Ðánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 47 - 48)

- Phân tích kết quả sản xuất liên hệ với giá trị đầu tư

2.2.2.2. Ðánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh

Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, các DN không chỉ

quan tâm đến sự tồn tại trong từng thời kỳ mà điều cốt yếu là sản xuất kinh doanh

của DN phải ngày một phát triển. Mức độ tăng trưởng của DN quyết định sự tồn tại

lâu dài của DN trên thị trường.

Ðể đánh giá tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh, người ta thường dùng 2 chỉ tiêu là tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn sau đây:

← Tốc độ phát triển(tăng trưởng) định gốc: Là tốc độ phát triển tính theo kỳ gốc

ổn định (thời kỳ đánh dấu sự ra đời hay bước ngoặt trong KD của DN).

← Tốc độ phát triển (tăng trưởng) liên hoàn: Là tốc độ phát triển hàng năm (kỳ) lấy kỳ này so với kỳ trước liền đó.

Ví dụ: Có tài liệu phân tích về giá trị SX hàng hố tiêu thụ tại 1 DN qua 5 năm

như sau (Xem Bảng 13).

Tài liệu phân tích ở Bảng 13: cho ta thấy quá trình tiêu thụ sản phẩm ở DN. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm đầu, đến năm 2002 có giảm và năm 2003 lại tăng lên.

Hai chỉ tiêu trên (tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc)

thường được phân tích kết hợp trong mối quan hệ với chu kỳ sống của sản phẩm.

Bảng 13: Bảng phân tích tốc độ phát triển liên hồn và định gốc

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1000 1100 1200 1150 1225 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 110 120 115 122,5 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 110 109 95,8 106,5 Chu kỳ sống của sản phẩm được biể u hiện qua sự biến động của doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tương ứng với quá trình phát triển của sản phẩm trên thị trường.

Mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống khác nhau và đượ c gắn với một thị trường nhất

định. Chu kỳ sống (vòng đời) của sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn (4 pha).

+ Pha triển khai (hay còn gọi còn gọi là pha giới thiệu sản phẩm):

Sản phẩm hàng hoá của DN được bắt đầu đư a vào thị trường nhưng tiêu thụ rất chậm chạp, sản phẩm hàng hoá của DN đang ít người biết đến, chi phí kinh

doanh tính cho một đơn vị sản phẩm và các chi phí nhằm hồn thiện sản phẩm cịn khá lớn, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của DN còn quá cao.

Do vậy ở giai đoạn này DN chưa có lãi, thậm chí cịn lỗ. Do đó nhiệm vụ đặt ra

cho các DN trong thời kỳ này là:

← Tăng cường quảng cáo, giao tiếp, giữ bí mật cơng nghệ, thiết bị.

← Tăng chi phí sản xuất để sản xuất và để tiếp cận các kênh phân phối. ← Tiếp tục thăm dò thị trường, linh hoạt trong phương thức bán hàng, mở

rộng công tác tiếp thị.

← Pha phát triển (pha tăng trưởng): Do khả năng xâm nhập thị trường

lớn, sản phẩm và uy tín của DN đã bắt đầu được khách hàng chấp nhận và khối lượng tiêu thụ tăng nhanh, các chi phí quảng cáo và chi phí kinh doanh dần hồn

thiện và tính cho một đơn vị sản phẩm giảm dần. Nhiệm vụ của DN trong thời kỳ này

là đẩy nhanh khối lượng sản xuất để đảm bảo tiêu thụ, đáp ứng được các nhu cầu

của thị trường.

← Pha chín muồi(pha bão hoà): ở pha này, giai đoạn đầu tốc độ tiêu thụ

cịn tăng nhưng sau đó bắt đầu giảm dần ở giai đoạn sau, chi phí kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm thấp và do đó đạt cho lợi nhuận cao. Nhiệm vụ của DN trong giai đoạn này phải kéo dài thời kỳ sung mãn và cần có ngay giải pháp để triển khai

bước sau, khi thấy việc tiêu thụ sản phẩm bắt đầu chững lại.

← Pha suy thoái: ở pha này tốc độ tiêu thụ giảm nhanh, nếu khơng giảm

mức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hố thì khối lượng hàng hố sẽ tồn đọng

rất lớn. Giai đoạn này chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cao, lợi

nhuận giảm, nếu kéo dài thời gian sẽ bị lỗ và phá sản. Nhiệm vụ của DN trong giai đoạn này là phải dùng biện pháp giảm khối lượng sản xuất, hạ giá bán, cải tiến chất

lượng, mẫu mã sản phẩm; thay đổi địa bàn tiêu thụ, tăng cường quảng cáo để tăng

khối lượng tiêu thụ.

Thông qua nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp các nhà DN biết được

sản phẩm của DN đang ở pha nào trên thị trường khi nào cần phải thay đổi sản phẩm m ới, thay thế SP đã lỗi thời, hoặc chỉ cần thay đổi một số chức năng nhất định của SP.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w