Dự báo nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 162 - 190)

TỈNH BÌNH DƢƠNG

Dự báo dân số thời kỳ 2011 – 2020

Dân số của tỉnh năm 2010 là 1.619.930 người (lệch 877 người so với dân số ước thực hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011-2015). Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả thời kỳ 10 năm 2011-2020 là 4,45%/năm (thời kỳ 2011-2015 là 5,66%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 3,27%/năm).

Dự báo Cung - cầu lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dƣơng thời kỳ 2011 – 2020

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ có xu hướng giảm nhẹ từ 87,5% năm 2010 xuống còn 83,5% vào năm 2020; trong khi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam ổn định ở mức 75,5% (thấp hơn so với nữ).

Tỷ trọng lao động trong độ tuổi so với dân số của tỉnh ở mức khá cao, khoảng 63 - 64% trong thời kỳ 2011- 2020. Tốc độ tăng cung lực lượng lao động

97

trong độ tuổi đạt bình quân 4,59%/năm thời kỳ 2011-2020. Đến năm 2015 lao động trong độ tuổi tỉnh là 1.281.540 người và năm 2020 là 1.541.498 người.

Trung bình hàng năm cung lực lượng lao động trong độ tuổi tăng thêm khoảng 55,7 ngàn người/năm thời kỳ 2011-2015 và khoảng 59,4 ngàn người/năm thời kỳ 2016-2020. Đây là một thách thức không nhỏ cho tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động.

Thời kỳ 2011-2015, cung - cầu khá cân bằng (cung lao động trong độ tuổi vượt nhẹ so với cầu). Sau năm 2015, cung vượt khoảng 0,93% so với cầu lao động, tương đương 13 ngàn lao động mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2,5 – 3,0%.

Dự báo lao động qua đào tạo chuyên nghiệp, giáo dục đại học thời kỳ 2011 – 2020

Từ số liệu thống kê lao động qua đào tạo năm 2010, số liệu điều tra năm 2011 và nhu cầu tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp, theo dự báo nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020

Căn cứ vào số lượng sinh viên đào tạo hàng năm, và số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Tác giả thống kê, phân tích được nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 như sau :

- Dự báo đến năm 2015,

Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp năm 2015

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 250.738

18,65

Công nhân kỹ thuật không có bằng cấp 149.092

11,09

Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 338.877

98

Thời kỳ năm 2015 các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương có nhu cầu lao động qua đào tạo (gồm đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề) 70,27%/tổng lực lượng lao động, tương đương 944.922 người; trong đó, giáo dục đại học (trình độ từ cao đẳng trở lên) là 204.681 người, trình độ trung cấp có 164,692 người, còn lại có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng đến trình độ Sơ cấp.

- Dự báo đến năm 2020

Bảng 3.2 : Dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp năm 2020

Thời kỳ năm 2020 các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương có nhu cầu lao động qua đào tạo (gồm đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề) 78,30%/tổng lực lượng lao động, tương đương 1.286.432 người; trong đó, giáo dục đại học (trình độ từ cao đẳng trở lên) là 265.250 người, trình độ trung cấp có 212.453 người, còn lại có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng đến trình độ Sơ cấp là 808.729. như vậy các doanh nghiệp có kế hoạch đưa công nhân cũ đi đào tạo lại tại các trung tâm, trường học để sử dụng được các thiết bị khoa học công nghệ của doanh nghiệp.

3.3 YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH BÌNH DƢƠNG

Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng, do đó phát triển nhân lực trong thời gian tới phải đảm bảo:

- Đảm bảo về số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 235.694

14,35

Công nhân kỹ thuật không có bằng cấp 120.764

7,35

Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 491.588

99

- Đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Đảm bảo gắn chặt giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua thị trường lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm.

Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Bình Dương đạt 40,68% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi (cả nước là 30%) và cơ cấu lao động theo các cấp trình độ dạy nghề: sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng là 19,31%; trình độ trung cấp chiếm 7,87%; cao đẳng nghề chiếm 8,26%; đại học và trên đại học 5,24%. Để bắt kịp và vượt lên chỉ tiêu chung của cả nước vào các năm 2015 và 2020 thì tỉnh Bình Dương cần nỗ lực rất lớn trong đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trong đó có lao động nhập cư làm việc ở các khu công nghiệp.

- Đến năm 2015:

Bảng 3.3 : Dự báo nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương đến năm 2015

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,27% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, tương đương 944.922 lao động (tăng gấp 2,08 lần so với năm 2011), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 575.549 người (chiếm 60,91% tổng số lao

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 338.877

35,86 Sơ cấp nghề

236.672 25,05

100

động qua đào tạo), trình độ trung cấp là 164.692 người (chiếm 17,43%), cao đẳng là 121.186 người (chiếm 12,82%) và đại học trở lên là 83.495 người (chiếm 8,84%).

- Đến năm 2020

Bảng 3.4 : Dự báo nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, tương đương 1.286.432 lao động (tăng 1,36 lần so với năm 2015), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 808.729 người (chiếm 62,87% tổng số lao động qua đào tạo), trình độ trung cấp là 212.453 người (chiếm 16,51%), cao đẳng là 157.542 người (chiếm 12,25%) và đại học trở lên là 107.709 người (chiếm 8,37%).

3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC3.4.1. Giải pháp về đầu tƣ cho giáo dục đào tạo. 3.4.1. Giải pháp về đầu tƣ cho giáo dục đào tạo.

3.4.1.1. Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp:

Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục đào tạo là một khái niệm rộng phải làm sao cho nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương nói riêng kế thừa, phát huy và nâng cao những truyền thống tốt đẹp tiêu biểu cho sức

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 491.588

38,21 Sơ cấp nghề 317.140

101

sống, bản lĩnh, bản sắc dân tộc. Cải tạo, biến đổi hay xóa bỏ những truyền thống tiêu cực, hạn chế, phản ánh tính lỗi thời, bảo thủ, trì trệ. Hình thành và phát triển những giá trị truyền thống theo yêu cầu đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếp cận và dung hòa những thành tựu văn hóa, khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung thì học nghề được quy định trong Bộ Luật Lao động, học nghề gắn chặt với lao động và việc làm, hướng vào thế giới lao động. Đặc biệt trong kinh tế thị trường, để đứng vững trong cạnh tranh, chất lượng là hàng đầu, kể cả chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực tạo ra của cải đó. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. “Các nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần”.

Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục đào tạo. Trí tuệ là lực lượng vật chất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt, trong đó có cả việc đổi mới công nghệ tư duy, tư duy trong hoạch định chính sách và cả trong tổ chức thực hiện chính sách. Có người đã tổng kết rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thành công của người Nhật Bản chính là họ biết phải suy nghĩ gì? Họ biết phải làm gì và họ biết phải bắt đầu làm từ đâu? Rõ ràng là tư duy theo công nghệ Nhật Bản đã đem lại kết quả quan trọng. Sự cẩn trọng, tính kỹ luật, tính hợp tác và quyết tâm cao đã trở thành những nhân tố cấu thành về mặt chất quan trọng cho con người Nhật Bản. Các học giả phương Tây khi giải phẩu về nền kinh tế Nhật Bản họ đã cho rằng lý do cơ bản làm nên thành công của đất nước này là người Nhật Bản biết kết hợp tài tình tinh thần Nhật Bản với công nghệ Phương Tây.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy chế chung cho hoạt động dạy nghề và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề. Gắn các trường lớp đào

102

tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống.

Có quy định trả phí đào tạo đối với người sử dụng các lao động được đào tạo (trả cho trường lớp đào tạo nếu nhận từ trường, lớp, trả cho chủ sử dụng cũ nếu là chuyển nhượng lao động).

Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư. Phấn đấu mỗi huyện (thị) có một trung tâm dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đây là một hoạt động thiết thực không chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.

Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhất là đối với vùng xa. Tỉnh cần có biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi còn ở bậc phổ thông.

Khai thác khả năng về chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất hiện có của các trường đào tạo nghề, các trung tâm liên kết của tỉnh đối với các trường đại học lâu nay đang đào tạo. Gắn kết việc đào tạo một cách thiết thực tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Để làm được việc này ngân sách dành cho đào tạo cần tập trung ưu tiên cho trường nghề để thực hiện đào tạo dài hạn là chủ yếu những lao động có tay nghề cao đáp ứng được các kỹ thuật mới với công nghệ hiện đại.

Quy định rõ trình độ và tay nghề của các giáo viên dạy nghề - tương ứng với các nghề và cấp nghề đào tạo. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định này ở các trường, trung tâm dạy nghề công lập và các cơ sở tư nhân. Đổi mới trang thiết bị dạy nghề, phương pháp truyền nghề, dạy nghề học nghề của các nước khu vực và quốc tế.

Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ

103

đó đi đến sáng tạo…. là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động.

Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã mang lại kết quả tốt. Giải pháp xã hội hóa giáo dục khi nguồn ngân sách quốc gia có hạn, mâu thuẫn với yêu cầu phát triển thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Do vậy, xã hội hoá cần thực hiện một cách toàn diện, thể hiện ở một số nội dung sau:

- Xã hội hóa trong việc tạo điều kiện để phát triển trường lớp như: ưu tiên về địa điểm, mặt bằng cho việc xây dựng trường, hiến đất xây dựng trường, đơn giản hóa các thủ tục xây dựng trường, vay vốn lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế…

- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho việc dạy và học bằng các hình thức:

+ Đóng góp bắt buộc đối với các học sinh đang học, coi đây là trách nhiệm của gia đình vì sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó có xem xét miễn, giảm cho đối tượng con hộ nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Huy động các nguồn vốn thông qua nhiều kênh để huy động các nguồn lực trong dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tham gia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

- Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thông qua việc cân đối nhu cầu để thông báo nhu cầu giáo viên hàng năm và 5 năm với số lượng và bộ môn cụ thể cho toàn dân biết để định hướng nhân dân tự đào tạo.

- Xã hội hóa trách nhiệm huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, trách nhiệm cá nhân và gia đình trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập trung học cơ sở. Gắn trách nhiệm của nhà trường với trách nhiệm của phụ huynh trong quá trình học tập.

3.4.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phải tập trung nguồn lực để, xây dựng nâng cấp một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế; xây dựng hệ thống trường phổ thông chất lượng cao ở các huyện, thị, thành phố;

104

trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề chất lượng cao, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề lên cao đẳng. Đồng thời liên doanh, liên kết xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề trong tỉnh, kể cả cơ sở 100% vốn nước ngoài để hình thành cơ sở đào tạo có uy tín trong nước.

Đầu tư đổi mới chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa xã hội là quyết sách quan trọng. Công việc này phải bắt đầu từ quyết tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho các cấp học ở nước ta. Tôn vinh và bảo vệ người tài, đề cao những phát minh sáng chế có giá trị là công việc có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng. Việc tạo các sản phẩm văn hóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho dân tộc cũng góp phần vật chất cho quá trình và mục đích tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

3.4.1.3 Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2020

Mục tiêu chung

Đến năm 2020, mỗi huyện có từ 01-03 trường trung cấp nghề, 03 - 06 cơ sở dạy sơ cấp nghề; toàn tỉnh có 12 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và 50 cơ sở dạy nghề sơ cấp. Trang thiết bị đầu tư theo chuẩn qui định, trong đó phải có một số

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 162 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w