Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 48)

Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 1: Sơ đồ chức bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Đông Á Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý

của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị, do các thành viên trong hội đồng quản trị bầu ra. Hội đồng quản trị

có quyền yêu cầu giám đốc và các phòng ban cung cấp đầy đủ các thông tin

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Giám đốc: Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có trách nhiệm và quyền hành như sau: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm. Tổ chức điều hành các hoạt động sản

Hội đồng quản trị Phó giám đốc Phòng kế hoạch Phòng tài vụ Phòng tổ chức Phân xưởng Tổ dợn sóng Tổ thành phẩm Kho Tổ 1 Tổ 2 Tổ 1 Tổ 2 Tổ bảo vệ Giám đốc

xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch. Chủ động sử dụng hiệu quả các nguồn vốn theo nguyên tắc có hoàn trả để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: Là người giúp đỡ cho giám đốc, có trách nhiệm thay thế

giám đốc để giải quyết những vấn đề trong quyền hạn của mình khi giám đốc vắng mặt.

Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch, có các

nhiệm vụ sau:

Lập kế hoạch hằng năm,

Ký kết hợp đồng và giao kế hoạch cho các đơn vị sản xuất,

Thực hiện cấp phát vật tư, nhiên liệu, thiết bị, có kế hoạch mua sắm

theo nhu cầu sản xuất kinh doanh,

Xây dựng kế hoạch cung ứng tiêu thụ.

Phòng tài vụ: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty,

có trách nhiệm, quyền hạn theo đúng quy định, tham gia đề xuất bán hàng khi

khách hàng đặt hàng.

Phòng tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, quản trị

hành chính lao động tiền lương. Có nhiệm vụ sau: Quản lý hồ sơ, bố trí cán bộ công nhân viên,

Theo dõi thi đua khen thưởng,

Thực hiện chính sách chế độ tiền lương, tiền thưởng và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên,

Thực hiện quản lý văn thư, trang trí và bảo quản dụng cụ hành chính.

Phân xưởng sản xuất: Gồm hai ca độc lập, mỗi ca chia hai tổ. Các tổ có nhiệm vụ nhận lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch, tiến hành sản xuất sản phẩm với quy cách mẫu mã, chất lượng và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu theo đúng quy định.

Tổ bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản, vật chất, các trang thiết bị của công ty. Bảo vệ an ninh trật tự an toàn cho công ty.

Cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, quản lý tập trung theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở tôn trọng vai trò lãnh đạo của công ty, phát huy tính dân chủ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công

ty. Mọi thành viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, nội quy mà công ty

đề ra.

Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty

Hiện nay, công ty có một phân xưởng sản xuất, được chia làm hai bộ phận: bộ phận sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất. Bộ phận sản xuất chính gồm: hai tổ dợn sóng và hai tổ thành phẩm. Bộ phận sản xuất chính chia làm hai ca độc lập, mỗi ca có hai tổ làm việc.

Bộ phận sản xuất nhận lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch, tiến hành sản xuất sản phẩm với quy cách mẫu mã, chất lượng và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu theo đúng quy định.

Phân xưởng sản xuất

Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất

Tổ dợn sóng Tổ thành phẩm

2.1.4. Tình hình sản xuất qua các năm của công ty:

Bảng 1: Bảng phân tích tình hình sản xuất qua các năm của công ty

ĐVT:1000đ

Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

+/- % +/- %

1 Tổng doanh thu 76.008.166 99.021.554 126.519.333 23.013.388 30,28 27.497.779 27,77 2 Lợi nhuận trước thuế 3.149.013 5.011.155 7.340.064 1.862.142 59,13 2.328.909 46,47 3 Lợi nhuận sau thuế 2.267.289 4.309.594 5.438.987 2.042.305 90,08 1.129.393 26,21 4 Tổng vốn kinh doanh 35.438.147 45.225.296 44.934.264 9.787.149 27,62 -291.032 -0,64 5 Tổng vốn chủ sở hữu 17.204.888 19.953.088 19.347.717 2.748.200 15,97 -605.371 -3,03 6 Tổng số lao động 211 người 215 người 225 người 4 người 1,90 10 người 4,65

7 Thu nhập bình quân 3300 4332 4500 1.032 31,27 168 3,88

Qua bảng 1 ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm gần đây có mức độ tăng trưởng khá tốt và tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Doanh thu của công ty qua 3 năm ngày càng tăng với tốc độ tăng khá cao, năm 2007 so với năm 2006 tăng 30,28%; năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,77 %. Có được sự gia tăng đó là do sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng cải thiện, đã đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng.

Doanh thu tăng mạnh đã kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 so với năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 90,08%; năm 2008 so với năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng 26,21%, tuy có sự chững lại nhưng lợi nhuận của công ty của công ty vẫn tăng trong thời gian qua.

Tổng vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên tuy có sự giảm nhẹ trong năm 2008, nhưng vẫn chứng tỏ qui mô của công ty ngày càng mở rộng, tình hình sản xuất kinh doanh khá hiệu quả.

Và hiệu quả kinh doanh của công ty cũng được biểu hiện bằng thu nhập

của người lao động. Thu nhập của người lao động qua 3 năm có sự tăng lên khá rõ nét; thu nhập của người lao động năm 2007 so với năm 2006 tăng 31,27% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 3,88 %. Chính vì điều này mà công ty đã thu hút thêm được số lao động ngày càng nhiều, qua 3 năm số lượng lao động của công ty đã tăng từ 211 người năm 2006 lên đến 225 người năm 2008.

Tổng nộp ngân sách của công ty cho nhà nước qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 tổng nộp ngân sách của công ty tăng 20,02%; năm 2008 tổng nộp ngân sách so với năm 2007 tăng 56,15%. Chứng tỏ công ty làm ăn khá hiệu quả và đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.

2.1.5. Tình hình tài chính của công ty qua các năm:

Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tài chính của công ty

ĐVT:VNĐ Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 +/- % +/- %

1 Khả năng thanh toán hiện hành 1,94 1,79 1,76 -0,15 -7,73 -0,03 -1,68 2 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,40 1,50 1,92 0,1 7,14 0,42 28,00 3 Khả năng thanh toán nhanh 0,15 0,68 0,62 0,53 353,33 -0,06 -8,82 4 Khả năng thanh toán lãi vay 13,50 113,05 6,63 99,55 737,41 -106,42 -94,14

Bảng 2 cho ta thấy tình hình khả năng thanh toán của công ty:

Khả năng thanh toán hiện hành cho biết tình trạng tổng quát tình hình tài chính của công ty. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này giảm 7,73 %

nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của tổng

tài sản. Năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này giảm 1,68% nguyên nhân là

do tổng tài sản giảm xuống so với năm 2007.

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty là cao hay thấp. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này tăng 7,14% nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này tăng 28,00% nguyên nhân là do cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cùng giảm so với năm 2007 nhưng tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhiều hơn tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để trang trải các khoản nợ đến hạn của công ty. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này tăng 353,33% nguyên nhân là do sự tăng mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản của công ty. Năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này giảm 8,82% nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhiều hơn tốc độ giảm của tiền và khoản tương đương tiền.

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi vay của công ty đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này tăng 737,41% nguyên nhân là do năm 2007 chi

phí lãi vay giảm mạnh trong tổng chi phí của công ty. Năm 2008 so với năm

2007 chỉ tiêu này giảm 94,14% nguyên nhân là do sự tăng mạnh của chi phí lãi vay trong khi lợi nhuận tăng chưa kịp so với tốc độ tăng chi phí lãi vay.

2.1.6. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả qua các năm:

Bảng 3: Bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công ty

ĐVT: VNĐ Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 +/- % +/- %

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2,98 4,35 4,30 1,37 45,9 -0,05 -1,15 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 6,41 9,53 12,10 3,12 48,67 2,57 26,97 3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 13,18 21,60 28,11 8,42 63,88 6,51 30,14

Qua bảng 3 ta thấy:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết hiệu quả của một đồng doanh thu thu được trong kỳ cao hay thấp. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này tăng 45,9% chứng tỏ trong năm 2007 thu đã mang về nhiều lợi nhuận cho công ty hơn năm 2006. Và năm 2008 so với năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm 1,15%, điều này cho thấy năm 2008 lợi nhuận từ doanh thu mang lại giảm hơn so với năm 2007, có thể là do chi phí tăng lên.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết hiệu quả việc sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh, nhìn chung qua các năm chỉ tiêu này đều tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty khá tốt. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 48,67% và năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này tăng thêm 26,97%.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết mức sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu, phản ánh trình độ sử dụng và quản lý vốn trong kinh doanh. Chỉ tiêu này đánh giá một cách tổng quát và chính xác nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2007 so với năm 2006 chỉ tiêu này tăng 63,88%. Và năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này tăng 30,14%. Chứng tỏ công ty đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình.

Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ số tài chính trên cho ta thấy khái quát tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua là khá tốt, tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh.

2.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty: công ty:

2.1.7.1.Các nhân tố bên ngoài công ty:

a. Môi trường kinh tế:Môi trường kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều biến đổi khá rõ nét:

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta thuộc loại cao trong khu vực, đây là nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay của ngân hàng trong thời gian qua tương đối cao. Điều

này thực sự gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty trong việc huy động vốn để thực hiện các đơn đặt hàng lớn hay tiến hành đầu tư mua sắm máy móc thiết bị…

Tỷ lệ lạm phát của nước ta trong những năm gần đây tương đối cao, điều

này có ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp. Lạm phát tăng cao làm cho

giá cả các yếu tố đầu tăng mạnh, trong khi các doanh nghiệp không thể tăng

giá bán sản phẩm một cách nhanh chóng điều này sẽ khiến khách hàng khó chấp nhận.

b. Môi trường chính trị pháp luật:

Nước ta được bình chọn là đất nước ổn định về chính trị và có môi trường đầu tư tốt. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng cho công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Môi trường chính trị của nước ta luôn duy trì sự ổn định ở tầm vĩ mô, nhà nước luôn tham gia vào điều tiết nền kinh tế bằng việc tạo ra một khung pháp lý khá đầy đủ. Điều này tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi

trong kinh doanh và nhận được những lợi ích từ các chính sách của nhà nước.

c. Môi trường văn hóa xã hội:

Công ty đóng trên địa bàn thành phố Nha Trang, là nơi gần trường Đại học Nha Trang và một số trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng các kỹ sư và công nhân có trình độ

chuyên môn và tay nghề cao.

Đồng thời, khi nền kinh tế mở cửa, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh, hàng hóa tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng nhiều, làm cho nhu cầu sử dụng bao bì tăng mạnh. Đây chính là cơ hội cho công ty phát triển và mở rộng sản xuất.

d. Môi trường tự nhiên: Công ty nằm ở vị trí khá thuận lợi, gần quốc lộ 1A và bến xe phía Bắc là điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển.

2.1.7.2.Các nhân tố bên trong công ty: a. Trình độ khoa học công nghệ:

Hiện nay, công ty mới nhập về một số máy móc thiết bị mới từ Đài Loan để đáp ứng cho việc sản xuất bao bì thùng carton. Điều này sẽ làm tăng năng lực sản xuất của nhà máy, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời đơn đặt hàng của khách hàng với các loại sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

b. Yếu tố con người:

Một thuận lợi cho công ty là đội ngũ công nhân viên của công ty đều là những người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Hầu hết các cán bộ quản lý trong công ty đều có trình độ đại học và cao đẳng. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc phối hợp chặt chẽ trong công việc.

c. Yếu tố vốn:

Vốn đầu tư của công ty được hình thành từ hai nguồn chính: vốn ngân sách và vốn tự có. Và đến năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa nên đã có thêm vốn cổ phần.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa công ty có một số đối thủ cạnh tranh như: Công ty cổ phần bao bì 3/2, Công ty TNHH Hiệp Hưng, đây là những đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty. Điều này đòi hỏi công ty muốn phát triển được thì phải không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ trong sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

e. Khách hàng:

Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp, công ty luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và đáp ứng tốt nhất các đơn đặt hàng của khách hàng. Để thu hút khách hàng công ty có các chính sách như: cho nợ gối đầu, giá bán ưu đãi cho các khách hàng lớn và khách hàng truyền thống. Hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đông á (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)