiền nhằm sản xuất kinh doanh cho kịp mùa vụ hoặc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp nên nếu thời gian thẩm định, chờ phê duyệt của Hội Sở (đối với các khoản vay lớn) tốn rất nhiều thời gian gây khó khăn cho khách hàng rất nhiều.
Phân tán rủi ro tín dụng bằng đa dạng quá các khoản đầu tư cho vay, không tập trung vào một lĩnh vực cũng như một nhóm khách hàng.
Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng
Cơng tác thẩm định sẽ mang lại hiệu quả cao nếu cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiêm, kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đặt lên hàng đầu (hiện tại các Ngân hàng tuyển dụng hay quan trọng kinh nghiệm) mà cần tiếp tục học tập trau dồi kiến thức, điều này khơng chỉ nâng cao trình độ mà quan trọng là góp phần nâng cao hiệu quả cho vay, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Theo sát định hướng kinh tế tại địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thị phần phù hợp để thu hút khách hàng, cũng cố, mở rộng và tìm kiếm thị trường cũng như khách hàng tiềm năng.
Có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong quá trình quản lý và thu hồi nợ để hạn chế rủi ro tín dụng.
5.2.2.2. Đối với cơng tác thu nợ
Để tăng cường hiệu quả của công tác thu nợ, ngân hàng nên thực hiện các giải pháp sau
Linh hoạt hơn trong công tác thu hồi nợ
Cần đặt khách hàng vào thế chủ động trong việc trả nợ. Do khách hàng chủ yếu của PGD Phước Thới chủ yếu là những hộ nông dân, kiến thức hạn hẹp nên họ thường không chú ý những điều khoản ghi trên Hợp đồng tín dụng như: Thời gian đóng lãi, thời gian trả gốc…nên đến khi đã q hạn thì Cán Bộ tín dụng gọi điện nhắc nhở, đa số không phải họ không muốn trả mà đa phần là do họ khơng nhớ. Vì thế, trong thời gian tới đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, ngân hàng nên gửi giấy báo trước 10 ngày để khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ.
Tiếp tục cử cán bộ xuống từng xã, ấp để đôn đốc, nhắc nhở, thu hồi nợ cũng như giữ mối liên lạc với khách hàng.
Bên cạnh việc đòi nợ, Ngân hàng cần tổ chức những buổi tiệc nhỏ nhằm tuyên dương, khen thưởng cho những khách hàng uy tín, trả nợ đúng hạn, có quan hệ lâu đời với PGD một mặt làm tăng uy tín cho những khách hàng đó, mặt khác cũng tạo cảm giác gần gủi hơn với khách hàng.
Mở rộng mạng lưới giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ xuống các