2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm
1.3.2.5.3. Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán không dùng tiền mặt):
nhiệm chi, thẻ thanh toán.
+ Trường hợp ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ, thu lãi thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng.
c. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản dùng trong kế toán cho vay là những tài khoản phản ánh toàn bộ số tài sản của ngân hàng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân vay.
Tài khoản cho vay bao gồm các tài khoản phản ánh nợ trong hạn, nợ quá hạn và tài khoản ngoại bảng phản ánh số lãi chưa thu.
d.Quy trình tổ chức hạch toán:
Khi nhận được hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng chuyển sang kế toán tiến hành lập khế ước vay và hạch toán chi tiết theo từng hình thức cho vay theo đúng đối tượng. Hàng tháng kế toán tính lãi phải thu của người vay để theo dõi quá trình thanh toán nợ vay của khách hàng. Khi khách hàng đến thanh toán tiền lãi vay hàng tháng kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản thu nhập. Trường hợp khách hàng không trả tiền vay kế toán phải tiến hành điều chuyển nhóm nợ vay hoặc xóa sổ đối với khoản vay không thu được.
1.3.2.5.3. Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán không dùng tiền mặt): không dùng tiền mặt):
a.Khái niệm:
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò t rung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản.
Để thực hiện thanh toán phải có các hình thức thanh toán thích hợp. Có nhiều hình thức thanh toán khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nền kinh tế và tiện lợi cho người sử dụng. Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng 6 hình thức thanh toán là:
- Séc.
- Ủy nhiệm chi – chuyển tiền. - Ủy nhiệm thu.
- Thư tín dụng.
- Ngân phiếu thanh toán. - Thẻ thanh toán (card).
b.Chứng từ sử dụng:
Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt là những loại giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng. Do mỗi hình thức thanh toán có nội dung kinh tế và kỹ thuật hạch toán khác nhau nên chứng từ thanh toán cũng khác nhau.
-Các chứng từ dùng làm căn cứ để trích tài khoản tiền gửi của người chi trả chuyển vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng:
+ Séc thanh toán:
. Séc chuyển khoản.
. Séc bảo chi. + Ủy nhiệm chi. + Ủy nhiệm thu.
+ Giấy mở thư tín dụng…
-Chứng từ dùng cho người thụ hưởng nộp séc và thanh toán thư tín dụng: + Bảng kê nộp séc.
+ Bảng kê thanh toán thư tín dụng.
-Chứng từ dùng trong thanh toán điện tử: + Thẻ thanh toán (card).
Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt có đặc điểm là có nhiều liên (trừ séc chuyển khoản và séc bảo chi) để đảm bảo có đủ số liên ghi tài khoản Nợ, tài khoản Có, giấy báo Nợ, giấy báo Có.
c. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng gồm:
-TK 4211: “Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của khách hàng trong nước”.
-TK 454: “Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam”.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển tiền bằng đồng Việt Nam từ các TCTD khác chuyển đến để trả cho các đơn vị, cá nhân không có tài khoản ở TCTD.
Bên Có ghi: Số tiền các TCTD khác chuyển đến để trả cho người được hưởng. Bên Nợ ghi: Số tiền trả cho người được hưởng, số tiền chuyển trả lại cho đơn vị chuyển tiền do người được hưởng không đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền, của người được hưởng.
Số dư Có: Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán. -TK 427: “Nhận ký quỹ bằng đồng Việt Nam”.
+ TK 4271: “Tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc”. + TK 4272: “Tiền ký gửi để mở thư tín dụng”.
+ TK 4273: ”Tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ”.
Nội dung tài khoản 4271, 4272, 4273 dùng để thanh toán số tiền ký gửi của khách hàng để đảm bảo thanh toán các loại séc, thư tín dụng và thẻ.
Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi để đảm bảo thanh toán.
Bên Nợ ghi: Số tiền ký gửi đã thanh toán cho người hưởng, số tiền ký gửi sử dụng còn thừa trả lại cho khách hàng ký gửi.
Số dư Có: Phản ánh số tiền khách hàng đang ký gửi ở TCTD để đảm bảo thanh toán.
-TK 5012: “Thanh toán bù trừ giữa ngân hàng thành viên”. -TK 5111: “Chuyển tiền đi năm nay”.
- TK 5211: “Liên hàng đi năm nay”. -TK 5212: “Liên hàng đến năm nay”.
-TK 1113:”Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng đồng Việt Nam”.
d.Quy trình tổ chức hạch toán:
Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng kế toán tiến hành hạch toán theo đúng nguyên tắc. Trước khi hạch toán phải kiểm tra lại số dư tài khoản của khách hàng, kiểm tra chứng từ một cách chặt chẽ.
1.3.2.5.4.Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng: a.Khái quát chung:
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động ngân hàng. Vốn từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác là nghiệp vụ xảy ra hàng ngày giữa các ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức chuyển vốn giữa các ngân hàng rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là không dùng tiền mặt bằng các cách:
- Ủy nhiệm thu chi hộ.
-Thanh toán mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau trong cùng hệ thống. -Thanh toán bù trừ.
-Thanh toán liên hàng. - Thanh toán điện tử.
b.Chứng từ sử dụng:
-Giấy báo Nợ, giấy báo Có.
-Lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có. - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
-Bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c. Tài khoản sử dụng:
- TK 5191: “Điều chuyển vốn”.
-TK 5111: “Chuyển tiền đi năm nay”. -TK 5112: “Chuyển tiền đến năm nay”.
d.Quy trình tổ chức hạch toán:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thanh toán vốn giữa các ngân hàng kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán chi tiết cho từng hình thức chuyển vốn.