Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại NHN0 & PTNT huyện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 119 - 146)

2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm

2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại NHN0 & PTNT huyện

tại NHN0 & PTNT huyện Đăk Hà:

Ngân hàng đã tổ chức tương đối tốt công tác kế toán tại đơn vị thể hiện qua những điểm sau:

- Về hình thức kế toán: Ngân hàng áp dụng kế toán máy vào trong hoạt động kế toán của mình nên đã rút ngắn được thời gian chờ đợi của khách hàng, giảm bớt khối lượng công việc kế toán, việc hạch toán được tiến hành một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống máy tính của ngân hàng được trang bị gần 10 năm đã trở nên lạc hậu nên khả năng đáp ứng cho công việc kế toán giảm sút.

- Về bộ máy kế toán: Được tổ chức tương đối phù hợp với quy mô của ngân hàng. Nhưng hiện nay nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng nên khối lượng công việc càng nhiều trong khi số lượng nhân viên kế toán lại ít nên một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến hiệu quả kiểm soát không cao và làm tăng áp lực đối với nhân viên kế toán khi làm việc.

- Về tổ chức luân chuyển chứng từ: Chứng từ mà ngân hàng sử dụng đều theo quy định chung của ngành ngân hàng. Việc tổ chức luân chuyển khá chặt chẽ từ khâu lập chứng từ đến lưu thông, bảo quản chứng từ. Các chứng từ được đóng thành từng tập, có đánh số thứ tự và được lưu trữ theo ngày.

- Về tổ chức hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản được vận dụng theo quy định chung của ngành ngân hàng, việc tiến hành mở các tài khoản chi tiết cũng được thực hiện theo đúng quy định. Nhờ áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định và phù hợp với tình hình kinh doanh của mình nên công tác tổ chức hạch toán kế toán được thực hiện trôi chảy.

- Về phần hành kế toán: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán tiến hành hạch toán vào từng phần hành kế toán cụ thể theo đúng nguyên tắc, từ đó làm căn cứ để cuối ngày, cuối kỳ kế toán tiến hành lên sổ sách và các báo cáo. Tuy nhiên đối với tiền lương và tài sản cố định ngân hàng phải tiến hành tính toán bên ngoài rồi mới hạch toán trên máy nên công việc hạch toán về hai khoản này còn chậm.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH

TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHN0 & PTNT ĐĂK HÀ 3.1.Hoàn thiện đội ngũ nhân viên kế toán tại ngân hàng:

Việc tổ chức hạch toán kế toán với sự hỗ trợ của máy móc thì hiệu quả sẽ tốt hơn, tuy nhiên yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Đội ngũ nhân viên kế toán tại ngân hàng đều có trình độ bậc Đại học, có Bằng A, B tin học và được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ về ngân hàng nên sử dụng máy tính và phần mềm kế toán để hạch toán được thực hiện khá tốt. Nhưng do yêu cầu thực tế và lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông nên số lượng nhân viên kế toán hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu. Hiện tại Văn phòng Giao dịch của ngân hàng lượng nhân viên còn thiếu, chỉ có 2 nhân viên kế toán phụ trách việc hạch toán kế toán tại Văn phòng. Để có thể nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hạch toán kế toán và khắc phục những nhược điểm của công tác kế toán hiện nay ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ nhân viên kế toán trong đơn vị như sau:

- Tăng cường số lượng đội ngũ nhân viên kế toán trong đơn vị thông qua luân chuyển nhân viên từ bộ phận khác đã qua đào tạo về nghiệp vụ kế toán sang phòng kế toán, đề nghị ngân hàng cấp trên bổ sung nhân viên kế toán cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng nhân viên kế toán thông qua việc phân loại cán bộ, cử nhân viên kế toán đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng cho nhân viên kế toán, trích một khoản bồi dưỡng thêm cho nhân viên kế toán khi làm thêm giờ.

3.2.Đầu tư đổi mới các trang, thiết bị đang sử dụng tại ngân hàng:

Ngân hàng được trang bị hệ thống và phần mềm máy tính từ năm 2000 và được bổ sung thêm qua các năm. Nhưng hiện tại hệ thống này đã lạc hậu không thể đáp ứng tốt cho việc hạch toán kế toán tại ngân hàng. Các trang thiết bị tại ngân hàng khá đầy đủ và còn hoạt động tương đối tốt tuy nhiên ngân hàng chưa được trang bị thiết bị đếm tiền xu. Tại Văn phòng giao dịch các trang thiết bị này vẫn còn thiếu nên chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng. Để phục vụ tốt hơn công tác tổ chức hạch toán kế toán cũng như tăng hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, ngân hàng nên đầu tư thêm và đầu tư mới trang thiết bị phục vụ trong công tác kế toán của ngân hàng như: mua thêm máy vi tính, mua máy đếm tiền xu, trang bị hệ thống camera,… Đồng thời đề nghị ngân hàng cấp trên nhanh chóng cho chi nhánh triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng và kế toán khách hàng (IPCAS).

3.3.Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại phòng kế toán:

Công tác tổ chức lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc hạch toán kế toán trong ngân hàng. Bởi lẽ công tác hạch toán kế toán tại ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc hạch toán kế toán mà còn liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các giao dịch tại quầy do phòng kế toán đảm nhiệm. Việc tổ chức tốt lao động tại phòng kế toán sẽ giúp các nhân viên có thể đảm nhiệm phần việc của mình một cách tốt hơn, đồng thời tránh sự chồng chéo trong công việc và tăng hiệu quả kiểm soát trong ngân hàng. NHN0 & PTNT Đăk Hà tuy là ngân hàng có đội ngũ nhân viên có trình độ nhưng do lượng nhân viên còn thiếu nên nhân viên kế toán ngân hàng phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Nhân viên kế toán ngoài việc giao dịch và hạch toán kế toán còn phải thường xuyên tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng dẫn đến hiệu quả công tác kế toán giảm sút. Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới ngân hàng cần phải tổ chức thêm một phòng chăm sóc khách hàng tại ngân hàng nhằm hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng đối với ngân hàng.

3.4.Nâng cao công tác kiểm soát tại ngân hàng:

Công tác kiểm soát có ý nghĩa rất lớn đối với công tác kế toán tại ngân hàng. Kiểm soát thực hiện tốt sẽ giảm bớt sai sót trong hạch toán đồng thời hạn chế được các sai phạm có thể xảy ra. Thực tế cho thấy tại ngân hàng việc kiểm soát một số khâu còn yếu như việc tổ chức luân chuyển chứng từ điện tử ở ngân hàng. Thông thường khi thực hiện giao dịch điện tử phải thông qua 3 kế toán là kế toán giao dịch, kế toán tổng hợp và kế toán kiểm soát nhưng hiện tại giao dịch điện tử tại ngân hàng do một nhân viên kế toán đảm nhiệm nên dễ xảy ra sai sót trong quá

trình thực hiện. Để cho công tác kiểm soát kế toán tại ngân hàng có thể thực hiện tốt ngân hàng nên thực hiện việc kiểm tra chéo giữa kế toán thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử và kế toán nội bộ của ngân hàng.

3.5. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán:

Hiện tại ngân hàng đang sử dụng hệ thống kế toán máy trong hoạt động của mình. Sổ sách kế toán tại ngân hàng được in ra trực tiếp từ hệ thống máy tính theo từng ngày và cuối tháng rồi được kẹp vào tập chứng từ để lưu trữ theo ngày. Đối với sổ chi tiết khi có yêu cầu của khách hàng thì ngân hàng tiến hành in cho khách hàng và thu phí dịch vụ in ấn. Việc in sổ chi tiết để cung cấp cho khách hàng khi nghiệp vụ phát sinh ít thì rất thuận tiện nhưng đối với những khách hàng mà tài khoản nghiệp vụ phát sinh trong tháng nhiều thì ngược lại. Để giảm bớt thời gian in ấn cho khách hàng, ngân hàng nên lập bảng kê chi tiết về tài khoản của khách hàng và gửi cho khách hàng vào cuối tháng hoặc khi khách hàng có yêu cầu. Điều này vừa giảm bớt thời gian in ấn, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng lại vừa tạo được sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hiện nay các ngân hàng xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng mới rất lớn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một doanh nghiệp đứng đầu hiện nay. Tuy nhiên, việc hoàn thiện thêm và phát triển kinh doanh luôn là vấn đề cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Đăk Hà là ngân hàng cấp II trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên phương châm hoạt động của nó được thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Để có thể thực hiện đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Huyện Đăk Hà luôn cố gắng hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh của mình nhất là công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng. Việc tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng được thực hiện khá hợp lý và phù hợp với quy mô ngân hàng. Với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin và phần mềm kế toán chuyên dụng của ngành việc hạch toán kế toán tại ngân hàng cũng như công tác giao dịch với khách hàng đã được thực hiện tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên kế toán còn thiếu nên việc tổ chức hạch toán kế toán cũng gặp nhiều khó khăn nhất là trong khâu kiểm soát do một nhân viên kế toán phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc. Do vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt công tác tổ chức hạch toán kế toán ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp tích cực hơn. Chẳng hạn như: tuyển thêm nhân viên có năng lực, phân công phân nhiệm hợp lý, thực hiện việc kiểm soát chéo…Có như vậy ngân hàng mới có thể củng cố lòng tin của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn huyện Đăk Hà.

Nha Trang, tháng 10 năm 2007 Sinh viên thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Lê Dung, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nha Trang. 2. Chu Thị Lê Dung, Giáo trình Quản trị Tài chính, Nha Trang.

3. Thạc sĩ Phan Thị Dung, Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán, Nha Trang. 4. Tiến sĩ Trương Thị Hồng (2007), Kế toán ngân hàng (Lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB Tài chính.

5. Tiến sĩ Trương Thị Hồng (2007), Kế toán ngân hàng (202 Sơ đồ), NXB Tài chính.

6. Học viện Ngân hàng (2000), Giáo trình kế toán ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Minh Thảo, Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Cty Thương mại Cổ phần Phan Nguyễn, Nha Trang.

8. NXB Chính trị Quốc gia (2007), Luật Kế toán, Hà Nội.

9. NXB Lao động – Xã hội, Tìm hiểu Luật các Tổ chức Tín dụng.

10. NXB Lao động – Xã hội, Tìm hiểu Luật Giao dịch điện tử.

11. Quyết định số 1161/NHN0 – TCKT. 12. Quyết định số 479/2004/QĐ – NHNN. 13. Quyết định số 807/2005/QĐ – NHNN. 14. Quyết định số 29/2006/QĐ – NHNN.

15. Tiến sĩ Võ Minh Tâm (2007), Làm thế nào để mở rộng các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 11, tr. 22-24.

16. Khuất Thị Anh Thơ (2007), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt – giải pháp quan trọng nhằm ổn định & phát triển Thị trường Tài chính Việt Nam

hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 10, tr. 21-22.

17. Hữu Hạnh (2007), Hoạt động NHN0 & PTNT Lâm Đồng giải pháp và kiến

nghị, Tạp chí Ngân hàng số 10, tr. 40-41.

18. Nguyễn Kim Thài (2007), Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của NHN0 & PTNT Long An trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 18, tr. 58-59.

19. PGS.TS Ngô Hướng (2007), Lạm phát hiện nay – nguyên nhân, giải pháp,

Tạp chí Ngân hàng số 17, tr. 22-23.

20. PGS.TS Lê Văn Tề (2007), Tự do hóa Tài chính và Hội nhập Quốc tế về

Ngân hàng – Một số kinh nghiệm, Tạp chí Ngân hàng số 19, tr. 25-28. 21. http://www.hvnh.edu.vn/

22. http://www.google.com.vn/

23. http://vietnamnet.vn/

PHỤ LỤC TÊN ĐƠN VỊ Số:……… ………. GIÂÝ LĨNH TIỀN MẶT KHTK:…………. Ngày…….tháng………năm……. PHẦN DO NGÂN HÀNG GHI

Họ, tên người lĩnh tiền mặt:……….

Địa chỉ:……… CMND số:………..Ngày cấp…./…/……Nơi cấp………

Tài khoản số:……….

Tại Ngân hàng:………..

Yêu cầu cho rút tiền (bằng chữ):………. ……….

Nội dung:………

……….

Kế toán trưởng Chủ tài khoản Người lĩnh tiền Thủ quỹ Kế toán Kiểm soát Giám đốc (Đã nhận đủ tiền)

NHN0 & PTNT VN Ký hiệu chứng từ

Chi nhánh:……….. GIẤY NỘP TIỀN Số:……. Ký hiệu DN N/vụ

Mã CN:……… Ngày……..tháng…….năm……. Họ tên người nộp:……… Địa chỉ:………. Họ tên người nhận:………. CMND số:………..Ngày cấp:…./…./…….Nơi cấp:……….………. Địa chỉ:……….………. Tại Ngân hàng:……….

NỘI DUNG NỘP SỐ TIỀN

……….. ……….. ……….. Số tiền bằng chữ:……… .………..………CỘNG: ……….. ……….. ……….. ………..

Người nộp tiền Thủ quỹ Kế toán viên Trưởng phòng kế toán

Tài khoản ghi Nợ

……… Mã Ngân hàng ……… . Số tiền bằng số: ……… TK NỢ:……….. TK CÓ:………..

UỶ NHIỆM CHI Số……..

CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ, ĐIỆN Lập ngày:……….

Tên đơn vị trả tiền:……….

Số tài khoản:………...

Tại Ngân hàng:………Tỉnh, TP………………….

Tên đơn vị nhận tiền:………..

Số tài khoản:………...

Tại Ngân hàng:………Tỉnh, TP……….

Số tiền bằng chữ:………

………

NộI dung thanh toán:………………

……….. ………..

Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày:……… Ghi sổ ngày:………

Kế toán Trưởng phòng kế toán Kế toán Trưởng phòng kế toán

NHN0 KON TUM Liên 1 ĐĂK HÀ Sbt S90033

PHIẾU CHUYỂN KHOẢN

Ngày 9 tháng 8 năm 2007 Tập : 5

TÊN TÀI KHOẢN NỢ

Đ/CHUYỂN NGTỆ GIỮA HUYỆN & TỈNH

TÊN TÀI KHOẢN CÓ

NGTỆ ĐANG CHUYỂN

Số tiền bằng chữ: [+] Mười ngàn sáu trăm USD chẵn. SỐ TIỀN: 10.600 USD

- Trích yếu: NHN0 Kon Tum báo có điều chuyển ngoại tệ mặt về NHN0 tỉnh ………..

13:40:00 Ngày 9 tháng 8 năm 2007

LẬP PHIẾU KIỂM SOÁT KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC

Nợ 519131.37.0001 St 10.600 USD Có 103901.37.01 St 10.600 USD SỐ TIỀN BẰNG SỐ ……… TÀI KHOẢN CÓ ……… TÀI KHOẢN NỢ ……… PHẦN DO NH GHI

NHN0 KON TUM Liên 1

ĐĂK HÀ PHIẾU NHẬP NGOẠI BẢNG Sbt: S90008

Ngày 9 tháng 8 năm 2007

Nhập của: Xí nghiệp XD Minh HảI Địa chỉ: TDP 4B, TT Đăk Hà,

Đăk Hà, Kon Tum

Tên TK: TSTC (QSD Đất + giá trị gắn liền đất…. Lý do:……… NỘI DUNG SL ST 143.640.000 03 - đất/ CỘNG 143.640.000

( Bằng chữ: [+] Một trăm bốn mươi ba triệu sáu trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn).

08:08:14 Ngày 9 tháng 8 năm 2007

LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC

TÀI KHOẢN

CHI NHÁNH: Đăk Hà

Bàn số: THẺ LƯU

TIẾT KIỆM HƯỞNG LÃI BẬC THANG

Kỳ hạn: 12 tháng Số TK: 423801.0007

Họ tên người gửi:…….Đào Văn Hải………Mã KH:……… ĐT:……….. Địa chỉ thường trú: ………..Thôn 12, Đăk Hring……… Số CMT: …141669939…cấp ngày 9 tháng 9 năm 1991 tại: CA. Hải Dương…………... Số tiền gửi (bằng số):…………60.000.000 đ……….. Số tiền gửi (bằng chữ):……..sáu mươi triệu đồng chẵn……….. Ngày kết thúc kỳ hạn gửi:………27/12/07………..

Mẫu chữ ký người gửi

(2) (1)

PHẦN THEO DÕI GỐC VÀ LÃI

Số tiền rút ra Chữ ký Ngày tháng năm Số tiền gửi Gốc Lãi Lãi

suất Số dư mới Kế

toán Thủ quỹ 27/12/06 1/2/07 9/2/07 22/6/07 23/7/07 9/8/07

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 119 - 146)