Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Tổng nợ phải trả Tr.đ 16.856,28 30.615,76 37.934,58 13.759,48 81,63 7.318,82 23,91
Tổng giá trị tài sản Tr.đ 42.271,51 67.685,77 88.153,16 25.414,26 60,12 20.467,39 30,24
Vốn chủ sở hữu Tr.đ 25.415,23 37.070,01 50.200,64 11.654,78 45,86 13.130,63 35,42
Tỷ số nợ trên TS Lần 0,40 0,45 0,43 0,05 13,43 (0,02) (4,86)
Tỷ số nợ trên vốn CSH Lần 0,66 0,83 0,76 0,16 24,52 (0,07) (8,50)
❖ Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Qua số liệu của bảng 2.14 ta thấy rằng, tỷ số nợ của Công ty tăng giảm không đều qua ba năm (2017 – 2019). Vào năm 2017, tỷ số nợ là 0,40 lần điều này có nghĩa là
trong một đồng tài sản của cơng ty thì đã có 0,40 đồng là nợ phải trả hay nói cách khác là một đồng tài sản của công ty được tài trợ từ 0,40 đồng là nợ phải trả, với tỷ lệ này cơng ty sẽ cịn phải phụ thuộc vào các chủ nợ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đến
năm 2018, tỷ số nợ của Công ty là 0,45 lần đã tăng 0,05 lần tương ứng tăng 13,43% so với năm 2017, lúc này một đồng tài sản của Cơng ty được hình thành từ 0,45 đồng là nợ phải trả. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2018, tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của tổng giá trị tài sản, cụ thể là tổng nợ phải trả của Công ty tăng 81,63% trong khi đó tổng giá trị tài sản của Công ty chỉ tăng 60,12% so với năm
2017. Sang năm 2019 thì tỷ số này là 0,43 lần, đã giảm 0,02 lần tương ứng giảm
4,86% so với năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2019 nền kinh tế phát triển, Cơng ty
nhận được nhiều đơn hàng, vì vậy tài sản của Công ty đã tăng lên, bên cạnh thì nợ phải trả của Cơng ty cũng tăng lên do nguồn vốn hiện tại không đủ để cung ứng cho hoạt động sản xuất, Công ty phải đi vay vốn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng tốc độ tăng của tổng nợ phải trả nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng giá trị tài sản, cụ thể là tổng nợ phải trả của Công ty tăng 7.318,82 triệu đồng tương ứng tăng
23,91%, trong khi đó tổng giá trị tài sản của Công ty lại tăng tới 20.467,39 triệu đồng
tương ứng tăng 30,24% so với năm 2018. Qua phân tích trên, ta thấy mức độ sử dụng nợ của Công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu ở Công ty chưa nhiều,
Công ty chưa tận dụng triệt để kênh huy động vốn bằng hình thức đi vay. ❖ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một Công ty. Điều này có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu phải gánh chịu bao nhiêu đồng nợ, hay một đồng nợ sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cao được xem là tốt và sẽ là một thuận lợi nếu cơng ty kinh doanh có hiệu quả
thì sẽ sinh lời cao, ngược lại sẽ mang nhiều rủi ro.
Qua số liệu của Bảng 2.14 ta thấy rằng, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty biến động tăng, giảm không đều trong ba năm (2017 – 2019). Vào năm 2017 tỷ số này
là 0,66 lần, điều này có nghĩa là 0,66 đồng nợ phải trả thì được đảm bảo bằng một đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2018, tỷ số này đạt 0,83 lần đã tăng 0,16 lần tương ứng tăng 24,52% so với năm 2017, lúc này 0,83 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng một đồng vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2018 tổng nợ phải trả của Công ty tăng 13.759,48 triệu đồng tương ứng tăng 81,63% trong khi đó vốn chủ sở hữu của Cơng ty lại có mức tăng thấp hơn so với mức tăng của tổng nợ phải trả,
chỉ tăng 11.654,78 triệu đồng tương ứng tăng 45,86% so với năm 2017. Sang năm
2019, tỷ số này là 0,76 lần đã giảm 0,07 lần tương ứng giảm 8,50% so với năm 2018.
Nguyên nhân là do năm 2019 tốc độ tăng của tổng nợ phải trả chậm hơn so với tốc độ
tăng của vốn chủ sở hữu, cụ thể là tổng nợ phải trả của Công ty chỉ tăng 7.318,82 triệu đồng tương ứng tăng 23,91%, trong khi đó vốn chủ sở hữu của Công ty lại tăng tới
13.130,63 triệu đồng tương ứng tăng 35,42% so với năm 2018. Nhìn chung, Cơng ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản.
2.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, dù kinh doanh ở lĩnh vực, ngành hàng nào
thì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp cũng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì khơng chỉ quan tâm đến tổng mức lợi
nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế,
tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Để đánh giá khả năng sinh
lời, ta sẽ tiến hành phân tích hệ số lãi rịng (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).