Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động trong ngân hàng:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 41 - 45)

2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm

1.3.2.5.5. Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động trong ngân hàng:

1. Kế toán tài sản cố định:

a.Khái niệm:

TSCĐ là những tư liệu lao động mà đơn vị dùng làm công cụ để hoạt động kinh doanh và phải có tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng theo chế độ quản lý TSCĐ hiện hành của nhà nước.

Trong sổ sách tài sản cố định luôn luôn được tính theo nguyên giá. Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn, hư hỏng tạo ra giá trị hao mòn. Giá trị còn lại của TSCĐ bằng nguyên giá của TSCĐ trừ đi giá trị hao mòn. Như vậy một TSCĐ có 3 giá trị:

-Nguyên giá. -Giá trị hao mòn. -Giá trị còn lại.

b.Nội dung tổ chức kế toán tài sản cố định trong ngân hàng:

-Trong mọi trường hợp kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.

-Kế toán TSCĐ phải phản ánh được ba chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ, đồng thời phản ánh được nguồn hình thành nó.

-Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại.

-Trong mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ đều phải lập chứng từ và thực hiện đúng thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt hạch toán.

c. Chứng từ sử dụng:

Chứng từ sử dụng trong kế toán TSCĐ là những chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.

-Biên bản giao nhận TSCĐ. -Biên bản thanh lý tài sản cố định.

-Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. -Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

-Biên bản kiểm kê TSCĐ. -Sổ tài sản cố định.

-Bảng kê trích khấu hao TSCĐ.

Ngoài ra còn có các chứng từ liên quan khác như: Hợp đồng, hóa đơn, các tài liệu kỹ thuật và lý lịch TSCĐ.

d.Tài khoản sử dụng:

- TK 301: “TSCĐ hữu hình” có các tài khoản cấp III sau: + TK 3012: Nhà cửa, vật kiến trúc

+ TK 3013: Máy móc, thiết bị

+ TK 3014: Phương tiện vận tải , truyền dẫn. + TK 3015: Thiết bị, dụng cụ quản lý + TK 3019: TSCĐ hữu hình khác - TK 302: “TSCĐ vô hình”. + TK 3021: Quyền sử dụng đất + TK 3024: Phần mềm máy tính + TK 3029: TSCĐ vô hình khác - TK 303: “TSCĐ thuê tài chính”. -TK 321: “Mua sắm TSCĐ”.

Các tài khoản trên đều tăng bên Nợ, giảm bên Có và có số dư bên Nợ. -TK 305: “Hao mòn TSCĐ”.

+ TK 3051: Hao mòn tài sản cố định hữu hình. + TK 3052: Hao mòn TSCĐ vô hình.

+ TK 3053: Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính.

-TK 602: “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ”. -TK 612: “Quỹ đầu tư phát triển”.

-TK 623: “quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”.

-TK 871: “Khấu hao cơ bản TSCĐ”.

-TK 872: “Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản”.

e. Quy trình tổ chức hạch toán:

* Tổ chức hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ:

Trên cơ sở chứng từ gốc kế toán thực hiện các thủ tục ghi sổ cần thiết cho quản lý tài sản cố định đó là:

- Tiếp nhận hoặc bàn giao hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ tăng, giảm. - Vào sổ chi tiết (nếu tăng) và xóa sổ chi tiết nếu giảm.

- Vào sổ tổng hợp bằng ghi đối ứng cho trường hợp tăng giảm theo nguyên giá và giá trị hao mòn.

- Số lượng sổ, thẻ cần mở để hạch toán tổng hợp hay chi tiết tùy thuộc vào khả năng tổ chức hạch toán.

* Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ.

Sau khi tính toán được khấu hao, tiến hành ghi nhận khấu hao là một khoản chi phí cho đối tượng chịu chi phí. Tổ chức tính khấu hao theo từng nhóm, loại TSCĐ.

2. Kế toán công cụ lao động:

a. Khái niệm:

Công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động dùng để tác dụng lên đối tượng lao động, là tài sản lưu động có thời gian sử dụng dưới 1 năm và không đủ tiêu chuẩn để được xem là TSCĐ.

Công cụ lao động khi mua về đem ra sử dụng thì phải phân bổ vào chi phí có thể phân bổ giá trị CCLĐ vào chi phí bằng 2 cách:

-Cách 1: Phân bổ 1 lần vào chi phí (hay còn gọi là phân bổ 100%): Áp dụng cho những CCLĐ có giá trị nhỏ so với quy mô khinh doanh của ngân hàng, mau hư hỏng (thường thời gian sử dụng 1 tháng).

-Cách 2: Phân bổ vào chi phí (từ 2 lần trở lên): Áp dụng cho các công cụ có giá trị lớn so với quy mô kinh doanh của ngân hàng (thời gian sử dung lâu hơn 2 tháng).

CCLĐ khi xuất dùng cũng phải theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm, từng thứ công cụ.

b. Chứng từ sử dụng:

Khi hạch toán công cụ lao động kế toán dựa vào các chứng từ sau: - Hóa đơn bán hàng.

- Bảng phân bổ công cụ lao động.

c. Tài khoản sử dụng:

- TK 311: “Công cụ lao động đang dùng”. Bên Nợ ghi: Giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng.

Bên Có ghi: Giá trị CCLĐ xuất khỏi tài sản của TCTD. Số dư Nợ: Phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng.

- TK 312: “CCLĐ đang dùng đã đưa vào chi phí”.

Bên Có ghi: Giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng đã được phân bổ vào chi phí (phân bổ 100% giá trị vào chi phí khi đưa ra sử dụng, ghi đối ứng với tài khoản chi phí).

Bên Nợ ghi: Giá trị CCLĐ đã xuất khỏi tài sản của đơn vị (ghi đối ứng với tài khoản 311).

Số dư Có: phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí (số dư tài khoản này phải bằng số dư tài khoản 311 nhưng ngược vế).

-TK 313: “Vật liệu”. Tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật liệu sử dụng ở TCTD như: Giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế, xăng dầu, vật liệu khác,…

Bên Nợ ghi: Giá trị vật liệu nhập kho. Bên Có ghi: Giá trị vật liệu xuất kho. Số dư Nợ: phản ánh giá trị vật liệu tồn kho.

-TK 874: “Mua sắm công cụ lao động”. Gồm các khoản chi mua sắm theo quy định của nhà nước.

d.Quy trình tổ chức hạch toán:

Khi phát sinh nghiệp vụ về mua sắm CCLĐ phải căn cứ vào các chứng từ gốc để hạch toán. Tùy vào giá trị của CCLĐ mà hạch toán trực tiếp vào tài khản chi phí hay hạch toán vào chi phí chờ phân bổ và tiến hành phân bổ theo định kỳ vào chi phí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)