Chất lƣợng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 127 - 135)

Dân số Bình Dương thuộc dân số trẻ, theo thống kê đến ngày 31/12/2011 nhóm người từ độ tuổi 65 trở lên chiếm 4,47%, nhóm tuổi từ 14 trở xuống có 340.698 người chiếm tỷ lệ 26,89% dân số của toàn tỉnh. Điều đáng mừng trong chất lượng dân số hiện nay trong 26,89% dân số của toàn tỉnh đang trong độ tuổi đi học tỷ lệ đến lớp, các cấp học ngày càng cao là cơ sở đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực.

Nhóm tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 15-19 114.424 9,03 20-24 312.981 24,70 25-29 269.334 21,26 30-34 159.863 12,62

62

Theo thống kê năm 2005, năm 2010 và kết quả điều tra năm 2011 (hơn 10.500 doanh nghiệp) cho thấy trình độ người lao động được đào tạo ngày một tăng lên được thống kê theo bảng :

Bảng 2.11 : Tình hình đào tạo nguồn nhân lực qua các năm

Nguồn : Sở lao động thương binh xã hội và điều tra thực tế năm 2011

Chất lượng nguồn nhân lực của lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo sau đại học. Tỷ lệ qua đào tạo năm 2005 chiếm 34,10% và năm 2010 chiếm 37,86% so với tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh thì đến năm 2011 đã tăng lên 40,68%; chỉ riêng lao động đã qua đào tạo

Trình độ, chuyên môn kỹ thuật

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

Trình độ, chuyên môn kỹ thuật

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng

63

nghề (đào tạo dưới 3 tháng và sơ cấp nghề) năm 2005 có 121.326 lao động chiếm 18,41% trên tổng số lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, con số này năm 2010 đã tăng lên 202.934 lao động chiếm 19,52% và năm 2011 là 215.590 lao động chiếm 19,31% tổng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh có chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học tăng khá nhanh; trình độ đại học và sau đại học so với năm 2005 thì năm 2010 tăng gấp 2,11 lần và năm 2011 tăng 2,89 lần; trình độ cao đẳng năm 2010 tăng 1,83 lần và năm 2011 tăng 2,25 lần so với năm 2005. Điều đó cũng khẳng định rằng Bình Dương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã có sự chú ý và quan tâm đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong những năm gần đây, bởi vì Bình Dương có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện để phát triển nhanh ở một số lĩnh vực có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong khu vực như tiềm năng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp.

Về cơ cấu nguồn nhân lực

Như trên đã phân tích về chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, năm 2011so với năm 2005 và 2010 lao động có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp tăng, số lao đông không có trình độ chuyên môn và lao động có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng giảm, lao động có trình độ sơ cấp tăng. Năm 2005 cứ 100 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có 3,07 lao động có trình độ đại học và sau đại học; 6,21 lao động trình độ cao đẳng; 6,41 lao động có trình độ trung cấp và 18,41 lao động có trình độ nghề, lao động chưa qua đào tạo 62,14 lao động. Con số này tương ứng của năm 2010 là: 4,10; 7,20; 7,04;19,52 còn lại là lao động chưa qua đào tạo. Riêng năm 2011, cứ 100 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thì có 5,24 lao động có trình độ đại học và sau đại học; 8,26 lao động có trình độ cao đẳng; 7,87% lao động có trình độ trung cấp và 19,31 lao động có trình độ nghề, lao động chưa qua đào tạo 59,32 lao động.

64

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Năm 2001 tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh 418.946 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 4.506.995 triệu đồng (theo giá cố định 1994), để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 10,76 lao động. Năm 2010 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 1.039.621 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm là 16.369.785 triệu đồng, để tạo 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 15,75 lao động. Năm 2011 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 1.116.560 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm 19.216.002 triệu đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 17,21 lao động. Như vậy số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP qua các năm đều giảm, việc phân tích trên cho thấy năng suất lao động bình quân chung của Tỉnh tăng cao qua các năm trên cơ sở sự tăng lên tương ứng của chất lượng nguồn nhân lực.

Về chất lƣợng nguồn nhân lực

Thực trạng về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực hiện có của Tỉnh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố nguồn lao động, sử dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài… Là những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Về đào tạo nguồn nhân lực

Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao

65

nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” [23,75;77].

Liên tục trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quyết định mang tính định hướng nhằm xác định mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến phát triển giáo dục đào tạo, đến việc chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Trong các nghị quyết đó, Đảng ta đã khẳng định: “quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội [21, 196;197].

Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Bình Dương cũng không phải là tỉnh ngoại lệ. Mặc dù Bình Dương các trường đại học còn ít, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường trung cấp và cao đẳng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tỉnh hiện có 4 trường đại học và 2 phân hiệu đại học một số trường cao đẳng, trung cấp trong những năm qua đã cung cấp được nguồn nhân lực triển khai thực hiện trong các ngành nghề….

Trong những năm qua mạng lưới đào tạo của tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường trung cấp được nâng cấp lên cao đẳng, các trường cao đẳng lên đại học như cao đẳng sư phạm lên đại học Thủ Dầu Một, cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương lên đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, thành lập thêm các trường trung cấp, đặc biệt là các trường Đại học trong cả nước mở trung tâm đào tạo liên kết tại Bình Dương.

Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mở rộng và đa dạng, đến nay có một trường 5 trường cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề và một số trung tâm

66

dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và rất nhiều cơ sở dạy nghề tư nhân

Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô dào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2005-2010 đến năm học 2010-2011 toàn tỉnh có khoảng trên 99.311 học sinh - sinh viên cao đẳng và đại học, hàng năm có khoảng 9,49 % tốt nghiệp. Từ năm học 2005-2010 đến năm học 2010-2011 toàn tỉnh có khoảng trên 67.614 học sinh - sinh viên trung cấp, hàng năm có khoảng 25,39% tốt nghiệp. Từ năm học 2005-2010 đến năm học 2010-2011 toàn tỉnh có khoảng trên 994.715 học sinh phổ thông trung học, hàng năm có khoảng 25,39% tốt nghiệp trong đó có trên 70.831 học sinh (chiếm 29,53%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài tỉnh chiếm khoảng 65,14 - 69,45% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Quy mô đào tạo các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì hệ chính quy tập trung ở hệ cao đẳng và trung cấp là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2005-2010 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 32.196 sinh viên, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 6.202 sinh viên. Năm 2011 toàn tỉnh đã tuyển đào tạo từ trung cấp đến đại học 38.960 sinh viên và có 7.821 sinh viên tốt nghiệp.

Đối với đào tạo nghề năm năm qua từ 2006 đến 2010 đã đào tạo 374.463 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 18.472 người và còn lại là ngắn hạn. Năm 2011 đã đào tạo 119.782 người, trong đó dài hạn là 11.621 người còn lại là ngắn hạn.

Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2005 - 2010 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm của tỉnh đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho tỉnh khoảng 127.603 người, trong đó số có trình độ đại

67

học và cao đẳng 19.442 người (đại học và cao đẳng 3.858 người), trung học chuyên nghiệp 3.963 người và có trình độ nghề dài hạn là 11.621 người đây là chưa kể đến số sinh viên đi học tập ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2011 tỉnh Bình Dương đã tăng tốc trong cơ chế chính sách cũng như số lượng các cơ sở đào tạo nên đã đẩy nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo chung lên 40,68% (năm 2005 là 34,10% và năm 2010 là 37,86%), như vậy năm 2011 tăng 2,82% so năm 2010 và tương đương số lao động qua đào tạo nghề là 60.598 người.

Về trình độ văn hóa

Theo điều tra thực tế tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp (7.000 doanh nghiệp) tại tỉnh Bình Dương tính đến ngày 31/12/2011 có trình độ học vấn được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.12: Trình độ học vấn của lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp phân theo giới tính.

Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương năm 2011

Trình độ văn hóa giáo dục là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ biết chữ, tốt nghiệp các cấp. Năm 2005 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 20,54%; tốt nghiệp tiểu học là 34,65%; tốt nghiệp THCS là 22,11% và THPT 22,702%. Lực lượng lao động chưa đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học ở Bình Dương hiện nay giảm nhiều so với các năm trước. Trong độ tuổi học vấn nam cao hơn nữ, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học ở nữ

Trình độ học vấn Số lao động (ngƣời) Tỷ trọng (%) Trình độ học vấn Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ

68

chiếm 9,36% so với lao động nữ, nam là 8,43%; tỷ lệ nam tốt nghiệp trung học phổ thông cao hơn nữ 14,59% với số lượng là 74.099 học sinh.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật

Thực tế điều tra tại các doanh nghiệp (hơn 10.500 doanh nghiệp) trong tỉnh Bình Dương cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo có tăng lên so với các năm trước và so với tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước thì Bình Dương có tỷ lệ tương đối cao; Nhưng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao ,có 59,32% (trong đó 61,26% lao động nữ và 57,32% lao động nam chưa qua đào tạo). Nếu so với nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh thì tỷ lệ lao động qua đào tạo trong năm 2011 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.Lao động qua đào tạo và được phân chia theo từng trình độ được phân tích theo bảng sau :

Bảng 2.13: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2011

Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương năm 2011 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật Số lao động (ngƣời) Tỷ trọng (%) Trình độ chuyên môn, kỹ thuật Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Không có trình độ, Chuyên môn kỹ thuật

596.708

69

Về mức sống

So với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 23.027.190 đồng thì thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương là 30.100.894 đồng (năm 2010) và điều tra cho thấy năm 2011 là 33.807.943 đồng, như vậy mức thu nhập của các tỉnh so với cả nước và so với trong khu vực là tương đối cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm (theo tiêu chí mới). Cuối năm 2005, số hộ nghèo là 26.500 hộ (chiếm 11,02%), năm 2010 giảm xuống còn 11.810 hộ (chiếm 9,78%), năm 2011 còn 11.241 hộ (chiếm 9,48%) và dự kiến đến 2020 giảm dưới 5%.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 127 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w