PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH bê tông ly tâm bình dương (Trang 29)

1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu trực tiếp từ phịng Kế tốn – Tài vụ của Cơng ty TNHH Bê Tơng Ly Tâm Bình Dương. Cụ thể:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Phỏng vấn các anh, chị phịng Kế tốn – Tài vụ của Cơng ty

1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc

so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

x 100%

ROE = Lợi nhuận ròng

So sánh cũng là phươnag pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu

hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh

và xác định mục tiêu so sánh.

Xác định số gốc để so sánh: là lựa chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so

sánh được gọi là kỳ gốc. Các chỉ tiêu được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ

thực hiện (kỳ phân tích).

- Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ

tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự tốn, định mức) nhằm đánh giá tình

hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt

hàng… nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Điều kiện so sánh: cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và

khi so sánh theo không gian.

- Về thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch

toán như nhau (cụ thể cùng tháng, quý, năm…) và phải đồng nhất trên cả ba mặt: cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính tốn, cùng một đơn vị đo lường.

- Về không gian: các chỉ tiêu kinh tế cần phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…).

Kỹ thuật so sánh: để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc

của các chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ: So sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Ta có cơng thức: Δy = y1 – y0 (1.14)

Trong đó:

y0: là trị số của năm trước (năm chọn làm kỳ gốc) y1: là trị số của năm sau (năm chọn làm kỳ phân tích)

Δy: là trị số chênh lệch giữa 2 năm

- So sánh bằng số tương đối: tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so

sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh

tế.

Trong đó:

- y0: là chỉ tiêu năm trước (năm chọn làm kỳ gốc)

- y1: là chỉ tiêu năm sau (năm chọn làm kỳ phân tích)

Phương pháp thống kê: chủ yếu là thu thập các số liệu từ các báo cáo tài chính,

tổng hợp theo trình tự để thuận lợi cho q trình phân tích

Phương pháp đồ thị: dùng để phân tích mối quan hệ mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp thay thế liên hồn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các

nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Nguyên tắc sử dụng:

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được biến đổi

còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng được sắp xếp trước, nhân tố chất lượng được sắp xếp sau.

- Tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích phải đúng bằng đối tượng phân tích (là hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

Giả sử chỉ tiêu kinh tế Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. Với Q0 = a0 x b0 x c0 được chọn làm kỳ gốc

Q1 = a1 x b1 x c1 được chọn làm kỳ phân tích. Khi đó các ngun tắc trên được thể hiện như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích

ΔQ = Q1 – Q0

Bước 2: Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn cho từng nhân tố

- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: Δa = a1b0c0 – a0b0c0

Tốc độ tăng trưởng = y1 – y0

y0 x 100% (1.15)

x 100%

Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Thực tế

- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là: Δb = a1b1c0 – a1b0c0

- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1. Khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: Δc = a1b1c1 – a1b1c0

Bước 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Δa +Δb + Δc = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0)

= a1b1c1 – a0b0c0

= ΔQ (đúng bằng đối tượng phân tích)

Bước 4: Tìm ra nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố. Nếu do nguyên nhân chủ quan tư doanh nghiệp thì phải tìm ra biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn.

Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung tổng quát của chương 1 tập trung vào việc nêu lên định nghĩa của phân

tích kết quả hoạt động kinh doanh cũng như vai trị của phân tích kết quả hoạt động

kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp và đối với nền kinh tế - xã hội của

đất nước. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu về các yếu tố của một cuộc phân tích như nhiệm vụ, đối tượng, nội dung và yêu cầu của phân tích hay các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các kiến thức chung và vô cùng

quan trọng, định hướng cho q trình tìm hiểu và phân tích thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp lại có những đặc điểm kinh doanh riêng, bộ máy quản lý, cơ chế hoạt động khác nhau. Do đó, người phân tích cần vận dụng linh hoạt kiến thức chung vào thực tế phong phú của mỗi doanh nghiệp để hoàn thành tốt mục tiêu phân tích.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BÊ TƠNG LY TÂM BÌNH DƯƠNG

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH BÊ TƠNG LY TÂM

BÌNH DƯƠNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động của cơng ty

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Hiện nay, đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế. Trong đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng rất được chú trọng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường ngày càng lớn

và được sự cho phép của Nhà nước, Cơng Ty TNHH Bê Tơng Ly Tâm Bình Dương đã

được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1997 theo giấp phép thành lập số

76/GP/TLDN cùa Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương và giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số: 460200785 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp vào ngày 22 tháng 07 năm 2003.

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bê Tơng Ly Tâm Bình Dương

- Tên giao dịch quốc tế của công ty: Binh Duong Centrifugal Concrete

Co.,Ltd

- Logo của công ty:

- Trụ sở chính đặt tại: Số 442, Quốc lộ 13, Khu Phố Nguyễn Trãi, phường

Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương. - MST: 3700148335

- Điện thoại: 0274 375 54 72

- Fax: 0274 375 98 36

2.1.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty

Nhiệm vụ của công ty: Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhằm phục vụ

cho các cơng trình điện lưới quốc gia góp phần đem lại lợi ích cho xã hội. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thực hiện phân phối lao động xã hội, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng

trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty. Ngồi ra, cơng ty cịn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước, nghiêm

chế độ hạch toán kế toán... làm tốt cơng tác bảo vệ an tồn lao động, bảo vệ môi trường.

Chức năng của công ty: Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trụ điện bê tông,

trụ đèn chiếu sáng công cộng, thi công lắp đặt lưới điện trung và hạ thế.

Quyền hạn của công ty: Công ty TNHH Bê Tơng Ly Tâm Bình Dương có tư

cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Cơng ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ

chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà Công ty đề ra. Công ty được vay vốn, huy động vốn để kinh doanh, được thế chấp tài sản và giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng để vay vốn kinh

doanh theo quy định của pháp luật. Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác thuộc phạm vi và quyền hạn của Công ty với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước.

2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty

Cơng ty TNHH Bê Tơng Ly Tâm Bình Dương là một doanh nghiệp được nhiều

thành viên góp vốn thành lập với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 460200785 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp vào ngày 22 tháng 07 năm 2003.

Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:

- Thi công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, lưới điện trung và hạ thế - Sản xuất – kinh doanh trụ điện bê tông và trụ đèn chiếu sáng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Trong đó, giám đốc là người trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động của cơng ty.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Phó Giám Đốc Giám Đốc Phịng Tổ Chức – Hành Chính PXSX1 Phịng Kinh Doanh Phịng Kỹ Thuật Phịng Kế Tốn – Tài Vụ PXSX2

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: là người đại diện pháp lý của công ty trước cơ quan nhà nước, là người

chịu trách nhiệm trước các thành viên về hiệu quả kinh doanh. Quyền lực của Giám đốc được tập trung để đảm bảo sự điều hành được thông suốt và tự chịu trách nhiệm về

các quyết định điều hành của mình. Giám đốc là người có quyền cao nhất của công ty,

triển khai công việc thông qua các phương án được duyệt:

- Xây dựng và phê duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn và dài hạn, các

phương án kinh doanh.

- Xây dựng đề án tổ chức, quy hoạch đào tạo cán bộ công nhân, xác định nhiệm vụ, mức lương, mức thưởng cụ thể cho từng cán bộ công nhân.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định giá mua, giá bán nguyên vật liệu,

giá bán sản phẩm và các dịch vụ khác phù hợp với giá cả thị trường và sự

phát triển kinh tế của công ty trong tương lại.

- Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các phó giám đốc, trưởng phịng ban, kế tốn trưởng của cơng ty, quyết định tuyển dụng và sa thải công nhân viên.

Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành công ty, chịu trách nhiệm về

công vệc được giao và thay thế chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động công ty khi giám

đốc không thể trực tiếp lãnh đạo.

Phịng Tổ chức – Hành chính: là phịng chuyên quản lý nhân sự về mặt tài chính,

được kết nối trực tiếp với người điều hành sản xuất; quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ,

cơng nhân viên. Ngồi ra, phịng tổ chức – hành chính cịn tham mưu cho ban giám đốc về việc tuyển dụng nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của cơng việc ở từng phịng

ban, phân xưởng sản xuất của cơng ty. Tích cực trấn an tư tưởng của cán bộ, công

nhân viên để họ an tâm làm việc, tự giác và phấn đấu để nâng cao tay nghề trong công

việc. Theo dõi và đánh giá chính xác khả năng, tiến độ làm việc của cán bộ, công nhân

viên để xây dựng chế độ khen thưởng thích hợp cho từng người.

Phịng Kế tốn – Tài vụ: là phịng chịu trách nhiệm về cơng tác kế tốn và hạch

tốn kinh tế ở đơn vị theo cơ chế quản lý của nhà nước, nắm tồn bộ hoạt động về tình hình nhập xuất ngun vật liệu, lưu chuyển hàng hóa, tình hình nợ phải thu, nợ phải trả, theo dõi các kế hoạch sử dụng vốn, theo dõi tình hình tài sản và định kỳ lập các

báo cáo tài chính kịp thời, chính xác để ban giám đốc có thể đánh giá và tìm biện pháp

xử lý, cung cấp thơng tin số liệu kế tốn cho ban giám đốc khi cần.

Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, thiết kế, thực hiện các bản vẽ, quy trình sản xuất về

sản phẩm mới cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm và đề xuất ý kiến nếu có vấn đề, báo

cáo rõ ràng các thông số kỹ thuật về ngun vật liệu, tình trạng máy móc, thiết bị để kịp thời sửa chữa các sai sót về kỹ thuật.

Phòng kinh doanh: đảm nhiệm chức năng kinh doanh của công ty. Thực hiện chức năng quản lý khách hàng, tìm kiếm và mở rộng thị trường, chuẩn bị và chịu trách nhiệm về kế hoạch quảng cáo, lập các phương án phát triển và các chiến lược kinh

doanh trong tương lai.

Phân xưởng sản xuất: là nơi sản xuất sản phẩm của công ty. Căn cứ vào các bản

vẽ thiết kế của phòng kỹ thuật, các kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh đề ra, phân xưởng sẽ chịu trách nhiệm sản xuất các loại sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của

công ty và nhu cầu của thị trường.

2.1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm

2.1.3.1. Phân xưởng sản xuất 1 – phân xưởng bê tơng

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm tại PXSX 1

Sản xuất cốt thép: là việc tạo khung định hình sản phẩm bằng sắt ngun liệu (ví

dụ: với loại trụ điện 12m thì khung gồm 8 cây sắt sợi dài 11,98m và sắt Φ quấn trịn

xung quanh).

Trộn bê tơng: là việc cơng nhân tạo ra hỗn hợp bê tơng gồm có xi măng, cát, đá

theo đúng tỷ lệ quy định.

Đổ bê tông vào khuôn: trước khi đổ bê tông vào khuôn, công nhân phải gắn mác

ký hiệu của từng loại trụ. Sau đó mới cho hỗn hợp bê tơng vào. Điều này có nghĩa là

khi sản phẩm hồn thành, những mác ký hiệu đó sẽ được in chìm vào sản phẩm để dễ dàng cho việc theo dõi và phân loại sản phẩm.

Quay ly tâm: sau khi hỗn hợp bê tông được cho một lượng vừa đủ vào khn thì tiến hành quay ly tâm. Với giai đoạn này, hỗn hợp bê tông được trải đều khắp khuôn,

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH bê tông ly tâm bình dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)