Nhóm biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 131)

h. Nhận xét

3.1. Nhóm biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

3.1.1. Hoàn thiện về phương pháp hạch toán:

a. Hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những chi phí thành phần có trong giá thành sản phẩm, để đảm bảo việc tính đúng, tính đủ và phản ánh đúng từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm nhằm kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin để phân tích giá thành sản phẩm, yêu cầu đặt ra là

không những tính đúng chi phí tiền lương mà còn phải hạch toán đúng và tập

hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ một cách chính xác.

Hiện nay, ở công ty khoản chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thât nghiệp, kinh phí công đoàn) mà khoản này được tập hợp ở chi phí sản xuất chung.

Điều này chưa phù hợp với quy định, mặc dù khoản chi phí này khi ở chi phí sản xuất chung thì sau đó cũng được tính vào giá thành sản phẩm như khi hạch toán vào tài khoản 622. Đồng thời, khi hạch toán như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của các khoản mục chi phí cho nhà quản lý khi đưa ra các quyết định, biện pháp để hạ thấp giá thành sản phẩm.

Nội dung giải pháp:

Hàng quý, khi tính được chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản

Nợ 622 - Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Có 334 - Phải trả công nhân viên

Hàng quý, căn cứ vào bảng trích theo lương do phòng tổ chức chuyển

sang, kế toán hạch toán như sau:

Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

Nợ 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có 3382 - Kinh phí công đoàn

Có 3383 - Bảo hiểm xã hội

Có 3384 - Bảo hiểm y tế

Có 3388 - Bảo hiểm thất nghiệp

Các khoản trích theo lương trừ lương người lao động:

Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 3383 – Bảo hiểm xã hội

Có 3384 – Bảo hiểm y tế

Có 3388 – Bảo hiểm thất nghiệp

Tính khả thi, hữu ích khi giải pháp được thực hiện:

Nếu hạch toán khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất vào tài khoản 622 thay vì hạch toán vào tài khoản 6278 như hiện nay công ty đang làm, sẽ phản ánh chính xác từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm và kiểm soát tốt chi phí mà công ty phải bỏ ra cho để có được khoản lợi nhuận mà người lao động mang lại cho công ty trên một đơn vị sản phẩm.

Đồng thời, khi hạch toán đúng như quy định sẽ tạo thuận lợi cho nhà quản trị khi muốn tìm ra giải pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường hơn.

b. Hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất chung:

Cũng như chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất chung cũng là một chi phí thành phần trong giá thành sản phẩm, vì thế để đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm và phản ánh đúng từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm nhằm kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin để phân tích giá thành sản phẩm, cần phải hạch toán đúng các khoản chi phí thành phần có trong chi phí sản xuất chung.

Hiện nay, khoản chi phí nhân viên phân xưởng (6271) chỉ gồm các khoản chi phí liên quan đến tiền ăn ca của công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng. Đúng ra, khoản chi phí tiền lương và khoản trích theo lương của

nhân viên quản lý phân xưởng cũng nên được hạch toán vào đây.

Cũng như trong khoản chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng bao gồm một phần lớn khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nhưng hiện nay, công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, cho nên khi phát sinh khoản chi phí này thì kế toán tính hết vào chi phí khác bằng tiền, chính khoản chi phí này sẽ làm cho giá thành bị biến động khá cao nếu chi phí sửa chữa phát sinh quá lớn.

Nội dung giải pháp:

Khi phát sinh tiền ăn ca, kế toán chỉ hạch toán phần chi phí tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, hạch toán như sau:

Nợ 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

Có 1111 – Tiền mặt

Trong kỳ, chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán

hạch toán như sau:

Nợ 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng Có 334 – Phải trả công nhân viên

Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán

Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Nợ 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

Có 3382 – Kinh phí công đoàn

Có 3383 – Bảo hiểm xã hội

Có 3384 – Bảo hiểm y tế

Có 3388 – Bảo hiểm thất nghiệp

Các khoản trích theo lương trừ lương người lao động:

Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 3383 – Bảo hiểm xã hội

Có 3384 – Bảo hiểm y tế

Có 3388 – Bảo hiểm thất nghiệp

Đối với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, để tránh cho việc biến động của giá thành thì kế toán cần định kỳ tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Theo biện pháp này công ty phải lập dự toán về sửa chữa tài sản cố định để kế toán dễ dàng trong việc tính toán cũng như hạch toán khoản chi phí này.

Kế toán có thể hạch toán theo trình tự sau:

111,152,334,338… 2413 335 6278

Chi phí sửa chữa Công việc sửa chữa Định kỳ trích trước lớn thực tế phát sinh lớn TSCĐ hoàn chi phí sửa chữa lớn

Tính khả thi, hữu ích khi giải pháp được thực hiện:

Nếu như công ty thực hiện theo như những đề xuất đã nêu ở trên thì sẽ đảm bảo cho việc hạch toán và tập hợp chính xác các khoản chi phí thành phần của chi phí sản xuất chung, điều đó giúp kiểm soát tốt các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ và nâng cao khả năng cung cấp thông tin cho nhà quản lý khi muốn phân tích nhằm đề ra các biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm.

3.1.2. Hoàn thiện việc khai báo danh mục tài khoản chi tiết:

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Hiện nay, danh mục tài khoản của công ty đang sử dụng có một số tài khoản không phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Điển hình, như các tiểu khoản của tài khoản 214 (trích khấu hao tài sản cố định), công ty đã mở các tiểu khoản như sau: 2142C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc – Vốn cổ phần;

2143C – Hao mòn máy móc, thiết bị - Vốn cổ phần; 2143V – Hao mòn máy

móc, thiết bị - Vốn vay; 2144C – Hao mòn phương tiện vận tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng thông tin.

Nội dung của giải pháp:

Đối với việc mở các tiểu khoản của tài khoản 214, công ty nên mở đúng như quy định của Bộ Tài Chính.

Hiện nay, tài sản cố định của công ty hầu hết là tài sản cố định hữu hình vì thế công ty nên sử dụng tài khoản 2141(hao mòn tài sản cố định hữu hình) đúng như quy định và chi tiết tài khoản 2141 ra các tiểu khoản, chứ công ty

không nên tự đánh số các tiểu khoản như trên.

Tài khoản chi tiết hiện tại công ty

đang mở Giải pháp

2142C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến

trúc – Vốn cổ phần

21411C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến

trúc – Vốn cổ phần

2143C – Hao mòn máy móc thiết bị -

Vốn cổ phần

21412C – Hao mòn máy móc thiết bị

- Vốn cổ phần

2143V – Hao mòn máy móc thiết bị -

Vốn vay

21412V – Hao mòn máy móc thiết bị

- Vốn vay

2144C – Hao mòn phương tiện vận

tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần

21413C – Hao mòn phương tiện vận

tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần

… …

Tính khả thi, hữu ích khi giải pháp được thực hiện:

Khi công ty thực hiện đề xuất trên sẽ đảm bảo việc sử dụng tài khoản đúng theo quy định hơn đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cung cấp thông tin về chi phí khấu hao tài sản cố định.

3.1.3. Hoàn thiện phần mềm kế toán:

Công ty cần cải tiến và nâng cấp phần mềm kế toán cho phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty hơn để giúp cho việc tính giá thành trở nên chính xác hơn.

Bởi hiện tại điểm bất hợp lý lớn nhất trong phần mềm kế toán của công

ty là phần mềm chỉ cho phép công ty tính giá thành sản phẩm một cách tương

đối, đó là việc phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng sản phẩm để tính giá thành theo một trong các tiêu thức như sau: định mức doanh thu, đơn giá bình quân gia quyền…, và hiện tại công ty chọn tiêu thức phân bổ là định mức doanh thu. Việc công ty lựa chọn tiêu thức trên để phân bổ chi phí

tính giá thành của từng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chi phí trong giá

thành của từng sản phẩm, phản ánh không đúng bản chất vốn có của chỉ tiêu

giá thành.

Vì thế, công ty cần tiến hành nâng cấp phần mềm kế toánở phần hành

tính giá thành sản phẩm, có thể là thay đổi phương pháp và đối tượng tập hợp

chi phí để tính giá thành hay là chọn một tiêu thức phân bổ khác có độ chính xác hơn nhằm làm cho chỉ tiêu giá thành sản phẩm trở nên chính xác và có ý nghĩa hơn hiện nay.

3.2. Nhóm biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm:

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Giá thành là sản phẩm được xem là một chỉ tiêu chất lượng có tính tổng hợp, nó phản ánh toàn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu, trình độ tổ chức lao động và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ là một động lực giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Nội dung của giải pháp:

Để hạ thấp giá thành sản phẩm, theo em công ty có thể tiến hành các biện pháp sau:

3.2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty nên tập trung giải quyết hai vấn đề sau:

a. Giảm sự tiêu hao nguyên vật liệu: Muốn vậy công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu theo định mức và sử dụng tiết kiệm hơn.

Giáo dục tốt ý thức thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu cho toàn thể các bộ công nhân viên trong công ty.

Cải tiến máy móc thiết bị.

b. Giảm đơn giá nguyên vật liệu bằng các biện pháp sau:

Đàm phán để giảm giá mua nguyên vật liệu.

Giảm bớt các chi phí khác liên quan đến việc giao dịch trước khi mua nguyên liệu.

3.2.2. Tăng năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trực tiếp tính cho một đơn vị sản phẩm. cho một đơn vị sản phẩm.

Điều này phụ thuộc vào trình độ máy móc thiết bị của công ty, do vậy công ty cần phải thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm tăng sản lượng sản phẩm và giảm thiểu tối đa sự hao hụt nguyên liệu.

Tính khả thi, hữu ích khi thực hiện giải pháp:

Khi công ty tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm như trên, sẽ giúp cho khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường và uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng được củng cố hơn nữa, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của công ty.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đông Á trong thời gian qua đã

giúp em tìm hiểu được thực tế công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm của công ty.

Qua đó, em đã nhận ra được những điểm đã đạt được và những điểm còn tồn tại trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty. Từ đó em đã đề xuất ra một vài biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho công ty

Đồng thời, quá trình thực tập cũng giúp em củng cố hệ thống kiến thức kiến thức liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp em nhận thấy được sự vận dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào.

Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu

sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô, các cô chú

trong công ty và tất cả các bạn, nhằm làm cho bài viết được hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ để bài khóa luận của em được hoàn thành tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn kế toán doanh nghiệp (2003), Bài giảng kế toán doanh nghiệp, Trường đại học thủy sản.

2. Bộ môn kế toán quản trị - phân tích hoạt động kinh doanh (2006), Kế toán

chi phí, NXB Thống kê.

3. Bộ tài chính (2006), Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Tài chính Hà Nội. 4. Các tài liệu của công ty cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)