II. Bài tập Bài 1:
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG II
Đi sâu phân tích:
← Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp
← Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
SỐ TIẾT PHÂN BỔ CHO CHƯƠNG II
← 12 tiết lý thuyết ← 3 tiết thực hành
2.1. Phân tích năng lực sản xuất của DN2.1.1. Phân tích mơi trường kinh doanh 2.1.1. Phân tích mơi trường kinh doanh
Môi trường là tập hợp những lực lượng “ở bên ngoài” mà mọi DN đều phải chú ← đến khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Cơng nghệ sẵn có bên ngồi có tác động đến các mặt hoạt động của DN. Máy móc thiết bị loại mới có ảnh hưởng
đến quy trình sản xuất mà DN đang sử dụng. Các kỹ thuật tiếp thị và bán hàng mới cũng ảnh hưởng đến phương thức cũng như sự thành công của phương thức mà
DN tiếp thị và bán sản phẩm của mình... Tóm lại, mơi trường kinh doanh của DN rất sinh động và luôn biến đổi. Những biến đổi trong môi trường có thể gây ra những bất
ngờ ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì vậy DN cần nghiên cứu phân tích mơi trường để có thể dự đốn những khả năng có thể xảy ra để đưa ra những biện pháp
ứng phó kịp thời. Thơng qua phân tích mơi trường kinh doanh giúp cho DN nhận thấy
được mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Khi phân tích mơi trường cần chú trọng phân tích các mặt sau đây:
← Môi trường vi mô:
← Khách hàng: Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết
định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của DN và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. Do vậy DN cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Có năm thị trường khách hàng chủ yếu đó là:
← Thị trường người tiêu dùng ← Thị trường các nhà sản xuất
← Thị trường các nhà buôn bán trung gian ← Thị trường các cơ quan Nhà nước ← Thị trường quốc tế
Khách hàng chỉ mua những thứ mà họ cần chứ khơng mua mọi thứ mà DN có thể cung ứng. Vì vậy, nếu DN khơng cung ứng đúng thứ mà khách hàng muốn thì
khách hàng sẽ tìm đến những DN khác mà có thể mang lại cho họ cái họ đang cần tìm. Nghiên cứu nhân tố khách hàng giúp cho DN xác định nhu cầu nào của con ngườ i chưa được thỏa mãn, lượng khách hàng là bao nhiêu, họ đang tìm kiếm loại hàng nào và họ sẵn sàng mua với giá nào, phương thứ c phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất... Mặt khác nghiên cứu nhân tố khách hàng cịn nhằm để có biện pháp điều chỉnh công việc kinh doanh sao cho thật phù hợp những gì khách hàng mong muốn để có thể giữ được khách hàng.
← Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các DN hiện có mặt trong ngành và các
DN tiềm ẩn có khả năng có tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng đối thủ
đặc biệt đối thủ có quy mơ lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được những điểm mạnh và yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng vững mạnh trong mơi trường ngành.
← Các nhà cung ứng: Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của DN phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố cơ bản như: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin, công nghệ... Số lượng và chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối ưu. Phân tích các nguồn cung ứng nhằm xác định khả năng thỏa mãn nhu cầu đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để từ đó xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận dụng các nguồn cung
ứng này.
← Môi trường vĩ mô:
← Yếu tố nhân khẩu: Yếu tố nhân khẩu rất có ý nghĩa đối với q trình
phân tích mơi trường kinh doanh vì thị trường là do con người họp mà thành. Dân số tăng kéo nhu cầu của con người tăng theo và các DN phải thỏa mãn nhu cầu đó. Điều này có nghĩa thị trường cũng tăng cùng với sức mua khá lớn. Các xu thế nhân khẩu như sự gia tăng dân số, xu hướng già hóa hoặc trẻ hóa dân cư, sự thay đổi về cách sống của gia đình dân cư, biến động cơ học, sự gia tăng số người đi làm, sự nâng cao trình độ văn hóa đều có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh
doanh của DN. Trong phạm vi một thời kỳ ngắn và vừa, các xu thế nhân khẩu nêu trên là những yếu tố hịa tồn tin cậy cho sự phát triển. DN có thể lập danh sách các xu thế nhân khẩu chủ yếu đối với đơn vị mình và xác định chính xác từng xu thế có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp.
← Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn và nhiều mặt đến
môi trường kinh doanh của DN, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của DN. Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ cuả Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp... Khi phân tích các yếu tố kinh tế cần lưu ý đến tình hình phân bố thu nhập của dân cư. Sự phân bố thu nhập thường không đều, từ đó kéo theo khả năng tiêu dùng của các tầng lớp dân cư khác nhau. Dẫn đầu là những
người tiêu dùng thuộc tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Đối với họ những sự kiện của nền kinh tế như suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng tăng đều
khơng gây
ảnh hưởng gì đến tính chất của các khoản tiêu dùng của họ và h ọ vẫn là thị trường
chủ yếu tiêu thụ những mặt hàng xa xỉ và những dịch vụ đắt tiền. Tiếp đến là những người tiêu dùng thuộc tầng lớp có thu nhậ p khá. Họ có hạn chế chút ít trong việc chi tiêu như ng dù sao vẫn cảm thấy thoải mái và có khả năng mua sắm những hàng hóa đắt tiền. Tầ ng lớ p cơng nhân có thu nh ập trung bình ch ỉ có thể mua sắm
những thứ thật sự cần thiết đối với cuộc sống của bản thân và gia đình c ủa họ và
ln ln hết sức tiết kiệm. Cuối cùng là tầng l ớp sống bằng trợ cấp xã hội phải tính
tốn chi li cả khi mua những thứ thật cần thiết.
← Yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên gồm những những nguồn tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái... biến động nào của các yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến hàng hóa mà DN sản xuất kinh doanh. Do vậy khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, DN cần tính đến sự việc các nguồn lực tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm và tính đến việc bảo vệ mơi trường sinh thái.
← Yếu tố khoa học kỹ thuật: Yếu tố khoa học kỹ thuật và khoa học ứng
dụng có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến môi trường kinh doanh của DN. Mỗi kỹ thuật mới đều thay thế vị trí của kỹ thuật cũ. Những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đã tạo ra khả năng làm biến đổi tận gốc hàng hóa và q trình sản xuất, và tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của các DN trên thị trường, đó là chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm. Phân tích yếu tố khoa học kỹ thuật giúp cho DN nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đó vào DN mình.
← Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị thể hiện sự điều tiết bằng luật pháp
của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của DN. Nghiên cứu phân tích yếu tố chính trị cụ thể là các văn bản pháp luật và chính sách sẽ giúp cho DN nhận ra được hành
lang và giới hạn cho phép đối với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của mình.
← Yếu tố văn hóa: Con người lớn lên trong một xã hội cụ thể và chính xã
hội đó đã hình thành những quan điểm của con người về các giá trị và chuẩn mực đạo đức. Những giá trị văn hóa cơ bản có tính bền vững cao, ngược lại những giá trị văn hóa thứ phát có thể bị làm cho thay đổi.
Nhữ ng giá tr ị văn hóa cơ bản của xã hội được thể hiện qua thái độ của con
người đối v ới bản thân mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, tự nhiên và vũ trụ.
Nghiên cứ u và phân tích yếu tố văn hóa giúp cho các DN xây d ựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa của xã hội và có phương thức hợp đồng kinh doanh phù hợp với các đối tượng tiêu dùng khác nhau.
2.1.2. Phân tích thị trường
Phân tích th ị trường là q trình phân tích các thơng tin v ề các yếu tố cấu
thành thị trường nhằm tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh.
Phân tích thị trường nhằm xác định những vấn đề:
← Thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của DN? ← Khả năng tiêu thụ trên thị trường là bao nhiêu?
← Chiến lược kinh doanh nào làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường? Nội dung phân tích sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính:
← Xác định thái độ của người tiêu dùng
- Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu.
- Phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường.