Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cổng thông tin cho học viện ngân hàng (Trang 64)

c. Theo lĩnh vực cụ thể

2.1.Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng

2.1.1. Tổng quan về phân tích dữ liệu với SPSS

SPSS là một phần mềm chuyên dụng cho thống kê kinh tế xã hội và kinh tế lượng được thiết kế để thực hiện tất cả các bước trong phân tích thống kê, từ việc liệt kê dữ liệu, lập bảng biểu và thống kê mô tả cho đến các phân tích thụng kờ phức tạp mà không cần phải lập trình như các phần mềm khác.

SPSS có thể tạo ra các bảng tính tần suất của tất cả các biến trong cơ sở dữ liệu, hoặc cho phép tạo ra các bảng tương quan giữa các biến. Ví dụ: cơ sở dữ liệu của một cơ quan có thể lập các bảng tổng hợp như: mức lương phân theo chức vụ, mức lương phân theo trình độ học vấn, hệ số phụ cấp phân theo số năm cụng tỏc…

SPSS viết tắt của cụm từ “Statistical Package for the Social Sciences” - phần mềm thống kê đóng gói cho cỏc mụn khoa học xã hội, mặt khác nó cũng là viết tắt của cụm từ “Statistical Products for the Social Sevices” - các sản phẩm thống kê cho các dịch vụ xã hội. SPSS thường được dùng để xử lý dữ liệu của các cuộc điều tra dân số, các cuộc điều tra xã hội học, các cuộc điều tra về tình hình kinh tế, thị trường…

SPSS ra đời từ năm 1960 đến nay đã xuất hiện phiên bản 18, SPSS được thiết lập trên môi trường Window với giao diện đồ họa thân thiện, tiện ích, dễ sử dụng.

Dữ liệu là các số liệu hoặc tài liệu cho trước chưa qua xử lý. Dữ liệu nghiên cứu có thể phân chia thành hai loại chính là dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.

• Dữ liệu định tính: là loại dữ liệu được đưa ra theo tiêu chí mang tính chủ quan như ý kiến, kinh nghiệm, cảm giác, tính chất… và thường thể hiện dưới dạng từ ngữ.

Ví dụ: Bạn có muốn mỗi Khoa sẽ có một trang riêng, giảng viên và cán bộ sẽ tự cập nhật thông tin của khoa: rất cần thiết, bình thường, không thích, hoàn toàn không cần thiết…

• Dữ liệu định lượng: là loại dữ liệu được đưa ra theo tiêu chí mang tính khách quan và được thể hiện dưới dạng số học.

Ví dụ: Bạn có thường xuyên truy cập vào cổng thông tin Học viện Ngân hàng không: Rất thường xuyên (3-4 lần/ngày), thường xuyên (3-7 lần/ngày), thỉnh thoảng (1-4 lần/thỏng), chưa bao giờ.

Việc phân loại dữ liệu định tính và định lượng nhằm xác định các phép toán thống kê hợp lý.

2.1.1.1. Tại sao phải phân tích dữ liệu

Dữ liệu chỉ là các số liệu thô và bản thân chúng không phải là tri thức. Phân tích dữ liệu có vai trò quan trọng trong các hệ thống quản lý, nú giỳp biến đổi dữ liệu trở thành những thông tin thống kê làm cơ sở cho việc gia tăng sự hiểu biết, tri thức từ đó đưa ra được các quyết định kịp thời, chính xác.

Tất cả mọi quyết định quản lý chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi dựa trên cơ sở của một quy trình xử lý thông tin khoa học, bao quát được các nguồn thông tin chiến lược và đón đầu được các xu thế phát triển.

2.1.1.2. Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi cỏc dũng dữ liệu ban đầu thành cỏc dũng thông tin kết quả.

Việc chắt lọc được các thông tin hữu ích nhất từ một kho các thông tin chính là yêu cầu số một của quá trình phân tích dữ liệu thông tin kinh tế.

Trình tự biến đổi từ dữ liệu đến tri thức được minh họa như hình sau:

Hình 2.1: Quá trình tư duy thống kê

• Dữ liệu trở thành thông tin khi nó liên quan đến nhận thức, kết luận và quyết định của người nghiên cứu.

• Thông tin trở thành sự kiện khi thông tin hỗ trợ ra quyết định.

• Sự kiện trở thành tri thức khi nó được sử dụng để hoàn tất quá trình ra quyết định một cách thành công.

Nghiên cứu, phân tích một vấn đề kinh tế xã hội thường bao gồm các bước cơ bản sau:

• Xác định vấn đề nghiên cứu.

• Thu thập dữ liệu.

• Xử lý dữ liệu.

• Phân tích dữ liệu.

• Báo cáo kết quả.

Xác định vấn đề cần nghiên cứu:

Xác định rõ ràng, chính xác vấn đề cần nghiên cứu giúp thu thập dữ liệu tiến hành nhanh gọn, chính xác

Thu thập dữ liệu:

• Thiết kế các cách thức thu thập dữ liệu là công việc quan trọng đối với phân tích thống kê.

• Hai khía cạnh quan trọng của nghiên cứu thống kê là: tổng thể (tập hợp các phần tử) và mẫu (một tập hợp con của tổng thể)

• Dữ liệu có thể được thu thập từ những nguồn có sẵn hay qua quan sát, nghiên cứu, thử nghiệm

Xử lý dữ liệu: qua 3 bước

• Mó hoá: trừ một số dữ liệu định lượng thì không cần mó hoỏ, cũn cỏc dữ liệu định tính cần được mã hóa để chuyển về dạng số.

• Nhập liệu: Dữ liệu được nhập và lưu trữ bởi ít nhất hai người nhập liệu độc lập khác nhau. Thông thường trong thực tế nhập dữ liệu từ bảng câu hỏi vào máy tính là nhập hai lần.

• Hiệu chỉnh: Dữ liệu được kiểm tra bằng cách so sánh hai tập hợp dữ liệu được nhập độc lập với nhau và phát hiện sai lệch giữa hai lần nhập. Kiểm tra bằng cách nhập lần hai bảo đảm mức độ chính xác lên đến 99,8%.

Phân tích dữ liệu: Các phương pháp phân tích dữ liệu được chia thành hai loại:

• Các phương pháp thăm dũ: dựng để khám phá ý nghĩa của dữ liệu bằng các phép tính số học đơn giản và các biểu đồ đơn giản tóm tắt dữ liệu.

• Các phương pháp khẳng định: dựng các ý tưởng trong lý thuyết xác suất để trả lời các vấn đề nghiên cứu cụ thể.

Báo cáo kết quả:

Thông qua suy diễn, từ dữ liệu mẫu thu thập được ước lượng, kiểm định và các mô hình phân tích khác sẽ giúp khẳng định các đặc tính của tổng thể. Các kết quả có thể được báo cáo dưới dạng bảng, đồ thị hay các số phần trăm.

2.1.1.3. Trình bày kết quả bằng đồ thị

Kết quả được trình bầy dưới dạng đồ thị có ưu điểm là trực quan và dễ dàng so sánh. SPSS cung cấp các loại đồ thị cơ bản sau:

• Biểu đồ thanh (Bar): thường được dùng để biểu diễn dữ liệu dưới dạng tần số hay tõợ̀n suṍt %.

• Biểu đồ hình tròn (Pie): thường được dùng biểu diễn dữ liệu định tính dạng tần số hay % có ít giá trị.

• Đồ thị đường gấp khúc (Line) và diện tích (Area): thường được áp dụng cho dữ liệu định lượng.

• Biểu đồ Histograms: biểu đồ phân phối tần số thường được áp dụng cho các biến có giá trị liên tục.

2.1.2. Khảo sát tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng

Với mục đích phác họa sơ lược tình hình sử dụng cổng thông tin đối với những người thường sử dụng Website để tìm kiếm, tra cứu thông tin, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát dành cho các đối tượng là sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ, giảng viên trong trường và các đối tượng khác để nắm bắt được nhu cầu của họ đối với cổng thông tin, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải tiến phục vụ tốt hơn nhu cầu người dùng. Dữ liệu của cuộc khảo sát này được thu thập từ các phiếu trả lời bảng hỏi sau:

BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CỔNG THÔNG TIN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Xin vui lòng khoanh tròn đáp án mà bạn thấy phù hợp với mình.

I. CÂU HỎI CHUNG 1. Bạn là:

1 Sinh viên Học viện Ngân hàng 2 Cán bộ Học viện Ngân hàng

3 Cựu sinh viên Học viện Ngân hàng 4 Học sinh cấp 3

5 Sinh viên trường khác

6 Khác

2. Bạn có thường xuyên truy cập vào Cổng thông tin Học viện Ngân hàng http://hvnh.edu.vn/ không?

1 Rất thường xuyên (3-4 lần/ngày) 2 Thường xuyên (3-7 lần/tuần) 3 Thỉnh thoảng. (1-4 lần/tháng) 4 Chưa bao giờ.

3. Về nội dung, các bạn đánh giá các mặt sau đây của website như thế nào? Tiêu chí Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Không ý kiến 1. Tính xác thực của thông tin 1 2 3 4 5 8 2. Tính thời sự, cập nhật 1 2 3 4 5 8 3. Tính bổ ích 1 2 3 4 5 8 4. Tính thực tế 1 2 3 4 5 8 5. Tính đa dạng 1 2 3 4 5 8 Đánh giá chung 1 2 3 4 5 8

4. Về hình thức, các bạn đánh giá các mặt sau đây của website như thế nào?

Tiêu chí Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Không ý kiến 1. Trình bày giao diện 1 2 3 4 5 8 2. Sắp xếp trang mục 1 2 3 4 5 8 3. Hình ảnh 1 2 3 4 5 8 4. Tính thuận lợi

trong tra cứu 1 2 3 4 5 8

5. Trình bày bài viết 1 2 3 4 5 8

5. Bạn thấy việc tra cứu thông tin trên website như thế nào? 1 Rất nhanh. (dưới 1 phút)

2 Bình thường. (1-5 phút) 3 Khá lâu. (5-10 phút) 4 Rất lâu. (trên 10 phút)

6. Thời gian bạn phải đợi để trang web hiện lên là bao lâu?

1 Rất nhanh. (1-2 giây) 2 Bình thường. (3-5 giây) 3 Khá lâu. (6-10 giây) 4 Rất lâu. (trên 10 giây)

7. Điều bạn thấy khó chịu khi truy cập website

(bạn có thể chọn nhiều đáp án):

1 Có quá nhiều thanh tiêu đề, số lượng chuyên mục để lựa chọn, trong đó lại có nhiều mục trùng nhau.

2 Trình bày thông tin sơ sài, đa phần phải tải văn bản hay tài liệu về mới đọc được, hoặc thông tin bị bó hẹp vào giữa, kéo dài, khiến khó theo dõi.

3 Tìm kiếm thông tin rất khó khăn. 4 Nghẽn mạng, tốc độ tải trang rất chậm. 5 Khác.

……… ……… ………

8. Bạn đã bao giờ sử dụng phần liên hệ để gửi thắc mắc hay góp ý cho Ban quản trị website chưa?

1 Rất thường xuyên (trên 10 lần) Tiếp câu 9

2 Thường xuyên (5-10 lần) Tiếp câu 9

3 Thỉnh thoảng. (dưới 5 lần) Tiếp câu 9

4 Chưa bao giờ. Tiếp câu

10

9. Bạn có hài lòng với phản hồi của ban quản trị không (Nếu bạn chưa bao giờ nhận được phản hồi thì không phải trả lời câu này)

1 Rất không hài lòng. 2 Không hài lòng. 3 Bình thường. 4 Hài lòng. 5 Rất hài lòng.

10. Để đánh giá khả năng website đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn, bạn sẽ cho website bao nhiêu điểm nếu xột trờn thang 10?

Số điểm: ………..

11. Bạn có muốn Học viện Ngân hàng có 1 cổng thông tin mới không?

1 Có, rất cần thiết.

3 Không cần thiết.

12. Bạn có thấy website nên cập nhật liên tục thông tin tuyển dụng của các Ngân hàng không?

1 Rất cần thiết, thông tin này nên được cập nhật liên tục.

2 Có cũng được, không có cũng được. 3 Không cần thiết.

13. Theo bạn, website nờn cú một chuyên mục do sinh viên phụ trách, có sự giám sát của Nhà trường, để đăng những bài viết, phóng sự,… về đời sống sinh viên không?

1 Rất thích, thấy cần thiết. 2 Thích.

3 Bình thường. 4 Không thích.

5 Rất không thích, hoàn toàn không cần thiết.

14. Bạn có muốn mỗi Khoa sẽ có một trang riêng, giảng viên và cán bộ trong khoa sẽ tự cập nhật thông tin của khoa mình?

1 Rất muốn, thấy cần thiết. 2 Thích.

3 Bình thường. 4 Không thích.

II. PHẦN DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

15. Về các thông tin cá nhân như điểm, thời khóa biểu, lịch thi, học phớ,… bạn muốn:

1 Ai cũng có quyền xem.

2 Không ai có quyền xem trừ mình.

3 Có thể phân quyền cho những người được xem và không được xem.

16. Bạn có muốn mỗi sinh viên có một trang cá nhân riêng, tự quản lý mọi thông tin của mình, tự tùy chỉnh giao diện,…?

1 Rất thích, thấy cần thiết. 2 Thích.

3 Bình thường. 4 Không thích.

5 Rất không thích, hoàn toàn không cần thiết.

17. Với những chủ đề bạn cần update thông tin liên tục, bạn muốn:

1 Tự tra cứu thông tin trên website.

2 Thêm các chủ đề này vào trang cá nhân, có thông tin mới sẽ tự update và báo cáo.

18. Bạn cú thớch một mạng xã hội trường học, nơi sinh viên tất cả các trường có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau:

1 Rất thích, thấy cần thiết. 2 Thích.

4 Không thích.

5 Rất không thích, hoàn toàn không cần thiết.

19. Bạn có muốn các giảng viên, cán bộ nhà trường, mỗi người sẽ có 1 hòm thư cố định với ID là tên họ, phần đuôi sẽ chỉ rõ Khoa, Trường

Ví dụ: name@mis.hvnh.edu.vn,...

1 Rất cần thiết, dễ nhớ, tiện liên lạc. 2 Có cũng được, không có cũng được. 3 Không cần thiết.

20. Bạn có cho rằng trường của bạn có một hệ thống học liệu mở - nơi để tổng hợp, chia sẻ bài giảng, tài liệu trên mạng là điều rất cần thiết không?

1 Vô cùng cần thiết

2 Có cũng được, không có cũng được. 3 Không cần thiết.

21. Theo bạn, website nờn cú một diễn đàn chính thống, dưới sự giám sát và bảo vệ của Học viện, nơi sinh viên có thể trao đổi thông tin, tài liệu với nhau cũng như có thể trao đổi với thầy cô một cách dễ dàng hơn?

1 Vô cùng cần thiết

2 Có cũng được, không có cũng được. 3 Không cần thiết.

22. Là một sinh viên, bạn mong muốn website cú thờm những thông tin gì hay bạn có góp ý gỡ khụng?

……… ……… ………

III. PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 23. Bạn đã bao giờ sử dụng chức năng đăng nhập chưa?

1 Rất thường xuyên (3-4 lần/ngày) 2 Thường xuyên (3-7 lần/tuần) 3 Thỉnh thoảng. (1-4 lần/tháng) 4 Chưa bao giờ.

24. Bạn có muốn mỗi giảng viên có 1 trang cá nhân riêng, tự quản lý thông tin của mỡnh, tựy chỉnh giao diện, tự up tài liệu giảng dạy, tăng cường giao tiếp với sinh viên không?

1 Rất thích, thấy cần thiết. 2 Thích.

3 Bình thường. 4 Không thích.

5 Rất không thích, hoàn toàn không cần thiết.

25. Bạn có thấy cần thiết một tài khoản do HVNH cấp với ID cố định là tên bạn, phần đuôi sẽ chỉ rõ bạn đến từ Khoa nào cũng Học viện Ngân hàng? (Ví dụ: name@mis.hvnh.edu.vn,...)

1 Rất cần thiết, hữu dụng, tiện liên lạc. 2 Có cũng được, không có cũng được.

26. Là một giảng viên, bạn mong muốn website cú thờm những thông tin gì hay bạn có góp ý gỡ khụng?

……… ……… ………

IV. PHẦN DÀNH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÒN LẠI 27. Nghề nghiệp của bạn là gì?

1 Học sinh 2 Sinh viên

3 Đã học xong Đại học (hoặc trung cấp, cao đẳng,…) nhưng chưa có việc làm

4 Cán bộ, nhân viên của các Tổ chức tín dụng 5 Cán bộ, nhân viên các tổ chức khác

6. Khác

28. Bạn truy cập website với mục đích:

(bạn có thể chọn nhiều đáp án)

1 Tìm hiểu về trường để đăng ký thi Đại học. 2 Tìm hiểu về các khóa học nghiệp vụ.

3 Tìm hiểu về thông tin tuyển sinh. 4 Tìm hiểu về thông tin tuyển dụng.

5 Khác.

……… ……… ………

29. Sắp xếp mức độ quan tâm của bạn với các chuyên mục sau (quan tâm nhất ghi 1, quan tâm thứ nhì ghi 2,…)

Bản tin Học viện. Đào tạo – Học vụ. Phát triển nghiệp vụ. Tuyển sinh – tuyển dụng.

30. Là một người cần tìm hiểu thông tin về Học viện Ngân hàng, bạn mong muốn website cú thờm những thông tin gì hay bạn có góp ý gỡ khụng?

……… ……… ………

____________________

Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát với chúng tôi!

Với nội dung đánh giá như trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian là 1 tuần (từ 15/3/2012 đến 22/3/2012 ) và kết quả thu được 330 mẫu trả lời khảo sát trên địa bàn TP Hà Nội và các vùng lân cận. Thành phần tham gia khảo sát rất đa dạng, từ các sinh viên mới bước vào năm thứ nhất đại học tới sinh viên đang chuẩn bị làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, sinh viên, giảng viên của Học viện Ngân hàng, cơ sở Sơn Tõy,…

2.1.3. Kết quả khảo sát

2.1.3.1. Thực trạng các đối tượng được khảo sát thông qua việc sử dụng cổng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cổng thông tin cho học viện ngân hàng (Trang 64)