L ỜI NÓI ĐẦU
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức nămg
- Thu mua chế biến và sản xuất.
- Tiêu thụ sản phẩm nước mắm các loại phục vụ nhu cầu thị trường.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thu mua, sản xuất, chế biến nước mắm các loại theo đúng quy trình chế biến đảm bảo chất lượng cũng như số lượng.
- Liên minh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Chăm lođời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ nhân viên trong công ty. - Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
- Sản xuất kinh doanh hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, nghiêm chỉnh tuân thủ chấp hành theo pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty.2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc bán hàng Phòng đầu tư Marketing
Phòng Phân Phân Chi
nhánh Phòng tài Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng nhân sự
Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
*Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Từ tháng 3/2006 khi chuyển sang hình thức cổ phần hóa Công ty đã hoạt động theo bộ máy mới tinh gọn hơn so với bộ máy quản lý cũ.
- Hội đồng quản trị: gồm 3 thành viên trong đó chủ tịch HĐQT là chú Đỗ Hữu Việt. Quyền hạn của Hội đồng quản trị là đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chấp hành điều lệ của Công ty và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: do hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thanh viên trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn kế toán. Có chức năng kiểm soát mọi hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc, chịu trách nhiệm về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Giám đốc: là Chú Đỗ Hữu Việt, người có quyền cao nhất phụ trách chung các công việc, trực tiếp quản lý công tác tổ chức kế hoạch kinh doanh, kế hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm về Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách. Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý Nhà nước.
- Phó giám đốc sản xuất: là chú Nguyễn Xuân Dũng phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phòng nhân sự: gồm 9 người trong đó trưởng phòng là Cô Nguyễn Thị Thanh Minh, theo dõi hồ sơ nguồn nhân lực, các vấn đề liên quan đến tiền lương..., tư vấn cho giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy nhân sự.
* Phòng kỹ thuật: gồm 3 người trong đó trưởng phòng là chú Ngô Quôc Nam, có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ cũng như tham mưu cho giám đốc về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
* Phân xưởng 1: đặt tại Nha Trang( Khánh Hòa) gồm 35 lao động, quản đốc chú Đặng Quang Sơn.
* Phân xưởng 2: Đặt tại Phan Rí (Bình Thuận) gồm 15 lao động, quản đốc chú Nguyễn Trung Thông.
- Phòng đầu tư Marketing : gồm 2 người, có nhiệm vụ là tìm kiếm thị trường mới, quảng cáo sản phẩm đến thị trường cho người dùng biết sản phẩm của Công ty, xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai?..
- Phó giám đốc kinh doanh: là chú Huỳnh Ngọc Diệp, phụ trách về công tác kinh doanh – tài chính của Công ty, đề xuất cho giám đốc những lựa chọn phương án kinh doanh mang lợi ích cao nhất.
Trợ giúp cho phó giám đốc kinh doanh là phòng tài chính kinh doanh. gồm 13 người. Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ hàng hóa – tư vấn cho giám đốc về phương án kinh doanh của Công ty. Tổ chức hạch toán và quản lý hoạt động kinh doanh, thanh toán và theo dõi các khoản tiền của Công ty, giúp cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch tài chính và các nội dung về kế toán.
- Phó giám đốc bán hàng: Là chú Thuận – quản lý chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiệm vụ lên kế hoạch bán hàng cho chi nhánh, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện công việc bán hàng của từng nhân viên. Thường xuyên tổ chức cuộc họp giao ban trong tuần và trong tháng. Tham gia vào đào tạo quá trình đào tạo và tuyển dụng nhân viên.
Nhìn chung bộ máy quản lý của Công ty khá phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của Công ty. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng song các giữa các phòng ban vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của giám đốc nhằm thực hiên các mục tiêu nhiệm vụ của Công ty đề ra một cách tốt nhất.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
Tổ chức sản xuất trong công ty bao gồm toàn bộ các biện pháp kết hợp một cách hợp lý và có hiệu quả nhất về việc sử dụng thời gian, không gian, tất cả các yếu tố sản xuất như: tư liệu lao động, người lao động. Muốn làm được điều này công ty cần phải đảm bảo nguyên tắc và chỉ tiêu của việc tổ chức quy trình sản xuất, từ đó cho ra cho ra đời những sản phẩm mang hương vị đặc trưng riêng của Công ty.
2.1.3.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất
Sơ đồ 2.2: TỔ CHỨC SẢN XUẤT * Giải thích:
Quản đốc phân xưởng dựa vào chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch sản xuất mà phân công nhiệm vụ sản xuất cụ thể cho từng tổ sản xuất, từng người cụ thể tại phân xưởng đảm bảo cho phân xưởng sản xuất một cách đồng bộ nhịp nhàng liên tục hoàn thành công việc được giao.
Phân xưởng sản xuất: Dựa vào kế hoạch sản xuất mà xây dựng, tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo quy trình an toàn cho người lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty gồm: * Sản xuất nước mắm: đảm nhận các khâu từ khi xử lý nguyên liệu, tạo chợp, cài nén, pha đấu, chịu trách nhiệm sản xuất ra các loại nước mắm có độ đạm khác nhau, bao gồm 2 tổ: tổ thùng A có sức chứa 800 tấn và tổ thùng B có sức chứa 600 tấn.
* Sản xuất mắm chai: đảm nhận khâu chuẩn bị nước mắm, lọc kỹ đạt mùi hương tiêu chuẩn, đóng, dãn nhãn chai.
+ Bộ phận sản xuất phụ: Bộ phận hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính bốc dỡ hàng khi nhập kho, pha đấu, vận chuyển nguyên liệu.
2.1.3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất:
Phân xưởng sản xuất
BP sản xuất chính BP sản xuất phụ SX mắm SX mắm chai Tổ thùng A Tổ thùng B Tổ mắm chai Tổ phục vụ
Sơ đồ 2.3 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Cá Muối ăn (Nacl)
Muối chợp và chăm sóc chợp Chợp chín Keo rút Nước mắm cốt Bã chợp Tận dụng Pha đấu Nước mắm thành phẩm Các loại nước mắm bán thành phẩm Bã thải làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi
* Giải thích:
- Chọn nguyên liệu là cá tươi, không có tạp chất được trộn với tỷ lệ 3:1(tức 3 muối 1 cá). Hỗn hợp cá muối được đưa vào hồ, bể thùng gọi là chợp. Sau một thời gian đưa chợp vào hồ. tiến hành rút cá từ trong chợp ra gọi là nước bổi. Nước bổi được để chín tự nhiên bằng cách giang phơi trong các hồ có mái che, thông thường nước bổi cóđộ đạm từ 12 đến 18 độ đạm. Sau khi rút nước bổi tới gần khô thì tiến hành gài nén, lên nước. Chăm sóc chợp là quá trình đảo trộn nuớc bổi trong chợp cho đến khi chượp chín, thường kéo dài đến 6 tháng.
- Chợp chín tiến hành keo rút thành phẩm, rút lần đầu được gọi là mắm cốt, có độ đạm rất cao. Khi chất lượng cá càng tốt, thể tích bể càng lớn thì nước mắm cốt có độ đạm càng cao.
- Sau khi rút nước cốt lần đầu ta đưa nước bổi chín vào keo rút cho ra nước bổi có độ đạm thấp hơn và giảm dần theo từng đợt keo rút và giảm đến khi độ đạm của nước mắm kéo ra bằng nước bổi chín đưa vào. Quá trình này thường cho các loại nước mắm từ 12 đến 30 độ đạm. Trước khi đưa vào đóng chai, các thành phẩm các loại phải pha đấu với nhau tạo ra các sản phẩm có độ đạm đã đăng ký theo theo chuẩn.
- Sau khi hết nước bổi thì xác chợp còn lại có độ đạm thấp, để tận dụng xác chợp người ta dùng muối bão hòa kéo qua chợp để bón đạm. Nước mắm có độ đạm thấp gọi là nước long và nước long có thể dùng sản xuất ra nước mắm thấp đạm.
- Quá trình keo rút kết thúc khi độ đạm trong chợp đã hết (<10 độ đạm). Cuối cùng ta tiến hành phá xác để giải phóng sức chứa xác mắm có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón.
- Toàn bộ quá trình sản xuất trên được thực hiện trong điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. ty trong thời gian qua.
2.1.4.1. Các nhân tố bên trong
- Nhân tố lao động:
Nhân tố lao động là một trong những nhân tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, nhân tố quyết định sự thành công. Chính vì điều này mà Công ty luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú ý đến đời sống của cán bộ công nhân viên, cụ thể trả tiền lương đúng
hạn, tiền thưởng, tiền trợ cấp... Công ty đã tạo được niềm tin và tinh thần làm việc hăng say trong toàn bộ công nhân viên. Đây là nhân tố không nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Nhân tố kỹ thuật – công nghệ:
Nước mắm là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời và cho đến nay chưa có gì thay đổi lớn trong quy trình sản xuất. Hiện nay công nghệ chế biến chủ yếu vẫn là thủ công sản xuất theo phương thức cổ truyền kết hợp với phương pháp cài nén và đánh quậy. Các loại phục vụ trực tiếp cho sản xuất ít, chủ yếu máy trợ lực, máy bơm, xi lô chứa nước mắm đóng chai...
- Nhân tố vốn:
Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của công ty. Hiện nay vốn lưu động của công ty chiếm phần lớn trong tổng vốn, do đặc điểm sản xuất mang tính mùa vụ nên nhu cầu về tiền cho công tác thu mua nguyên liệu nhiều trong thời gian 3 đến 6 tháng để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục. Vốn cố dịnh tập trung chủ yếu nhà xưởng. máy trợ lực, ô tô chở hàng.
2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
- Nhân tố thuế:
Đặc trưng của Công ty là thu mua nguyên liệu đầu vào trực tiếp từ người dân nên không có các giấy tờ, sổ sách hợp lệ. Vì vậy, Công ty chỉ được khấu trừ 5% thuế suất thuế GTGT đầu vào, đây là một điểm không thuận lợi với hoạt động kinh doanh của Công ty so với các Công ty cùng ngành.
- Nhân tố khách hàng:
Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Do đó sản phẩm của Công ty phục vụ cho tất cả tầng lớp xã hội. Để lấy được niềm tin của khách hàng, Công ty luôn chú trọng vào hương vị sản phẩm,mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Mặt khác, Công ty luôn tìm hiểu thị hiếu, sở thích của khách hàng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chính là nguời nuôi sống doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên:
Khánh Hòa là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng, chế biến thủy sản. Bờ biển dài 385 km với nhiều vùng vịnh như Đại Lãnh, Cam Ranh. Thủy triều kết hợp dòng hải lưu hoạt động quanh năm và theo đổi theo mùa tạo nên những dòng nước hội tụ, là nơi tập trung thức ăn cho các đàn cá có mật độ lớn. Hơn nữa, đây là nơi phù hợp điều
kiện sinh sống của các loài cá nục, cá cơm – nguyên liệu sản xuất chính. Đây là điều kiện thuận lợi đầu vào của công ty.
- Chính sách của nhà nước:
Năm 2006 theo chủ trương chính sách của Nhà nước, xí nghiệp thủy sản Nha Trang được chuyển sang hinh thức cổ phần và Công ty được miễn giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và 50% thuế thu nhập daonh nghiệp trong 2năm tiếp theo. Đây là một ưu đãi lớn nên công ty tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, do Công ty hoạt động trong ngành Thủy sản là ngành thế mạnh của nước ta nên được Đảng và Nhà nước có các chính sách, chế độ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển.
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 CL % CL %
1 Doanh thu đồng 21.991.191.619 28.740.858.095 30.753.303.272 6.749.666.476,00 30,69 2.012.445.177,00 7,00
2 Lợi nhuận trước thuế đồng 1.159.683.711 764.611.880 1.672.470.776 (395.071.831,00) (34,07) 907.858.896,00 118,73
3 Lợi nhuận sau thuế đồng 1.159.683.711 654.694.266 1.485.413.268 (504.989.445,00) (43,55) 830.719.002,00 126,89
4 Tổng vốn KD bình quân đồng 9.442.542.798 13.430.135.620 20.216.569.510 3.987.592.822,00 42,23 6.786.433.890,00 50,53
5
Tổng vốn CSH bình
quân đồng 3.291.749.329 4.631.498.440 5.934.795.029 1.339.749.111,00 40,70 1.303.296.589,00 28,14
6 Tổng số lao động người 60 70 75 10,00 16,67 5,00 7,14
7 Thu nhập bình quân đ/người 2.883.644 2.909.000 3.100.000 25.356,00 0,88 191.000,00 6,57
8 Tổng nộp ngân sách Đồng 1.222.775.234 1.545.215.789 2.087.363.112 322.440.555,00 26,37 542.147.323,00 35,09 9 Khả năng TT nhanh lần 0,38 0,24 0,19 (0,14) (36,84) (0,05) (20,83) 10 Khả năng TT nợ ngắn hạn lần 1,42 1,32 1,24 (0,10) (7,04) (0,08) (6,06) 11 Khả năng TT hiện hành lần 1,62 1,48 1,37 (0,14) (8,64) (0,11) (7,43)
12 Khả năng TT lãi vay lần 5,05 2,90 5.15 (2,15) (42,57) 2,25 77.58
13 Vòng quay hàng tồn kho vòng 2,72 2,40 1,56 (0,32) (11,76) (0,84) (35,00)
14 Kỳ luân chuyển HTK BQ ngày 132 150 231 18,00 13,64 81,00 54,00
15
Vòng quay khoản phải
thu vòng 18,98 16,16 13,74 (2,82) (14,86) (2,42) (14,98)
16 Kỳ thu tiền bình quân ngày 19 22 26 3,00 15,79 4,00 18,18
17 Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 19,66 19,92 15,25 0,26 1,32 (4,67) (23,44) 18 Tỷ số nợ % 61,88 67,6 72,86 5,72 9,24 5,26 7,78 19 Tỷ số tài trợ % 38,12 32,4 27,13 (5,72) (15,01) (5,27) (16,27) 20 Tỷ số nợ trên VCSH lần 1,62 2,09 2,66 0,47 29,01 0,57 27,27
* Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu bán hàng ngày càng tăng cao, năm 2008 tăng mạnh hơn so với 2007, năm 2009 thì tăng không nhiều so với năm 2008 nhưng nhìn chung kết quả đạt được cũng được duy trì ở mức cao, kết quả này có được là do uy tín của công ty trên thương trường ngày càng cao cùng với phương hướng kinh doanh có hiệu quả.
- Lợi nhuận giảm đáng kể năm 2008 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng tới công ty, tuy doanh thu tăng mạnh so với năm 2007 nhưng lợi nhuận giảm rất nhiều. Đến năm 2009 thì lợi nhuận lại tăng, chứng tỏ công ty có thể khắc phục được khó khăn trong thòi gian ngắn.
- Các chỉ tiêu như tổng vốn kinh doanh bình quân, tổng vốn chủ sở hữu bình quân, tổng số lao động bình quân, tổng nộp ngân sách nhà nước.. ngày càng tăng chứng tỏ quy mô công ty ngày càng mở rộng, vốn kinh doanh năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 với mức tăng 50.53% nhưng doanh thu lại không tăng tương xứng, có thể do công ty đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều.
- Tổng số lao động của công ty đang tăng dần theo từng năm. Điều này cho thấy việc công ty ngày càng làm ăn phát đat, quy mô được mở rộng và nhu cầu lao động tăng cao,