h. Nhận xét
3.1.2. Hoàn thiện việc khai báo danh mục tài khoản chi tiết
Cơ sở đưa ra giải pháp:
Hiện nay, danh mục tài khoản của công ty đang sử dụng có một số tài khoản không phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Điển hình, như các tiểu khoản của tài khoản 214 (trích khấu hao tài sản cố định), công ty đã mở các tiểu khoản như sau: 2142C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc – Vốn cổ phần;
2143C – Hao mòn máy móc, thiết bị - Vốn cổ phần; 2143V – Hao mòn máy
móc, thiết bị - Vốn vay; 2144C – Hao mòn phương tiện vận tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng thông tin.
Nội dung của giải pháp:
Đối với việc mở các tiểu khoản của tài khoản 214, công ty nên mở đúng như quy định của Bộ Tài Chính.
Hiện nay, tài sản cố định của công ty hầu hết là tài sản cố định hữu hình vì thế công ty nên sử dụng tài khoản 2141(hao mòn tài sản cố định hữu hình) đúng như quy định và chi tiết tài khoản 2141 ra các tiểu khoản, chứ công ty
không nên tự đánh số các tiểu khoản như trên.
Tài khoản chi tiết hiện tại công ty
đang mở Giải pháp
2142C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến
trúc – Vốn cổ phần
21411C – Hao mòn nhà cửa, vật kiến
trúc – Vốn cổ phần
2143C – Hao mòn máy móc thiết bị -
Vốn cổ phần
21412C – Hao mòn máy móc thiết bị
- Vốn cổ phần
2143V – Hao mòn máy móc thiết bị -
Vốn vay
21412V – Hao mòn máy móc thiết bị
- Vốn vay
2144C – Hao mòn phương tiện vận
tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần
21413C – Hao mòn phương tiện vận
tải, vật truyền dẫn – Vốn cổ phần
… …
Tính khả thi, hữu ích khi giải pháp được thực hiện:
Khi công ty thực hiện đề xuất trên sẽ đảm bảo việc sử dụng tài khoản đúng theo quy định hơn đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cung cấp thông tin về chi phí khấu hao tài sản cố định.