Phân tích tồn bộ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 83 - 85)

- Chi phí quản trị chung

3.2.2.2. Phân tích tồn bộ giá thành sản phẩm

Tồn bộ hàng hố của DN bao gồm các sản phẩm có thể so sánh và sản phẩm

khơng thể so sánh được. Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm đã ổn định về mặt sản xuất, doanh nghệp đã chính thức đưa vào sản xuất từ những năm trước. Những sản phẩm này có đầy đủ tài liệu hạch toán giá thành và xây dựng kế hoạch giá thành. Sản phẩm không so sánh được là những sản phẩm chưa ổn định về sả n xuất, DN m ới đưa vào sản xuất trong năm, chưa thể có đầy đủ tài liệu về hạch toán và xây dựng kế hoạch giá thành.

Mục tiêu của phân tích tình hình biến động tổng giá thành là đánh giá chung

tình hình biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm theo từng loại sản ph ẩm, cho chúng ta nhận thứ c một cách tổng quát về khả năng tăng hay giảm lợi tức của DN

bởi sự tác động và ảnh hưởng giá thành từng loại sản phẩm. Phân tích đánh giá tình

hình biến động của tổng giá thành còn là cơ sở định hướng và đặt vấn đề cần đi sâu nghiên cứu giá thành của từng sản phẩm cụ thể.

Ðối với toàn bộ sản phẩm, người ta tiến hành phân tích bằng cách so sánh

giữa tổng giá thành thực t ế với t ổng giá thành kế hoạch; từ đó thấy đượ c ưu - nhược điểm trong cơng tác quản lý chi phí và giá thành. Ðể thực hiện yêu cầu nói trên, cần phải tiến hành so sánh về cả số tuyệt đối và số tương đối tổng giá thành thực t ế với kế hoạch. Trong nhiều trường hợp chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá tr ị sản phẩm hàng hố để đánh giá tồn bộ giá thành sản phẩm (Xem thêm phần sau).

Ðể minh hoạ cho phương pháp phân tích ta s ử dụng ví dụ đã nghiên cứu và tài liệu bổ sung về khối lượng sản phẩm sản xuất như sau:

Bảng 24: Bảng số liệu thu thập về sản lượng và giá thành đơn vị SX của các SP

Sản phẩm Ðơn vị Sản phẩm so sánh được + SPA Cái + SPB - + SPC - Sản phẩm không so sánh được + SPD - Kế hoạch (Qk) Thực hiện (Q1) 20.000 48.000 15.000 16.500 10.000 10.000 1.000 1.000

Ðể tiện cho q trình phân tích, ta sử dụng ký hiệu sau:

Qk: Khối lượng kế hoạch từng sản phẩm. Q1: Khối lượng thực hiện từng sản phẩm. Z0: Giá thành đơn vị sản phẩm năm trước. Zk: Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch

Z1: Giá thành đơn vị từng sản phẩm thực hiện.

Căn cứ tài liệu thu thập ở Bảng 23, 24 trên ta lập bảng phân tích 25 (xem trang

bên)

Qua bảng tài liệu phân tích 25 cho thấy:

Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành tồn bộ sản phẩm nhìn chung giảm 0,6% tương ứng 561 nghìn đồng. Như vậy DN đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, đây là khả năng tăng lợi nhuận và tích luỹ cho DN, biểu thị tốt trong công tác

quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Bảng 25: Bảng phân tích tình hình biến động tổng giá thành

Ðơn vị: 1000đ

Sản lượng TH tính theo Z... Chênh lệch

Sản phẩm TH/KH Q1Z0 Q1Zk Q1Z1 Mức % Sản phẩm so sánh được SP A 34.200 33.840 34.560 +720 +2,19 SP B 40.425 38.775 38.049 -726 -1,87 SP C 18.696 17.343 16.728 -615 -3,55 Cộng 93.321 89.958 89.337 -621 -0,69 Sản phẩm không so sánh được SP D - 3.250 3.310 +60 +1,85 Tổng cộng 93.321 93.208 92.647 -561 -0,60 Kết quả hạ giá thành từng loại sản phẩm.

+ Các sản phẩm so sánh được:

Giá thành giảm 0,69% tương ứng 621 nghìn đồng là do sản phẩm B và C có 13 -

khối lượng sản xuất lớn và giá thành hạ; Còn sản phẩm A giá thành tăng 2,13%

tương ứng là 721 nghìn đồng, loại này có kh ối lượng sản xuất lớn (18.000 sản

phẩm) nhưng giá thành đơn vị lại tăng so vớ i kế hoạch. Vậy DN cần tập trung

nghiên cứu giá thành của sản phẩm A để thấy rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.

+ Sản phẩm không so sánh được:

Chỉ có sản phẩm D m ới sản xuất năm nay, với khối lượng ít (1.000 sản ph ẩm) nhưng giá thành đơn vị lại tăng so với kế hoạch đề ra. DN cũng cần đi sâu để tìm nguyên nhân, nếu DN sản xuất với khối lượng lớn hơn trong kỳ kế hoạch tới.

Chú ý: Ðể đánh giá thực chất kết quả kế hoạch giá thành, khi phân tích cần loại trừ ảnh hưở ng của sự tăng giảm các khoản m ục giá thành, do các nguyên nhân khách quan gây ra như do thay đổi giá cả nguyên vật liệu, thay đổi tiền lương công nhân sản xuất, thay đổi tỷ lệ khấu hao TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ. Những nguyên nhân này sẽ làm cho giá thành thự c hiện so với kế hoạch thay đổi, việc thay đổi này

là do nguyên nhân khách quan gây nên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w