Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 50 - 146)

2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm

2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:

a.Quá trình hình thành:

Năm 1994, huyện Đăk Hà thành lập với tổng diện tích là 84.360 ha. Đây là một huyện thuộc vùng kinh tế mới với sức sản xuất lớn, có nhiều nông trường với diện tích cây công nghiệp lớn, có giá trị cao và thời gian đầu tư lâu dài nên nhu cầu về vốn của nhân dân nhiều và thường xuyên. Với mong muốn có thể đáp ứng được nhu cầu trên, năm 1994, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà được thành lập mà tiền thân của nó là Văn phòng giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum.

Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Đăk Hà Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Đăk Hà

Trụ sở chính, địa chỉ: 155 Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Phòng giao dịch, địa chỉ: 389 Hùng Vương (Trung tâm thương mại) thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Điện thoại: (060)822524 – 822119 – 822377 Fax : (060)822119

Ngân hàng được thành lập theo Quyết định thành lập số 134/NHNN – QĐ ngày 25/8/1994 của Tổng Giám đốc NHN0 & PTNT Việt Nam với giấy phép kinh doanh số 305931.

b. Sự phát triển:

Ban đầu, khi mới thành lập cơ sở vật chất của ngân hàng nghèo nàn, chưa đầy đủ, phương tiện máy móc thiếu thốn, đội ngũ cán bộ, nhân viên ít, trình độ chưa

cao nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng thấp. Qua thời gian phát triển, đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn mở thêm văn phòng giao dịch ở Trung tâm thương mại huyện để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng ngày càng tăng. Hiện tại, cơ sở vật chất của ngân hàng đã được đầu tư khá đầy đủ. Đặc biệt, ngân hàng được trang bị hệ thống máy tính với phần mềm chuyên dụng dành riêng cho ngân hàng, phục vụ đắc lực cho hoạt động giao dịch của ngân hàng với khách hàng. Nhờ vậy, khả năng huy động vốn của ngân hàng đã đạt hiệu quả tốt, công tác tín dụng được phục vụ mở rộng cho nhiều đối tượng. Mỗi cán bộ tín dụng có trách nhiệm phụ trách công tác tín dụng ở một xã, do đó công tác tín dụng được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong tương lai, ngoài việc đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng các sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bảng 2.1: BẢNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUA CÁC NĂM

STT CHỈ TIÊU 1994 2000 2005 2006 1 2 3 4 5

Người lao động (người) Trụ sở (cấp)

Máy vi tính (bộ) Dư nợ cho vay (tỷ) Huy động vốn (tỷ) 6 Cấp 4 0 8 0.5 12 Cấp 2 4 30 4 16 Cấp 2 8 80 16 20 Cấp 2 10 110 70 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ: a. Chức năng:

Kinh doanh các dịch vụ đa dạng như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền điện tử, chi trả dịch vụ chuyển tiền Western Union, thu đổi, mua bán ngoại tệ, dịch vụ cầm đồ…cùng với các sản phẩm tín dụng như: cho vay vốn bằng đồng Việt Nam, bảo lãnh bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế.

b. Nhiệm vụ:

- Tổ chức khai thác, quản lý kinh doanh các dịch vụ và thường xuyên theo dõi các hoạt động tín dụng để có thể thu lãi suất và vốn góp đúng thời hạn.

- Quản lý lao động, có trách nhiệm chăm lo đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Tổ chức công tác hạch toán nội bộ, báo cáo thống kê nhằm phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại ngân hàng:

a. Sơ đồ tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: là người đại diện cho đơn vị, có trách nhiệm quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC Quan hệ chỉ đạo. Quan hệ chức năng.

- Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc trong công tác quản lý, tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc theo chức trách.

-Phòng tín dụng: Chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn về thủ tục cho vay, thẩm định tài sản của người đi vay, đồng thời phối hợp với phòng kế toán hoàn tất hồ sơ để giao dịch tiền mặt với khách hàng.

-Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên các báo cáo cần thiết nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý của Giám đốc. Đồng thời phòng kế toán còn đảm nhiệm việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Văn phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo dõi và báo cáo tình hình hoạt động về trụ sở chính.

2.1.2. Những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

2.1.2.1. Nhân tố vĩ mô:

a. Kinh tế:

Từ khi thành lập đến nay, so với toàn tỉnh Kon Tum nói riêng và so với cả nước nói chung, Đăk Hà là huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao: Ngay từ khi mới thành lập tốc độ phát triển kinh tế của Đăk Hà đã đạt trên 9%, từ năm 2001÷2005 tốc độ phát triển kinh tế của huyện là 12,49%, thu nhập bình quân đầu người tăng 12,52%. Riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là 14,82%. Kinh tế Đăk Hà từ chỗ thuần túy là kinh tế nông nghiệp với diện tích cây công nghiệp lớn và nhiều nông trường như: Nông trường cà phê Đăk Uy I, Nông trường cà phê Đăk Uy II, Nông trường cà phê Đăk Uy III, Nông trường cà phê Đăk Uy IV, Nông trường lúa 701,…đến nay đã chuyển sang nền kinh tế tổng hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay cụm Công nghiệp của tỉnh đang xây dựng tại địa bàn xã Đăk La thuộc địa giới của huyện đã tạo sức hút đầu tư cho nhiều doanh nghiệp và tăng nhu cầu về vốn trên địa bàn huyện. Như vậy, hòa nhịp cùng cả nước kinh tế Đăk Hà đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được nâng lên, tích lũy trong dân cư ngày càng lớn, mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng là điều

kiện tốt để ngân hàng tăng khả năng huy động vốn và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của ngân hàng từ dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng giảm đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

b. Cơ chế, chính sách:

Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, Hội Nông dân huyện đã tích cực phối hợp với Hội Phụ nữ, trạm khuyến nông tích cực tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật nuôi trồng, máy móc thiết bi, cung ứng cây con giống cho bà con nông dân phát triển kinh tế. Theo chủ trương của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế Tây Nguyên, NHN0 & PTNT Đăk Hà tiến hành cho vay giảm lãi đối với các hộ nghèo, cho vay theo Dự án đối với các hộ nông dân trên địa bàn. Đây là đối tượng cho vay mang nhiều rủi ro cho ngân hàng do tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của bà con còn nhiều, và khi cho các đối tượng này vay ngân hàng không có tài sản đảm bảo từ phía khách hàng. Do vậy, khi tiến hành các hoạt động tín dụng này mặc dù ngân hàng được Nhà nước bù lỗ nhưng kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn bị ảnh hưởng.

c. Điều kiện tự nhiên:

Đăk Hà có diện tích 84.360 ha, là địa bàn có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng trong đó phù hợp nhất là trồng cây công nghiệp và phát triển mô hình kinh tế trang trại. Tận dụng những ưu thế về điều kiện tự nhiên, trong những năm qua Đảng bộ huyện Đăk Hà luôn khuyến khích các mô hình kinh tế hiệu quả, hỗ trợ con, cây giống và kỹ thuật cho nhân dân trên địa bàn. Nhờ vậy mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, vốn tích lũy ngày càng lớn. Nắm bắt được chủ trương của huyện nhà NHN0 & PTNT Đăk Hà đã triển khai các kế hoạch cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, cho vay giảm lãi cho bà con nông dân, mở rộng các hình thức huy động vốn từ dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, do các mô hình kinh tế yêu cầu một khoảng thời gian dài, cây trồng trên địa bàn huyện lại là cây công nghiệp có thời gian dài ngày nên khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng nhiều lúc gặp khó khăn.

d. Đặc điểm dân cư:

Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng do đặc điểm của huyện là vùng kinh tế mới nên dân số khá đông với hơn 56.400 người, trong đó người trong độ tuổi lao động là 28.108 người, người dân tộc thiểu số là 26.647 người chiếm gần 47,25% dân số huyện. Đa số bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn có trình độ thấp, khả năng nắm bắt kỹ thuật còn kém, do vậy là khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế cho bà con trên địa bàn và là rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phần lớn bà con dân tộc khi được vay vốn thường sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích nên rất khó khăn cho ngân hàng khi thu hồi vốn cho vay.

2.1.2.2. Nhân tố vi mô:

a. Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng của một quốc gia, của một doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh là nguồn nhân lực có đủ trình độ, sức khỏe và khả năng nhanh nhạy khi làm việc. NHN0 & PTNT Đăk Hà tuy là một ngân hàng chi nhánh cấp II nhưng có nguồn nhân lực khá mạnh. Hầu hết cán bộ, nhân viên trong ngân hàng có trình độ đại học và được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ về ngân hàng nên khả năng làm việc tốt. Hơn nữa đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng khá trẻ nên khả năng nắm bắt cao, rất nhiệt tình trong công việc, có thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng nên làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b. Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng là rất lớn. Sức ép cạnh tranh này ngày càng lớn khi mà thời điểm xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần và xu hướng khách hàng lựa chọn các dịch vụ từ ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều. Theo thống kê từ một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy, 45% khách hàng (doanh nghiệp và các nhân) sẽ chuyển sang vay vốn từ ngân hàng nước ngoài, 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Hơn nữa, hiện tại các ngân hàng trong nước cũng đang tăng cường khả năng cạnh tranh của mình bằng mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển nhiều dịch vụ

tiện ích cho khách hàng. Đăk Hà hiện tại cũng là địa bàn thu hút sự quan tâm của nhiều ngân hàng do tốc độ phát triển kinh tế cao và xu hướng sử dụng các tiện ích từ dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn, nhất là xu hướng sử dụng thẻ ATM trong người dân. Nắm bắt được xu thế đó Ngân hàng công thương đã nhanh chóng mở chi nhánh và phát triển dịch vụ thẻ tại đây. Như vậy, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác đang đóng trên địa bàn NHN0 cũng phải nhanh chóng mở dịch vụ thẻ ATM tại đây, trang bị máy rút tiền và liên kết với các cơ quan trên địa bàn trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM. Nếu thực hiện tốt dịch vụ trên và tiếp tục củng cố hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn hiện tại cũng như mở thêm các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì ngân hàng mới có thể tăng sức cạnh tranh trên địa bàn của mình.

c. Đặc thù của ngân hàng:

NHN0 & PTNT được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 với vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, NHN0 & PTNT luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm mục tiêu chính và hàng đầu bên cạnh mục tiêu kinh doanh. Nắm được mục tiêu trên, trong thời gian qua NHN0 & PTNT Đăk Hà đã tích cực cho vay vốn đối với nhiều đối tượng trong đó chú trọng cho vay vốn đối với đối tượng là hộ nông dân trên địa bàn. Nhờ chính sách cho vay giảm lãi của ngân hàng mà nhiều hộ nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu, tuy nhiên đây lại là những đối tượng mà khả năng hoàn trả nợ vay kém nên cũng là một áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm

2005 - 2006:

Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG NĂM 2005 - 2006

Đvt:VND

So sánh năm 2006/2005

STT CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối %

1 I - Tổng thu 10.484.876,259 13.209.040.564 2.724.164.310 25,98

2 1. Thu về hoạt động tín dụng 10.218.048.149 12.714.001.537 2.495.953.390 24,43 3 2. Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 92.003.756 110.891.169 18.887.413 20,53 4 3. Thu từ các hoạt động khác 174.824.354 384.147.858 209.323.504 119,73

5 II - Tổng chi 7.955.689.608 10.822.555.687 2.866.866.079 36,04

6 1. Chi về hoạt động huy động vốn 6.039.542.892 7.174.399.306 1.134.856.414 18,79 7 2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 53.075.918 56.953.960 3.878.042 7,31

8 3. Chi về các hoạt động khác - - - -

9 4. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 3.926.500 6.522.766 2.596.266 66,12 10 5. Chi phí cho nhân viên 452.171,881 779.213.703 327.041,822 72,33 11 6. Chi cho hoạt động quản lý và công cụ 369.170.188 444.241.566 75.071.378 20,34 12 7. Chi về tài sản 657.699.652 841.506.877 183.807.225 27,95

13

8. Chi phí dự phòng, bảo hiểm và bảo

toàn 380.102.577 1.519.717.509 1.139.614.932 299,82

14 9. Khoản chi bất thường khác -

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

- Về doanh thu: tổng doanh thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 2.724.164.310đồng tương ứng tăng 25,98 %. Hầu hết các khoản thu của ngân hàng đều tăng trong đó thu từ các hoạt động khác tăng cao nhất tăng 209.323.504 đồng tương ứng tăng 119,73 %.

Như vậy trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của ngân hàng có kết quả rất tốt. Kết quả này là do năm 2006 ngân hàng đã tổ chức tốt khâu giao dịch với khách hàng và do trong năm này địa bàn kinh doanh của ngân hàng nhân dân được mùa, được giá mặt hàng nông sản chính của mình là cà phê.

- Về chi phí: Tổng chi trong năm 2006 của ngân hàng cũng tăng 2.866.866.079 đồng tương ứng tăng 36,04 % . Trong đó chi phí cho nhân viên và chi về các khoản dự phòng tăng cao nhất: chi phí cho nhân viên tăng 72,33% tương ứng tăng 327.041.822 đồng, chi về các khoản dự phòng tăng 299,82% tương ứng tăng 1.139.614.932 đồng. Chi phí cho nhân viên tăng là do trong năm 2006 ngân hàng thực hiện chính sách nâng lương của Nhà nước. Đồng thời trong năm này nhu cầu về vốn vay của nhân dân cao, ngân hàng tiến hành trích lập thêm khoản dự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 50 - 146)