2/ Chuyển nhượng cho: Không Ngày tháng năm
2.1.2.1. Nhân tố vĩ mô:
a. Kinh tế:
Từ khi thành lập đến nay, so với toàn tỉnh Kon Tum nói riêng và so với cả nước nói chung, Đăk Hà là huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao: Ngay từ khi mới thành lập tốc độ phát triển kinh tế của Đăk Hà đã đạt trên 9%, từ năm 2001÷2005 tốc độ phát triển kinh tế của huyện là 12,49%, thu nhập bình quân đầu người tăng 12,52%. Riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là 14,82%. Kinh tế Đăk Hà từ chỗ thuần túy là kinh tế nông nghiệp với diện tích cây công nghiệp lớn và nhiều nông trường như: Nông trường cà phê Đăk Uy I, Nông trường cà phê Đăk Uy II, Nông trường cà phê Đăk Uy III, Nông trường cà phê Đăk Uy IV, Nông trường lúa 701,…đến nay đã chuyển sang nền kinh tế tổng hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay cụm Công nghiệp của tỉnh đang xây dựng tại địa bàn xã Đăk La thuộc địa giới của huyện đã tạo sức hút đầu tư cho nhiều doanh nghiệp và tăng nhu cầu về vốn trên địa bàn huyện. Như vậy, hòa nhịp cùng cả nước kinh tế Đăk Hà đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được nâng lên, tích lũy trong dân cư ngày càng lớn, mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng là điều
kiện tốt để ngân hàng tăng khả năng huy động vốn và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của ngân hàng từ dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng giảm đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.
b. Cơ chế, chính sách:
Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, Hội Nông dân huyện đã tích cực phối hợp với Hội Phụ nữ, trạm khuyến nông tích cực tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật nuôi trồng, máy móc thiết bi, cung ứng cây con giống cho bà con nông dân phát triển kinh tế. Theo chủ trương của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế Tây Nguyên, NHN0 & PTNT Đăk Hà tiến hành cho vay giảm lãi đối với các hộ nghèo, cho vay theo Dự án đối với các hộ nông dân trên địa bàn. Đây là đối tượng cho vay mang nhiều rủi ro cho ngân hàng do tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của bà con còn nhiều, và khi cho các đối tượng này vay ngân hàng không có tài sản đảm bảo từ phía khách hàng. Do vậy, khi tiến hành các hoạt động tín dụng này mặc dù ngân hàng được Nhà nước bù lỗ nhưng kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn bị ảnh hưởng.
c. Điều kiện tự nhiên:
Đăk Hà có diện tích 84.360 ha, là địa bàn có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng trong đó phù hợp nhất là trồng cây công nghiệp và phát triển mô hình kinh tế trang trại. Tận dụng những ưu thế về điều kiện tự nhiên, trong những năm qua Đảng bộ huyện Đăk Hà luôn khuyến khích các mô hình kinh tế hiệu quả, hỗ trợ con, cây giống và kỹ thuật cho nhân dân trên địa bàn. Nhờ vậy mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, vốn tích lũy ngày càng lớn. Nắm bắt được chủ trương của huyện nhà NHN0 & PTNT Đăk Hà đã triển khai các kế hoạch cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, cho vay giảm lãi cho bà con nông dân, mở rộng các hình thức huy động vốn từ dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, do các mô hình kinh tế yêu cầu một khoảng thời gian dài, cây trồng trên địa bàn huyện lại là cây công nghiệp có thời gian dài ngày nên khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng nhiều lúc gặp khó khăn.
d. Đặc điểm dân cư:
Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng do đặc điểm của huyện là vùng kinh tế mới nên dân số khá đông với hơn 56.400 người, trong đó người trong độ tuổi lao động là 28.108 người, người dân tộc thiểu số là 26.647 người chiếm gần 47,25% dân số huyện. Đa số bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn có trình độ thấp, khả năng nắm bắt kỹ thuật còn kém, do vậy là khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế cho bà con trên địa bàn và là rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phần lớn bà con dân tộc khi được vay vốn thường sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích nên rất khó khăn cho ngân hàng khi thu hồi vốn cho vay.