2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm
1.3.2.5.6. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vàng bạc và thanh toán quốc tế:
toán quốc tế:
a.Khái quát chung:
* Kế toán nghiệp vị kinh doanh ngoại tệ:
Các NHTM kinh doanh ngoại tệ trong nước chủ yếu thông qua nghiệp vụ mua, bán và chuyển đổi ngoại tệ. Qua nghiệp vụ này các NHTM sẽ thu được lãi (hoặc bị lỗ) do chêch lệch giữa tỉ giá mua và tỉ giá bán ngoại tệ.
Về nội dung hạch toán các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cho vay, tiết kiệm bằng ngoại tệ hoàn toàn giống như hạch toán bằng tiền đồng Việt Nam chỉ thay đổi số hiệu tài khoản.
Đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thì ngân hàng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
* Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế về mậu dịch là quan hệ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa nhà xuất khẩu nước này với nhà nhập khẩu nước kia qua trung gian thanh toán là hai ngân hàng ở hai nước phục vụ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Có các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu sau:
- Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán mà trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người bán, người xuất khẩu…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
- Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nước xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ thu số tiền trên cơ sở hối phiếu do đơn vị xuất khẩu ký phát.
- Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi người này xuất trình toàn bộ các hóa đơn chứng từ phù hợp với thư tín dụng.
b.Chứng từ sử dụng:
Là các chứng từ liên quan đến các phương thức thanh toán mà khách hàng yêu cầu như: Yêu cầu mở L/C, hóa đơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu thu, phiếu chi,…
c. Tài khoản sử dụng:
* Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
- TK 1031: “Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ”. Nội dung tài khoản này tương tự tài khoản 1011.
- TK 1123: “Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ gửi tại NHNN”. Nội dung tài khoản này giống như tài khoản 1113.
- TK 1321: “Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các TCTD trong nước”. Nội dung tài khoản này tương tự tài khoản 1321.
- TK 1331: “Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ ở nước ngoài”. Nội dung tài khoản này tương tự tài khoản 1321.
- TK 4261: “Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng nước ngoài”. Nội dung tài khoản này giống tài khoản 4211.
- TK 455: “Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ”. Nội dung tài khoản nay tương tự tài khoản 454.
- TK 4283: “Tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ bằng ngoại tệ”. Nội dung tài khoản này tương tự tài khoản 4271.
- TK 4141: “Tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ”. Nội dung tương tự tài khoản 4261.
- TK 4221: “Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ”. Nội dung tài khoản này tương tự tài khoản 4211.
- TK 6311: “Chêch lệch tỉ giá đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo”. - TK 4711: “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”.
- TK 4712: “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh”. * Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
- TK 9123: “Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu”.
- TK 9124: “Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài chuyển đến chờ thanh toán”.
d. Quy trình tổ chức hạch toán:
* Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc:
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kinh doanh ngoại tệ thì hạch toán ngoại tệ mua vào theo tỉ giá mua bình quân, ngoại tệ bán ra theo tỉ giá thực tế. Cuối tháng xác định số chêch lệch giữa ngoại tệ bán ra và ngoại tệ mua vào, sau đó đưa vào tài khoản thu nhập nếu chêch lệch ngoại tệ bán ra lớn hơn ngoại tệ mua vào, ngược lại đưa vào tài khoản chi phí.
Đồng thời cuối tháng kế toán cũng tiến hành xác định số chêch lệch tăng, giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh trên cơ sở so sánh số dư quy đổi ra VNĐ theo tỉ giá thực tế ngày cuối tháng với số dư chêch lệch đã tính sau đố điều chỉnh lại hai số dư này cho bằng nhau.
* Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Tiến hành hạch toán theo từng phương thức thanh toán phát sinh theo đúng quy định của kế toán ngân hàng.
1.3.2.5.7.Kế toán thu nhập, chi phí, đầu tư chứng khoán và kết quả kinh
doanh của ngân hàng:
a.Nội dung các khoản thu nhập và chi phí của ngân hàng:
* Các khoản thu nhập:
- Thu về hoạt động tín dụng bao gồm các khoản:
+ Thu lãi tiền gửi: Do các ngân hàng gửi tiền ở các TCTD khác, ở NHNN và được hưởng lãi trên số dư tiền gửi.
+ Thu lãi cho vay: đây là khoản thu nhập lớn của ngân hàng, thu lãi vay bao gồm: vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bao gồm: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
+ Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: Thu lãi theo các hợp đồng tín dụng thuê mua.
+ Thu khác về hoạt động tín dụng. - Thu về dịch vụ thanh toán:
+ Thu dịch vụ thanh toán như: Thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng, dịch vụ thu hộ, lệ phí hoa hồng và các dịch vụ thanh toán khác.
+ Thu về dịch vụ ngân quỹ. + Thu từ dịch vụ tư vấn.
+ Thu từ các dịch vụ khác bao gồm: Cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt,…
- Thu từ các hoạt động kinh doanh khác như: + Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
+ Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. - Thu lãi góp vốn.
- Thu từ kinh doanbh ngoại hối: Bao g ồm thu về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. - Các khoản thu nhập khác.
* Các khoản chi phí:
- Chi về hoạt động huy động vốn gồm có: + Chi trả lãi tiền gửi.
+ Chi trả lãi tiền vay.
+ Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá.
+ Chi phí khác: Gồm các khoản chi phí ngoài các khoản chi phí nói trên về hoạt động huy động vốn.
-Chi phí hoạt động tín dụng:
-Chi về kinh doanh ngoại hối: lỗ kinh doanh ngoại tệ, vàng…, phí dịch vụ thanh toán ngoại tệ, mua bán các bản tin…
-Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí. -Chi phí cho nhân viên.
-Chi về tài sản.
-Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng. -Chi phí khác.
b.Tài khoản sử dụng:
-Tài khoản loại 7. -Tài khoản loại 8.
-TK 691: Lợi nhuận năm nay. -TK 692: Lợi nhuận năm trước.
c. Quy trình tổ chức hạch toán:
Kế toán theo dõi chi tiếtdoanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ cho từng hoạt động. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp doanh thu, chi phí, kết chuyển vào tài khoản 691.
1.3.2.6.Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống Báo cáo tài chính trong ngân hàng là những báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính và theo mẫu quy định của NHNN. Các ngân hàng có trách nhiệm lập các báo cáo này theo đúng phương pháp, đúng mẫu quy định và phải gửi, nộp cho các nơi theo đúng thời hạn quy định. Theo quy định hiện nay có các loại Báo cáo tài chính sau:
-Bảng cân đối tài khoản. -Bảng cân đối kế toán.
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHN0
& PTNT HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM