Kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 26)

Kỳ hạch toán chi phí sản xuất chính là nói đến việc tập hợp chi phí sản xuất thuộc kỳ nào, xác định thời gian bao lâu thì khóa sổ để tập hợp chi phí.

Kỳ tính giá thành là xác định thời điểm tổng hợp các chi phí sản xuất đã phát sinh để tính giá thành cho những sản phẩm đã hoàn thành. Kỳ tính giá

thành có thể theo tháng, quý, đơn đặt hàng…

1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.2.1. Nội dung và phương pháp hạch toán:

1.2.1.1.Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên liệu, vật liệu có tác dụng trực tiếp đến quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trực tiếp dùng sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bao gồm:

Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu

thành thực thể sản phẩm.

Vật liệu phụ, vật liệu khác trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm.

1.2.1.2.Phương pháp hạch toán:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp riêng cho đối tượng đó. Còn những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nào thực tế phát sinh không tập hợp riêng được thì tập hợp chung, sau đó cuối kỳ tiến hành phân bổ.

1.2.2. Chứng từ sử dụng:

Phiếu xuất kho; Bảng phân bổ nguyên liệu,vật liệu; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ…

1.2.3. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

1.2.4. Trình tự hạch toán:

Giá trị vật liệu xuất kho dùng để sản xuất sản phẩm: Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Nguyên vật liệu

Giá trị vật liệu mua chuyển thẳng vào sản xuất không qua nhập kho: Nợ 621 – Giá mua chưa thuế

Nợ 133 – Thuế GTGT

Có các TK 111;112;331….

Giá trị vật liệu xuất ra không sử dụng hết nhập lại kho: Nợ 152 – Nguyên vật liệu

Có 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu chưa dùng hết để lại tại phân xưởng lúc cuối kỳ:

Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (ghi âm)

Có 152 –Nguyên vật liệu (ghi âm)

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành:

Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm:

Nợ 154 (631) – Chi phí SXKD dở dang (giá thành sản phẩm) Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.5. Sơ đồ tài khoản:

152 621 152

Xuất kho cho sản Vật liệu không xuất sản phẩm dùng hết nhập kho

Giá trị vật liệu dùng không

hết để lại PX cuối kỳ (ghi âm) 632

111;112;331 Kết chuyển chi phí

NVLTT vượt

Giá trị vật liệu mua chuyển định mức

thẳng vào SX 154 (631) 133 Cuối kỳ kết chuyển VAT CPNVLTT để tính Z 1.2.6. Các loại sổ sách kế toán:

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (TK 621);  Sổ cái tài khoản 621;

 Thẻ kho (sổ kho).

1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:1.3.1. Nội dung và phương pháp hạch toán: 1.3.1. Nội dung và phương pháp hạch toán: 1.3.1.1.Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền

công, các khoản phụ cấp mang tính chất lương, tiền công lao động thuê ngoài,

các khoản trích theo lương.

1.3.1.2.Phương pháp hạch toán:

Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp riêng cho đối tượng đó. Còn những chi phí nhân công trực tiếp nào

thực tế phát sinh không tập hợp riêng được thì tập hợp chung, sau đó cuối kỳ tiến hành phân bổ.

1.3.2. Chứng từ sử dụng:

Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…

1.3.3. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí.

1.3.4. Trình tự hạch toán:

Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 334 – Tiền lương phải trả cho người lao động

Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có 335 – Chi phí phải trả

Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp:

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 338 (2,3,4,TN) – Phải trả, phải nộp khác

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành:

Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tính giá thành sản phẩm: Nợ 154 (631) – Chi phí SXKD dở dang (Giá thành sản xuất)

Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

1.3.5. Sơ đồ tài khoản:

334 622 632

Tiền lương, phụ cấp Kết chuyển chi phí nhân công phải trả công nhân trực tiếp vượt định mức trực tiếp sản xuất

335 154 (631)

Trích trước tiền lương

nghỉ phép của công Kết chuyển chi phí nhân công nhân trực tiếp sản xuất

trực tiếp để tính Zsp 338(2,3,4,TN)

Các khoản trích theo

lương của công nhân trực tiếp sản xuất

1.3.6. Các loại sổ sách kế toán:

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (TK 622);  Sổ cái tài khoản 622.

1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:

1.4.1. Nội dung và phương pháp hạch toán:1.4.1.1.Nội dung chi phí sản xuất chung: 1.4.1.1.Nội dung chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất, bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,

dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng sản xuất.

1.4.1.2.Phương pháp hạch toán:

Chi phí sản xuất chung tập hợp cho từng phân xưởng, gồm 2 phần:

Chi phí sản xuất chung biến đổi: được phép kết chuyển hết để tính giá

thành.

 Chi phí sản xuất chung cố định:

Nếu công suất sản xuất thực tế lớn hơn công suất sản xuất bình thường thì chi phí sản xuất cố định tính cho một sản phẩm được tính theo công suất sản xuất thực tế. Toàn bộ chi phí sản xuất chung cố định được phép kết chuyển hết để tính giá thành sản phẩm.

Nếu công suất sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất sản xuất bình thường

thì chi phí sản xuất chung cố định tính cho một sản phẩm được tính dựa vào

công suất sản xuất bình thường; số chi phí sản xuất chung cố định còn lại

không tính vào giá thành mà tính vào giá vốn hàng bán.

1.4.2. Chứng từ sử dụng:

Phiếu xuất kho; Bảng phân bổ nguyên liệu, nhiên liệu, dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định; Hóa đơn giá trị gia tăng…

1.4.3. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.

1.4.4. Trình tự hạch toán:

Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 334 – Phải trả người lao động

Có 338 – Phải trả, phải nộp khác

Xuất kho vật liệu dùng ở phân xưởng: Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 152 – Nguyên vật liệu

Công cụ, dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng: Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 153 – Công cụ, dụng cụ (loại phân bổ 100%)

Có 142 – Chi phí trả trước (loại phân bổ dưới 1 năm)

Có 242 – Chi phí trả trước (loại phân bổ trên 1 năm)

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung Có 214 – Hao mòn

Trích trước hoặc phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định hoặc chi phí ngừng sản xuất:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung Có 335 – Chi phí phải trả

Có 142, 242 – Chi phí trả trước Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung:

Nợ 1388 – Phải thu khác

Nợ 334 – Phải trả người lao động

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành:

Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

Có 627 – Chi phí sản xuất chung cố định vượt định mức

Nợ 154 (631) – Chi phí SXKD dở dang (Giá thành sản xuất) Có 627 – Chi phí sản xuất chung

1.4.5. Sơ đồ hạch toán:

334,338 627 1388,334

Tiền lương và các khoản Các khoản làm giảm chi phí trích theo lương của NVPX sản xuất chung

152

Giá trị vật liệu xuất phục 632

vụ sản xuất Chi phí sản xuất chung cố

153,142,242 định không được tính vào Zsp

Công cụ dụng cụ xuất

dùng ở phân xưởng

214

154 (631)

Khấu hao TSCĐ ở Cuối kỳ kết chuyển chi phí phân xưởng sản xuất sản xuất chung biến đổi và

chi phí sản xuất chung cố

111,112,331 định để tính Zsp

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

1.4.6. Các loại sổ sách kế toán:

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (TK 627)  Sổ cái TK 627.

1.5.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: thường xuyên:

1.5.1.1.Nội dung:

Cuối kỳ trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sau khi đã được điều chỉnh các khoản làm giảm chi phí, được kết chuyển sang tài khoản tính giá thành, kế

toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang

làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.

1.5.1.2.Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho thành phẩm.

1.5.1.3.Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành.

1.5.1.4.Trình tự hạch toán:

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ: Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

Kế toán hạch toán các khoản làm giảm chi phí: Nợ 152(8) – Nguyên vật liệu

Nợ 334 – Phải trả người lao động

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tổng giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành: Nợ 155 –Thành phẩm

Nợ 157 – Hàng gửi bán

Nợ 632 – Sản phẩm bán trực tiếp

1.5.1.5.Sơ đồ tài khoản:

621 154 1388,152,334

Kết chuyển chi phí Các khoản làm giảm chi

NVLTT phí sản xuất

622 155

Kết chuyển chi phí

NCTT nhập kho

627 157

Kết chuyển chi phí Giá thành

sản xuất chung sản phẩm gửi bán hoàn thành

632

bán trực tiếp

SD:xxx

1.5.1.6.Các loại sổ sách kế toán:

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (TK 154),  Sổ cái TK 154.

1.5.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: kỳ:

1.5.2.1.Nội dung:

Khi sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm phải đặt trong mối quan hệ với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và kế toán thành phẩm.

1.5.2.2.Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho thành phẩm.

1.5.2.3.Tài khoản sử dụng: Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.

1.5.2.4.Trình tự hạch toán:

Đầu kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất dở dang Nợ 631 – Giá thành sản xuất

Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm: Nợ 631 – Giá thành sản xuất

Có 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có 627 – Chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Nợ 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh

Có 631 – Giá thành sản xuất Các khoản làm giảm chi phí:

Nợ 611,334,138…

Có 631 – Giá thành sản xuất

Giá thành sản phẩm nhập kho, gửi bán hoặc bán trực tiếp:

Nợ 632 – Thành phẩm bán trực tiếp

1.5.2.5.Sơ đồ tài khoản:

Cuối kỳ kết chuyển CPSXDD cuối kỳ

154 631

Đầu kỳ kết chuyển 1388,334,611

CPSXDD đầu kỳ Các khoản làm giảm

621 chi phí sản xuất

Kết chuyển chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp 632

Giá thành sản phẩm

622 hoàn thành

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

627

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

1.5.2.6.Các loại sổ sách kế toán:

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (TK 631)  Sổ cái TK 631.

1.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: 1.6.1. Các loại sản phẩm dở dang tại doanh nghiệp:

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho.

1.6.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính: hoặc chi phí vật liệu chính:

Điều kiện áp dụng: Áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

mà CPVLC hoặc CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang chỉ

gồm CPVLC hoặc CPNVLTT. Các chi phí còn lại tính hết cho sản phẩm hoàn

thành. Nếu CPVLC hoặc CPNVLTT bỏ một lần từ đầu thì chi phí này tính

cho một SPDD bằng một SPHT.

CPSXDDĐK+ CPVLC (CPNVLTT) phát sinh SLSPDD

CPSXDDCK = x không qui

SLSPHT + SLSPDD không qui đổi đổi

1.6.2.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: thành tương đương:

Điều kiện áp dụng: Áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

mà các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng

tương đối nhau.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nếu CPVLC bỏ một lần từ đầu thì chi phí này tính cho một SPDD bằng một SPHT. Còn các chi phí chế biến khác bỏ dần trong quá trình sản

xuất nên tính theo mức độ hoàn thành, SPDD phải qui đổi về SPHT

CPVLCDDĐK + CPVLC phát sinh SLSPDD

CPVLCDDCK = x không qui = A1

SLSPHT + SLSPDD không qui đổi đổi

CPVLPDDĐK + CPVLP phát sinh

CPVLPDDCK = x SLSPDD =A2

SLSPHT + SLSPDD qui đổi qui đổi

Cách tính các chi phí dở dang còn lại: CPNCTT (A3), CPSXC (A4) tính

tương tự như chi phí vật liệu phụ (CPVLP).

 SLSPDD qui đổi về hoàn thành = SLSPDD x Tỷ lệ hoàn thành (%)  Tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = A1 +A2 +A3 +A4

1.6.2.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:

Điều kiện áp dụng: Áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho SPDD gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Cách tính như công thức ở mục 1.6.2.2, chỉ khác ở mức độ hoàn thành là 50%.

1.6.2.4.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc theo giá thành kế hoạch:

Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải có giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu chính, vật liệu phụ), chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Nếu CPVLC bỏ một lần từ đầu quá trình sản xuất thì CPVLC tính cho

SPDD ở mức độ hoàn thành là 100%; các chi phí chế biến khác bỏ dần theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 26)