Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 103 - 190)

2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên

(Ảnh: Hoàng Phạm) Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên

2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.619.930 người (31/12/2010), mật độ dân số khoảng 601 người/km2.

Địa hình

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt nước biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.

Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi

38

thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.

Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.

+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...

Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những

39

tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800- 2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở

40

Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.

Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.

Giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tài nguyên rừng

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu

41

làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

Tài nguyên khoáng sản

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...

Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.

Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công

42

nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4% và năm 2011 tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63,1%, dịch vụ 32,8% và nông lâm nghiệp 4,1%

Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài

nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) (Ảnh: Hoàng Phạm) Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển Kinh tế - xã hội nhanh, trong những năm qua lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp tập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 là 4.754.667 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên 8.482.020 triệu đồng, đạt

16.369.785 triệu đồng vào năm 2010 và đạt 19.422.064 triệu đồng vào năm 2011. Tốc độ tăng GDP chung của các doanh nghiệp trong tỉnh từ 114,40% năm 2001 lên

43

phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của các doanh nghiệp trong tỉnh qua những năm như sau:

Bảng 2.1: Tổng GDP chỉ số phát triển của các doanh nghiệp phân theo các ngành kinh tế theo giá so sánh

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010 – Trang 34 và thống kê năm 2011 Năm Tổng số Nông, Lâm và Thủy sản Công Nghiệp và Xây dựng Dịch Vụ Chỉ số phát triển (năm 1999 = 100) (%) Năm Tổng số

44 Biểu đồ 2.1 : TỔNG SẢN PHẨM (Theo giá so sánh) ĐVT : Tỷ đồng 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Chỉ tiêu phát triển của các doanh nghiệp theo các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của tỉnh hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cao nhất là năm 2011- 118,65% kế đến là năm 2002- 115,80%, kế đến là 2003 – 2004 – 2005 với 115,50% - 115,40%- 115,50%; so với các ngành khác tốc độ phát triển của của doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ tăng lên đáng kể từ 114,30% năm 2001 tăng lên 125,80% năm 2010 và năm 2011 là 124,92%.

Tốc độ tăng trưởng đó thích ứng với định hướng phát triển theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của các doanh nghiệp ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và ngành Công nghiệp và xây dựng; tăng tỷ trọng của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, cụ thể theo bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong các doanh nghiệp

ĐVT : %

Nguồn : Cục thống kê tỉnh Bình Dương

19.42 2 16.370 14.292 12.896 11.225 9.758 7.341 6.359 5.506 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

Nông, Lâm và Thủy sản 16,70

45

Biểu đồ 2.2 : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

34,28 32,60 25,20 3,98 4,40 8,40 16,70 ĐVT : %

Nông, Lâm và Thủy sản

58,10

61,84 63,00

Công nghiệ & Xây dựng Dịch vụ

Từ trong ra ngoài: 2000; 2005; 2010; 2011

Tình hình tăng trưởng GDP thực tế của các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ đều tăng đối với tất cả các ngành nghề nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp – xây dựng và ngành Dịch vụ tăng rất nhanh.

Bảng 2.3: Tăng trưởng GDP thực tế của các doanh nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010. Cục thống kê Bình Dương- Trang 33 và thống kê năm 2011

Giai đoạn 2001-2010 là thời gian quan trọng của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VIII của Đảng đề ra. tỉnh Bình Dương đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp, giao thông, giáo dục... thời gian qua từ 2001 - 2010 nền kinh tế của tỉnh đã đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm là 14,79%. Giai đoạn 2001-2005 tăng 14,81%( mục tiêu 10,56%), giai đoạn 2006-

Chỉ tiêu Thực hiện (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Chỉ tiêu 2000 28,10 63,50

46

2010 tăng 14,78% (mục tiêu 11,84%), và năm 2011 tăng 18,65% (mục tiêu 17,82%) với giá trị GDP mà các doanh nghiệp đạt được năm 2005 là 14.938.642 triệu đồng, tăng 18,54% so năm 2004 và tăng gần gấp 2,46 lần so năm 2000; giá trị GDP các doanh nghiệp đạt được năm 2010 là 48.761.342 triệu đồng, tăng 34,35% so năm 2009 và tăng gần gấp 8,04 lần so năm 2000, năm 2011 đạt 57.855.332 triệu đồng tăng 9.093.990 triệu đồng tương đương tăng 18,65% so với năm 2010 và tăng gấp 9,54 lần so với năm 2000 Cả hai giai đoạn và năm 2011 các doanh nghiệp thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục tiêu qui hoạch đề ra.

Bảng 2.4 : Tổng GDP phát triển theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

ĐVT : Triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2010 – Trang 33 và thống kê năm 2011

Năm Tổng số Nông, Lâm Ngƣ Công Nghiệp Và Xây dựng Dịch Vụ 2000 6.067.007 1.012.469 3.524.058 1.530.480 2001 6.976.753

47

Nhìn vào đồ thị sau chúng ta thấy tổng GDP của tỉnh Bình Dương từ năm 2000 đến năm 2011 chủ yếu là ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng lớn từ gần 60% trở lên; tiếp theo là ngành Dịch vụ; còn ngành Nông – Lâm – Ngư chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì Bình Dương là một tỉnh phát triển Công nghiệp

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu GDP theo thực tế của doanh nghiệp phân theo ngành

80,00 kinh tế ĐVT : % 60,00 40,00 20,00 - NLN 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 16,69 15,10 13,48 11,65 10,02 8,37 7,02 6,37 5,70 5,26 4,44 3,98 NLN CN và XD DV

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 103 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w