h. Nhận xét
2.2.2.7. Tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty:
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp nhưng do đặc thù sản xuất nên trình tự tính giá thành có nét đặc trưng riêng:
Khi sản xuất đủ số lượng thành phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng
và thành phẩm sau khi được kiểm tra về qui cách, mẫu mã và các thông tin in
trên bao bì đúng theo yêu cầu của khách hàng, công ty tiến hành thủ tục xuất bán hoặc tiến hành nhập kho.
Đối với các sản phẩm đã xuất bán, kế toán căn cứ vào số lượng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn bán hàng) sẽ nhập dữ liệu vào máy để ghi nhận phiếu xuất kho (tạm thời theo dõi về mặt số lượng).
Đối với các sản phẩm chưa xuất bán được cho khách hàng, công ty tiến hành cho nhập kho, kế toán sẽ viết phiếu nhập kho trên phiếu tạm thời chỉ ghi nhận về số lượng.
Do đặc thù sản xuất nên xem như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ sau khi trừ đi phế liệu thu hồi (nếu có) chính là giá thành sản xuất của tất cả các sản phẩm sản xuất được trong kỳ.
Hiện nay, công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm dựa vào cách phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
Theo cách tính giá thành này, đối với những sản phẩm đã xuất bán tức là đã có doanh thu tiêu thụ thực tế, còn với những sản phẩm chưa xuất bán cho khách hàng đang còn tồn kho, kế toán sẽ tạm nhập vào máy doanh thu theo đơn giá hai bên đã thỏa thuận với nhau khi ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm, đây là một điểm khá thuận lợi cho công ty khi tiến hành tính giá thành cho sản phẩm theo cách phân bổ chi phí theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ, đặc điểm này xuất phát từ đặc thù sản xuất của công ty là một ngành sản xuất
mang tính dịch vụ, công ty chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và sản xuất theo đúng số lượng, qui cách… mà khách hàng yêu cầu, chứ không tiến hành sản xuất đại trà, hàng loạt.
Công thức tính giá thành sản phẩm: Tổng CPSXPS trong kỳ Giá thành sản xuất của SP loại i =
Tổng doanh thu tiêu thụ
x Doanh thu tiêu thụ
của sản phẩm loại i
Giá thành sản xuất của sản phẩm loại i Giá thành đơn vị
1 sản phẩm loại i = Tổng số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ
Cách tính giá thành của một số sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty:
Số liệu phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm trong quý IV/2008: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là: 23.999.255.899đ. Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ là:30.960.565.070đ.
Bảng 34: Số liệu tính giá thành
Tên sản phẩm Số lượng Đơn vị tính Doanh thu tiêu thụ
(ĐVT: đ) Thùng F001 920 Thùng 14.656.633 Thùng F002 1.565 Thùng 31.221.514 Thùng con ngựa 8.852 Thùng 141.022.295 Thùng tôm NiTa 1.100 Thùng 22.550.000 Thùng tôm IQF 200 Thùng 3.020.000 … … … … Tổng cộng 30.960.565.070
Minh họa cách tính giá thành của sản phẩm thùng F001 (số lượng 920 cái đã xuất bán cho khách hàng) với doanh thu tiêu thụ là 14.656.633đ.
Vậy theo cách tính giá thành hiện công ty đang áp dụng thì giá thành của sản phẩm F001 được tính như sau:
23.999.255.899 ZF001 =
30.960.565.070 x 14.656.633
= 11.361.171đ Z đơn vị = 12.349,099 đ/sp
Theo công thức phân bổ ở trên thì giá trị các khoản mục chi phí trong giá
thành sản phẩm F001 như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 9.673.318đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.087.549đ
Bảng 35: Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV/2008 ĐVT: VNĐ Loại SP Loại CP
CPNVLTT CPNCTT CPSXC Giá thành sản xuất Giá thành
đơn vị Thùng F001 9.673.318 1.087.549 600.304 11.361.171 12.349,099 Thùng F002 20.606.072 2.316.694 1.278.766 24.201.532 15.464,238 Thùng con ngựa 93.074.138 10.464.114 5.775.972 109.314.224 12.349,099 Thùng tôm NiTa 14.882.908 1.673.252 923.599 17.479.759 15.890,690 Thùng tôm IQF 1.993.188 224.090 123.692 2.340.971 11.704,850 … … … … Tổng cộng 20.433.846.314 2.297.331.000 1.268.078.587 23.999.255.899