Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông - chi nhánh tây đô - phòng giao dịch phước thới (Trang 66)

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mơ hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết được ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền luỹ kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

4.5.1. Dư nợ theo thời hạn

Qua bảng 9 ta thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung hạn và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 là 37.536 triệu đồng chiếm 57,76% trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng, năm 2009 chiếm 60,41%, ứng với 41.876 triệu đồng và năm 2010 chiếm 62,22% ứng với 46.217 triệu đồng. Trong khi đó dư nợ trung hạn có xu hướng giảm, cụ thể là: năm 2008 dư nợ trung hạn chiếm 42,24% ứng với số tiền là 27.450 triệu đồng, năm 2009 là 39,59% ứng với số tiền 27.443 triệu đồng, và sang năm 2010 là 37,78% ứng với 28.060 triệu đồng.

Điều này cho thấy cơng tác thu nợ ngắn hạn đối cịn gặp nhiều khó khăn hơn, ngun nhân chính là do tình hình kinh tế - xã hội, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh kéo dài nên việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng không cao. Mặt khác nhu cầu về vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó ngân hàng cũng khơng ngừng phát huy năng lực, nâng cao dư nợ tín dụng đối với các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa thể hiện sự quan tâm của ngân hàng cũng như các cấp ban ngành của chính quyền trong việc xố đói giảm nghèo ở vùng nông thôn cũng như thành thị nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn hướng đến công nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 52 - SVTH: Bùi Thuý

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 53 - SVTH: Bùi Thuý

Bảng 10: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bộ phận Tín dụng – PGD Phước Thới)

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 54 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh Chỉ tiêu

NĂM CHÊNH LỆCH

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền %

Dư nợ Ngắn hạn 37.537 57,76 41.876 60,41 46.217 62,22 4.340 11,56 4.341 10,37

Dư nợ Trung hạn 27.450 42,24 27.443 39,59 28.060 37,78 (7) (0,03) 617 2,25

Năm 2008 57,76% 42,24% Năm 2009 60,41% 39,59% Năm 2010 62,22% 37,78%

Dư nợ Ngắn hạn Dư nợ Trung hạn

Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM DỤNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM

4.4.2. Dư nợ theo đối tượng

Đồng nghĩa với doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cho vay khác (chủ yếu là cho vay để tiêu dùng, cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay mua ô tô, cho vay du học…) chiếm đa số trong doanh số cho vay thì doanh số thu nợ theo các đối tượng này cũng chiếm tỉ lệ lớn so với đối tượng còn lại là cho vay doanh nghiệp tư nhân, trong đó cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm doanh số cho vay lớn nhất, đây là đối tượng cho vay chủ lực của ngân hàng, đồng thời đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng trong những năm vừa qua.

Qua bảng số liệu (bảng 11) thì dư nợ qua ba năm có sự tăng lên: Năm 2008 tổng dư nợ là 64.986. Đến năm 2009 số dư nợ này lại tăng lên 69.319 triệu đồng tức là tăng 4.333 triệu tương đương tăng 6,67% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 tổng dư nợ là 74.277 triệu đồng, tăng 4.908 triệu đồng tương đương tăng 7,15% so với năm 2009.

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 55 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh

- Dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh: Qua bảng số liệu (bảng 11) ta

nhận thấy dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2008 dư nợ là 63.816 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,20% trong cơ cấu dư nợ. Đến năm 2009 dư nợ 68.148 triệu đồng chiếm 98,31% tăng 4.332 triệu tức là tăng 6,78% so với năm 2008. Sang năm 2010 là 73.056 triệu đồng chiếm 98,36% trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng, tăng 4.908 triệu đồng tương đương tăng 7,2% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng qua các năm là do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, chuyển diện tích đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả, hoang hóa sang sản xuất một vụ rau màu – một vụ lúa nên nhu cầu về vốn của các hộ dân phục vụ cho sản xuất tăng nên đã làm cho dư nợ tăng, đồng thời công tác thu hồi nợ cũng cịn gặp nhiều khó khăn cũng là ngun nhân khiến dư nợ tăng qua các năm. Dư nợ tăng cho thấy Ngân hàng hoạt động hiệu quả, tuy nhiên bên canh đó cần xem xét thu hồi những khoản nợ quá hạn đã góp phần làm dư nợ tăng.

- Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân: Dư nợ đối với đối tượng này chiếm

tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Qua bảng số liệu (bảng 11) ta thấy dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2008 là 292 triệu đồng chiếm 0,45% tổng dư nợ đến năm 2009 dư nợ là 312 triệu đồng với tỷ lệ bằng với năm 2008 tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng là 6,85% so với năm 2008 và năm 2010 có dư nợ là 342 triệu đồng tương ứng 0,56% và tăng 9,62% so với năm 2009. Tốc độ tăng dư nợ đối với DNTN khơng cao bởi vì khách hàng chính của ngân hàng là hộ sản xuất kinh doanh, những nguời nông dân cho nên những con số này là khơng đáng kể. Ngồi ra cịn một số ngun nhân là:

- Ngân hàng có ít khách hàng là đối tượng này.

- Trong những năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chưa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng là khối doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao. Mặc dù ngân hàng đã cố gắng giải ngân ngay khi có nguồn vốn nhưng thời gian là khá lâu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số cho vay khối doanh nghiệp không tăng cao trong thời gian qua

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 56 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 57 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh

Bảng 11: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG QUA 3 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Bộ phận Tín dụng – PGD Phước Thới)

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 58 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh Chỉ tiêu

NĂM CHÊNH LỆCH

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền %

Dư nợ hộ SXKD 63.816 98,20 68.148 98,31 73.056 98,36 4.333 6,79 4.908 7,2

Dư nợ DNTN 292 0,45 312 0,45 342 0,56 20 6,85 30 9,62

Dư nợ khác 878 1,35 859 1,24 879 1,18 (19) (2,16) 20 2,33

- Dư nợ cho vay khác: Tương tự như đối với doanh nghiệp tư nhân, tình

hình dư nợ cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Trong đó chủ yếu là dư nợ từ cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay tiêu dùng trung hạn. Cụ thể, năm 2008 là 878 triệu đồng chiếm 1,35%. Đến năm 2009 tình hình có nhiều biến chuyển tốt, tổng dư nợ cho vay khác là 859 triệu đồng chiếm 1,34% và giảm 19 triệu đồng tương ứng giảm 2,16% so với năm 2008. Năm 2010 có dư nợ cho vay khác là 879 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,18% và tương đương tăng 2,33% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ cho vay khác năm 2010 tăng là do: Xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hội, một số hộ sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu riêng (mua xe, sắm tivi,..) không chú tâm vào kinh doanh sản xuất để tăng thu nhập cho mình, từ đó góp phần tăng dư nợ. 63.816 292 878 68.148 312 859 73.056 342 879 0 20.000 40.000 60.000 80.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

ĐVT: Triệu đồng

Hộ SXKD DN Tư nhân Cho vay khác

Hình 10: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM

Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy được dư nợ theo các đối tượng qua các năm có sự tăng lên, trong đó dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng cao nhất, dư nợ đối với cho vay khác đứng vị trí thứ 2 và phần dư nợ cịn lại là của doanh nghiệp tư nhân. Dư nợ theo các đối tượng này có sự tăng lên bởi sự tăng lên trong doanh số cho vay của ngân hàng, trong đó đáng kể nhất là tình

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 59 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh

hình dư nợ của năm 2008, mặc dù doanh số cho vay tăng lên với tỉ lệ cao nhưng dư nợ tăng không cao, điều này cho thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng được đảm bảo tốt, sang những năm khác thì kết quả khơng được tốt như vậy, nguyên nhân là do trong thời gian này ngân hàng đã thiếu cán bộ tín dụng do điều chuyển cơng tác, do đó cơng việc của các cán bộ khác ngày càng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần tuyển thêm cán bộ tín dụng nếu các cán bộ tín dụng vẫn bị quá tải với công việc hiện tại do lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng.

4.5. PHÂN TÍCH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG

Khi đánh giá chất lượng tín dụng thơng thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu của Ngân hàng, nơi nào có nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng thấp, và ngược lại thì chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ bởi vì chất lượng tín dụng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, có phục vụ lợi ích của người dân hay khơng.

Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản.

4.6.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Đơng nói riêng. Do vị trí địa lý trên địa bàn hoạt động là một vùng đất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không tập trung nên việc thu hồi nợ của PGD Phước Thới cịn gặp khơng ít khó khăn. Mặc dù thời gian qua tập thể Cán bộ nhân viên Phịng Giao Dịch ln phấn đấu nhằm hạn chế tình trạng nợ tồn đọng, tuy vậy kết quả không khả quan. Bảng số liệu sau sẽ thể hiện tình hình nợ xấu của PGD Phước Thới qua 3 năm gần nhất:

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 60 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Bộ phận Tín dụng – PGD Phước Thới)

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Lam - 61 - SVTH: Bùi Thuý Nhanh Chỉ tiêu

NĂM CHÊNH LỆCH

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền %

Ngắn hạn 1.014 93,46 1.030 89,49 1.118 89,23 16 1,58 88 8,54

Trung hạn 71 6,54 121 10,51 135 10,77 50 70,42 14 11,57

Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu. Năm 2008 chiếm 93,46%, năm 2009 chiếm 89,49% và năm 2010 chiếm 89,23%. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn là do ngân hàng cho vay chủ yếu là những món vay ngắn hạn, có thời hạn 12 tháng trở xuống, đồng thời cắt giảm những khoản cho vay có thời hạn dài hơn để ưu tiên cho những khoản vay ngắn hạn với rủi ro thấp hơn đồng thời tốc độ quay của đồng vốn nhanh hơn, cho nên nợ xấu trung hạn trên tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ: năm 2008 chiếm 6,54%, năm 2009 chiếm 10,51% và năm 2010 chiếm 10,77% tổng nợ xấu. Những con số này cho thấy được cơ cấu tín dụng của ngân hàng, ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, trung hạn là thứ yếu, cho nên nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nợ trung hạn là điều đương nhiên.

Năm 2008 93,46% 6,54% Năm 2009 89,49% 10,51% Năm 2010 89,23% 10,77% Ngắn hạn Trung hạn

Hình 11: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM DỤNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM

- Nợ xấu ngắn hạn: Có xu hướng tăng về số lượng qua các năm, năm 2008

nợ quá hạn là 1.014 triệu đồng chiếm tỷ lệ 93,46%. Đến năm 2009 là 1.030 triệu đồng chiếm 89,49% và tăng 16 triệu đồng tức là tăng 1,58% so với năm 2008. Năm 2010 là 1.118 triệu đồng chiếm 89,23%. Nợ xấu ngắn hạn tăng qua các năm do sự biến động của giá cả thị trường (giá cả tăng giảm thất thường), dẫn đến nhiều hộ vay bị thua lỗ, làm ăn thất bại nên không đủ khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, do tư tưởng của một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài nợ để nhằm sử dụng vào mục đích khác vì thực tế mức lãi suất nợ của các nhóm nợ quá hạn và nợ xấu vẫn cịn thấp hơn lãi suất vay ngồi nên họ vẫn chấp nhận.

- Nợ xấu trung hạn: Nợ xấu trung hạn cũng có xu hướng tăng lên, năm 2008

nợ xấu trung hạn là 71 triệu đồng chiếm tỷ trọng không nhiều so với nợ xấu ngắn hạn (6,54%) do doanh số cho vay đối với thành phần này là khơng nhiều, do đó ngân hàng có thể dễ dàng kiểm sốt để hạn chế nợ quá hạn trung hạn. Đến năm 2009 là 121 triệu đồng chiếm tỷ lệ 10,51% tăng 50 triệu tức là tăng 70,42% so với năm 2008. Và sang năm 2010 là 135 triệu đồng chiếm 10,77%, tăng 14 triệu đồng tương đương 11,57% so với năm 2009. Nguyên nhân chính làm nợ xấu trung hạn tăng người dân sử dụng vốn khơng đúng mục đích, kinh doanh không hiệu quả, đồng thời thiếu sự giám sát của cán bộ tín dụng

Nhìn chung ta thấy rằng, qua các năm cùng với sự gia tăng của dư nợ cho vay, tình hình nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng lên nhưng tăng ở mức độ vừa phải, có thể nói trong những năm qua tình hình q hạn, nợ xấu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngân hàng, nhất là những khoản nợ vay ngắn hạn, bởi vậy với sự quyết tâm hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn của mình như việc thẩm định khách hàng trước khi cho vay, theo dõi món vay… ngân hàng đã khơng để tỉ lệ nợ quá hạn vượt mức quy định đây là điều đáng khích lệ, ngân hàng nên cố gắng phấn đấu để có thể ngày càng giảm dần tỉ lệ này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng 71 121 135 1.118 1.0141.085 1.030 1.253 1.151 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngắn hạn Trung hạn Tổng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông - chi nhánh tây đô - phòng giao dịch phước thới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)