Đứng trước nhu cầu ngày nay là người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến mẫu mã bao bì. Là một công ty sản xuất bao bì thì vấn đề mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng của bao bì đang được công ty khá quan tâm. Hơn nữa trong địa bàn tỉnh cũng có hai đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề nên trước mắt công ty có phương hướng phát triển như sau:
Lắng nghe, thấu hiểu hơn nữa các yêu cầu của khách hàng. Tiếp thu, xử lý kịp thời các ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Coi trọng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp cho
khách hàng sản phẩm với giá cả hợp lý.
Mở rộng thị trường mới, ổn định và phát triển thị trường cũ, mở rộng quan hệ với các công ty cùng ngành.
Tăng cường công tác quản lý, chống lãng phí thất thoát nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân viên để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Đông Á. 2.2.1. Tổ chức kế toán tại công ty:
2.2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán
Hiện nay, công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung có sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ. Bộ máy kế toán tại công ty hiện tại có bốn nhân viên: kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp); kế toán thanh toán; kế toán vật tư (kiêm tài sản cố định); kế toán công nợ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Kế toán trưởng là người đứng đầu của phòng tài vụ của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và các cơ quan chức năng về công tác kế toán của công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ sau:
Tổ chức công tác kế toán của công ty một cách khoa học. Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán Kế toán công nợ
Kế toán vật tư kiêm Tài sản cố định
Tổ chức phân công, kiểm tra quá trình ghi chép, phản ánh, tính toán của
nhân viên kế toán, cung cấp sổ sách kế toán cần thiết cho giám đốc khi được
yêu cầu.
Tham mưu cho giám đốc về các quyết định tài chính.
Thực hiện việc tổng hợp các báo cáo tài chính vào cuối kỳ. Và làm các công việc liên quan đến phần hành kế toán tổng hợp.
Kế toán thanh toán:
Kiểm soát, theo dõi và lập chứng từ thu chi tài chính liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Theo dõi các khoản tạm ứng và các khoản thu chi nội bộ.
Theo dõi các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế.
Chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Kế toán công nợ:
Theo dõi tình hình công nợ với khách hàng và người cung cấp.
Chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Kế toán vật tư kiêm tài sản cố định:
Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, nhiên liệu, tài sản cố định… tại công ty.
Ngoài ra, còn lập một số báo cáo khác liên quan như: báo cáo kê khai
các loại thuế, theo dõi tình hình tăng giảm thuế, lập một số báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng phục vụ công tác quản lý.
Chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Nhìn chung, việc bố trí nhân sự của phòng tài vụ như trên là tương đối hợp lý với qui mô sản xuất của công ty.
2.2.1.2.Hình thức kế toán tại công ty:
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán máy
trên phần mềm Foxpro thiết kế dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ. Quá trình
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được mô tả bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty
Chú thích: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối quý : Quan hệ đối chiếu
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh để được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đã được phân loại. Kế toán nhập dữ liệu vào máy của
các phần hành kế toán cụ thể mà mình đảm nhiệm. Các thông tin sẽ tự động
được ghi vào các sổ sách liên quan. Cuối quý, các sổ sách và báo cáo được in và lưu trữ theo qui định.
2.2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đông Á.
2.2.2.1.Khái quát chung:
2.2.2.1.1.Các loại sản phẩm của công ty:
Công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm bao bì carton, bao bì hộp giấy. Chứng từ gốc Phần mềm kế toán Foxpro Sổ sách kế toán: sổ chi tiết, sổ tổng hợp
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
Các loại bao bì carton gồm:
Bao bì carton ngành thuốc lá,
Bao bì carton ngành xuất khẩu hoa – trái cây,
Bao bì ngành chế biến thực phẩm – nước khoáng,
Bao bì ngành thủy sản,
Bao bì ngành gỗ.
2.2.2.1.2.Đặc điểm của sản phẩm sản xuất của công ty:
Sản phẩm mà công ty sản xuất là bao bì carton, đây là mặt hàng sản xuất theo qui cách, mẫu mã mà khách hàng yêu cầu, chứ không thể sản xuất đại trà, hàng loạt. Chính vì thế mà sản phẩm của công ty sản xuất khá đa dạng về mẫu mã, hình thức.
Sản phẩm của công ty sản xuất sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm của khách hàng vì ngoài là chức năng bảo vệ cho sản phẩm chính, bao bì còn chứa đựng những thông tin liên quan đến sản phẩm cũng như thể hiện thông điệp mà sản phẩm muốn gửi tới khách hàng tiêu dùng sản phẩm chính.
2.2.2.1.3.Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty:
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về bao bì carton, khả năng tài chính hiện có, trình độ trang bị công nghệ sản xuất của đơn vị hiện có mà công ty đã lựa chọn dây chuyền sản xuất bao bì. Bên cạnh đó công nghệ sản xuất giấy trong nước và trên thế giới đang phát triển nhanh chóng, cho ra đời nhiều loại giấy các chất lượng cao, số lượng nhiều. Với mục tiêu đề ra là sản xuất bao bì carton với công nghệ hiện có nên quy trình sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu giấy cuộn và các bước sản xuất được mô tả như sau:
Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Giải thích quy trình công nghệ:
Giấy cuộn: Là nguyên liệu của quy trình sản xuất bao bì carton. Nó chiếm khoảng 60 – 70% giá thành sản phẩm, giấy ở dạng cuộn tròn, bề rộng tối đa của khổ giấy để vừa khổ máy là từ 1,6 mét. Công ty sử dụng hai loại giấy là giấy ngoại nhập có độ dai và độ cứng cao và giấy nội địa. Tỷ lệ hai loại giấy này trong sản phẩm tùy thuộc vào yêu cầu của bao bì sản phẩm theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng.
Gấp sóng: Sản xuất bao bì carton chất lượng phụ thuộc vào hai yếu tố là giấy, keo hồ và quy trình công nghệ. Quan trọng nhất là tạo nếp sóng có độ đồng đều cao và phương pháp phủ keo đều trên bề mặt sóng, điều đó cho phép đảm bảo sản phẩm bao bì sẽ có độ cứng, độ dai theo yêu cầu và tạo vẻ đẹp cho bề mặt sản phẩm.
Trong công nghệ sản xuất bao bì carton có nhiều loại sóng khác nhau như: Gấp sóng Giấy cuộn Gấp thùng Cắt lằn, cắt mép In Cắt tờ, cắt khe Đóng đinh Bế lỗ Đóng gói Nhập kho
Loại sóng Số nếp sóng Chiều cao nếp sóng A 35 nếp/ 300mm 4,6 ~ 4,8mm B 50 nếp/ 300mm 2,6 ~ 2,8mm
C 42 nếp/ 300mm 3,6mm
D 92 nếp/ 300mm 1,17mm
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà sản xuất lựa chọn loại sóng thích
hợp. Sóng A là loại sóng lớn thường được sử dụng để sản xuất các loại thùng
carton có kích thước lớn như thùng máy giặt, thùng tủ lạnh… Sóng B,C là hai loại sóng thường được sử dụng để làm bao bì các sản phẩm có tiêu chuẩn đóng gói 100kg trở xuống như thuốc lá, bánh kẹo, rượu bia, hàng hải sản…
Sóng D là loại sóng nhỏ thường được dùng để sản xuất ra các loại hộp dược
phẩm.
Thiết bị lựa chọn cho phương án đầu tư tại Công Ty Cổ Phần Đông Á là hai máy tạo sóng A và B.
Cắt lằn, cắt mép: Sau khi gấp sóng tùy thuộc vào yêu cầu của đơn đặt
hàng mà các thông số kỹ thuật về chiều rộng, chiều cao của thùng được công
nhân đứng máy căn chỉnh dao cắt lằn cho phù hợp với yêu cầu của lệnh sản xuất.
In: Căn cứ vào thông tin yêu cầu của khách hàng cần thể hiện trên bề mặt thùng như: nơi sản xuất, tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng… sẽ được hệ thống máy in ba màu của nhà máy đáp ứng một cách đầy đủ với độ nét cao, đối với sản phẩm yêu cầu chất lượng cao hơn thì tiến hành in lụa. Riêng đối với sản phẩm có hình ảnh phức tạp, sắc nét thì tiến hành cho in offset.
Cắt tờ, cắt khe: Sau khi in xong các tấm sản phẩm sẽ được đưa ra cắt
khe tạo thành rãnh. Đến đây tấm carton có thể gấp thành thùng theo các khe
hoặc đóng đinh tùy theo yêu cầu của khách hàng để khép kín các mép lại với nhau và taọ thành thùng.
Bế lỗ: Bước này chỉ tiến hành với các sản phẩm là các hộp vừa và nhỏ, giấy nguyên liệu đã qua các bước cán lằn, cắt mép, cắt tờ in, bế lỗ là công đoạn hình thành những nếp gấp để gấp thành nếp.
Đóng gói: Sản phẩm bao bì sau khi đã hoàn thành sẽ được buộc dây thành từng bó, tùy theo yêu cầu của khách hàng về kích cỡ, trọng lượng.
Nhập kho: Sản phẩm sau khi được nghiệm thu sẽ tiến hành phân phối. Kho để giữ thành phẩm phải khô ráo, có đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
2.2.2.1.4.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại công ty: tại công ty:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là chung cho tất cả các sản phẩm của các đơn đặt hàng, do đó cuối kỳ các khoản mục chi phí sẽ được
phân bổ cho các sản phẩm khác nhau ở các đơn đặt hàng khác nhau một cách
hợp lý.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty là từng sản phẩm hoàn thành.
Do đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm của công ty từ các yếu tố đầu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm là tương đối nhanh chóng, thời gian ngắn nên
không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ, vì thế toàn
bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sau khi trừ đi giá trị của phế liệu thu hồi (nếu có) chính là giá thành của sản phẩm hoàn thành.
2.2.2.1.5.Kỳ tính giá thành:
Công ty xác định kỳ tính giá thành là một quý, cuối mỗi quý sau khi tổng hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, kế toán sẽ tiến hành tính giá
2.2.2.2.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:a. Nội dung: a. Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính: Giấy các loại,
Vật liệu phụ: mực in, ghim đóng, màng PE…
Chi phí tráng sáp, cao su để chế bản in…
Chi phí offset.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp kê khai thường xuyên.
Giá nhập kho = Giá chưa thuế VAT ghi trên hóa đơn, Giá xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi tập trung cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Cuối kỳ, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Hiện nay, công ty tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
b. Chứng từ và thủ tục:
Phiếu xuất kho vật tư, Phiếu chi,
Phiếu yêu cầu vật tư.
c. Tài khoản sử dụng:
Công ty tiến hành theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên các tài khoản cấp 2:
6211: Chi phí vật liệu chính (giấy các loại) 6212: Chi phí vật liệu phụ
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan như:
d. Quy trình hạch toán:
Qui trình xuất kho vật tư dùng cho sản xuất:
Giải thích lưu đồ:
Phòng kế hoạch và nghiệp vụ chuyển lệnh sản xuất xuống cho phân xưởng sản xuất. Phân xưởng sản xuất nhận được lệnh sản xuất, tiến hành sản xuất theo tiến độ. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, tổ trưởng phân xưởng sản xuất viết phiếu yêu cầu sử dụng vật tư gửi lên phòng tài vụ cùng với lệnh sản xuất.
Tại phòng tài vụ, nhân viên kế toán vật tư nhập thông tin phiếu xuất kho vào máy tính, sau đó in phiếu xuất kho làm hai liên và gửi một liên xuống cho thủ kho.
Thủ kho nhận được phiếu xuất kho sẽ tiến hành xuất kho và ghi nhận số lượng xuất kho vào thẻ kho và phiếu xuất. Phiếu xuất kho được thủ kho lưu tại đây, đến cuối tháng hay nửa tháng thủ kho sẽ tập hợp các phiếu xuất kho này và chuyển lên phòng tài vụ để tiến hành đối chiếu, ghi nhận thông tin.
Phòng tài vụ nhận các phiếu xuất kho từ thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và cập nhật thông tin vào phần hành vật tư. Cuối quý, kế toán thao tác để máy tự động tính giá thành và in ra các báo cáo, sổ sách có liên quan.
Giải thích lưu đồ:
Sau khi phòng kế hoạch và nghiệp vụ trực tiếp mua các vật tư cần thiết theo yêu cầu sản xuất. Nhà cung cấp vật tư sẽ chuyển hóa đơn giá trị gia tăng liên quan cho phòng kế hoạch và nghiệp vụ. Phòng kế hoạch và nghiệp vụ chuyển hóa đơn giá trị gia tăng cho phòng tài vụ.
Tại phòng tài vụ, khi nhận được hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn rồi sau đó tùy theo phương thức thanh toán mà sẽ nhập thông tin vào các phần hành tương ứng:
Nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt, thì kế toán thanh toán sẽ nhập thông tin và in phiếu chi tiền.
Nếu chưa thanh toán thì kế toán công nợ sẽ tiến hành ghi nhận nợ. Đồng thời máy tính sẽ ghi nhận thông tin chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết thúc qui trình hóa đơn sẽ được lưu trữ tại phòng tài vụ theo số.
Cuối quý, kế toán thao tác để máy tự động tính giá thành và in ra các báo cáo, sổ sách liên quan.
e. Định khoản (số liệu minh họa quý IV/2008):
Căn cứ phiếu XVTSX 01, ngày 02/10/2008: Xuất giấy cuộn cho sản xuất: Nợ 6211 280.745.550
Có 1521 280.745.550
Căn cứ phiếu XVTSX 02, ngày 02/10/2008: Xuất vật liệu phụ cho sản xuất: Nợ 6212 6.712.600
Có 1522 6.712.600
Căn cứ phiếu chi 10, HĐGTGT 30, ngày 03/10/2008: Mua keo dán đưa vào sản xuất:
Nợ 6212 1.200.000
Có 1111 1.200.000
Nợ 6211 700.889.630
Có 1521 700.889.630
Căn cứ phiếu chi 21, HĐGTGT 420, ngày 10/10/2008: Mua phim cho sản xuất:
Nợ 6212 2.380.000
Có 1111 2.380.000
…
Căn cứ phiếu NVT12, ngày 31/10/2008: Nhập lại kho giấy không dùng hết: Nợ 1521 32.200.000