Hệ thống các chỉ số ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, Song chỉ số quan trọng nhất mà Tổ chức Liên Hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người (Human Development Index (HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người. Đây là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia về con người. Chỉ số HDI được xây dựng với ba chỉ tiêu cơ bản là: tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từ khi sinh ra đến khi chết (tuổi thọ bình quân). Thành tựu giáo dục, được tính bằng trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quân của mỗi người dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí). Mức thu nhập bình quân đầu người. Theo con số thống kê được công bố ngày 28/11/2007 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,733 xếp thứ 105/177 quốc gia so với các nước kém phát triển chỉ số là 0,518; tuổi thọ bình quân là 73,7; số người biết chữ 90,3%, trong đó tiểu học 97,5% số sinh viên đại học cao đẳng tăng 8,4% năm, chi cho ngân sách giáo dục 18%, 200 sinh viên /10.000 dân. Đây là một trong những con số chứng minh làm sáng tỏ chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng được nâng lên.

Chỉ số GDI, đây là chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Theo số liệu công bố ngày 28/11/2007 bình đẳng nam nữ Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ chỉ số phát triển liên quan tốt giới cao nhất.

Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI là chỉ số đo lường các kết quả về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người. Đây cũng là một trong những chỉ số thể hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bởi giải quyết tốt vấn đề này sẽ là cơ sở để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

Trên đây là những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; ngoài ra còn có các chỉ tiêu cụ thể đánh giá từng lĩnh vực, từng khía cạnh cụ thể của đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân số, môi trường, văn hóa, tội phạm… Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mỗi chỉ tiêu riêng lẻ chỉ đánh giá trên từng khía cạnh cụ thể, để thấy hết ý nghĩa của nó cần phải có sự phối hợp tổng thể với các chỉ tiêu khác như: HDI,GDI, HPI… Mới đánh giá một cách đầy đủ

21

và chính xác nhất về chỉ số phát triển con người, chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể theo yêu cầu sự phát triển của kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w