Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về năng lực động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 44)

1.3.2 .Nội dung và chỉ tiêu được sửdụng để đánhgiá kết quả kinhdoanh của DNNVV

1.5. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

1.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Năng lực thích nghilà khả năng mà doanh nghiệp có khả năng phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của mình một cách nhanh chóng để đáp ứng với các thay đổi nhanh chóng của mơi trường (Gibson & Birkinshaw, 2004; Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou & Li, 2010). Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thơng qua việc cấu trúc lại các nguồn lực nội bộ và quy trình (Zhou & Li, 2010), cấu trúc lại các tài sản có giá trị (Augier & Teece, 2008). Mỗi doanh nghiệp có khả năng thích nghi khác nhau, từ đó dẫn

đến kết quả kinh doanh khác nhau khi môi trường kinh doanh thay đổi. Hay nói cách

khác, khả năng thích nghilà một nhân tố có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu nhưsau:

H1:Nhân tố năng lực thích nghi có tác động tích cực (cùng chiều) với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Danh tiếng doanh nghiệplà tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Xuất phát từ lý thuyết tín hiệu hay lý thuyết về bất đối xứng thông tin, danh tiếng doanh nghiệp phát

đi những chỉ dẫn đối với khách hàng về việc chấp nhận dịch vụ khi thiếu thôngtin về nhà cung cấp. Danh tiếng doanh nghiệp còn là một loại tài sản có giá trị kinh doanh cao (Marvel & Ye, 2004). Một số nghiên cứu cho thấy danh tiếng doanh nghiệp được tạo dựng từ chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Klein và cộng sự, 1981, Horner, 2001). Cai & Obara (2008) cho rằng danh tiếng doanh nghiệp đến từ chất

lượng sản phẩm/dịch vụ. Sự hài lòng khách hàng cũng là một thước đo về danh tiếng

của doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp cũng có thể đạt được thông qua việc thực hiện các cam kết với khách hàng, những hoạt động có tính chất xã hội, những ý

tưởng và khả năng sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ hay hoạt động truyền thông

cũng đem đến danh tiếng cho doanh nghiệp. Đối với tổ chức danh tiếng đem lại nguồn khách hàngổn định và tạo ra tính hiệu quả trong kinh doanh. Hay nói cách khác, danh

tiếng doanh nghiệp là một nhân tố tích cực tạo ra kết quả kinh doanh doanh nghiệp. Bởivậy,nghiên cứunàyđưara giảthuyết nhưsau:

H2: Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc đáp ứng khách hàng tạo ra sự thỏa mãn của khách hàng là mục tiêu

chung của doanh nghiệp. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp có năng lực marketing tốt. Năng lực marketing có nhiều cách đo lường thơng qua đánh giá của

khách hàng hoặc từ nội bộ tổ chức. Các nghiên cứu trong marketing dịch vụ cho thấy

năng lực marketing có thể đo lường bằng các nhân tố như (1) đáp ứng khách hàng; (2)

phản ứng với đối thủ cạnh tranh và (3) chất lượng mối quan hệ. Năng lực marketing thông qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và làm hài lịng họ với sản phẩm/dịchvụ sẽ tạo ra tính trung thành của khách hàng, tạo ra nguồn khách hàng ổn định cho tổ

chức. Haynói cách khác, doanh nghiệp có năng lực marketing tốtsẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh hiệuquả hơn.Dođó, nghiên cứunày đưara giảthuyết nhưsau:

H3: Nhân tố năng lực marketing có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Định hướng kinh doanhlà khả năng về tính độclập, khả năng chấp nhận mạo hiểm với thị trường, tính chủ động trong kinh doanh hay năng lực tấn công đối thủ kinh doanh (Lumpkin & Dess, 1996). Việc chấp nhận mạo hiểm và chủ động tấn công

đối thủ phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, khả năng chấp nhận rủi ro cũng đồng nghĩa với kỳ vọng về mức lợi nhuận hay kết quả kinh doanh tốt. Nó cũng thể hiện tính chủ động và sáng tạo trong kinh doanh. Mặc dù, có thể có những bất lợi trong ngắn hạn hoặc từng chương trình kinh doanh nhưng khả

năng chủ động và chấp nhận mạo hiểm lại đem lại những lợi thế trong dài hạn. Hay nói cách khác, định hướng kinh doanh sẽ đem lại kết quả kinh doanh tích cực tới kết

quả kinh doanh. Do đó, nghiên cứu đưa ra giảthuyết:

H4: Nhân tố định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Định hướng học hỏilà khái niệm xuất phát từ các nghiên cứu về tổ chức học hỏi (Nevis và cộng sự, 1995; Nguyen & Barrett, 2007). Định hướng học hỏi là quá trình tạora tri thức vàứng dụng chúng trong tổ chức để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Định hướng học

hỏi có thể được đo lường qua việc cam kết của tổ chức với quá trình học hỏi của các cá nhân; xem xét q trình học hỏi như chìa khóa của sự tồn tại và phát triển củatổ chức; khả

năng chủ động của từng cá nhân trong việc tiếp nhận và phân phối tri thức; chia sẻ những

mục tiêu và tầm nhìn chung của tổ chức; tổ chức khuyến khích các ý tưởng và sáng tạo mới trong quá trình kinh doanh. Định hướng học hỏi được xem là một trong những điều

kiện tiên quyết đem lại lợi thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp (Sinkula và cộng sự, 2007). Hay nói cách khác, một tổ chức có định hướng học hỏi thường kéo theo kết quả kinh doanh tốt. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giảthuyết:

H5: Nhân tố định hướng học hỏi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị cho khách hàng thông qua việc tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng mới hay phương pháp mới. Sự thành công và tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo của doanh nghiệp

(Wang & Amed, 2004). Năng lực sáng tạo là phương tiện để thay đổi doanh nghiệp, là phương tiện để tạo ra những cải tiến và phát minh cho doanh nghiệp (Nguyễn Đình

Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Năng lực sáng tạo giúp cho việc khắc phục những lề thói cũ trong kinh doanh khơng cịn phù hợp, theo đuổi những ý tưởng kinh doanh sáng tạo phù hợp với sự biến động của thị trường. Trong môi trường ngày càng

thay đổi hiện nay thì năng lực sáng tạo và đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế

cạnh tranh trên thị trường và làm tăng kết quả kinh doanh (Hult và cộng sự, 2004). Do

đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H6:Nhân tố năng lực sáng tạo có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về năng lực động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)