Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một chiến lược tham gia toàn diện vào quá trình toàn cầu hoá vào giữa thập kỷ 1990, , mà trước tiên và quan trọng nhất là hệ thống giáo dục phải được cải thiện triệt để, để đào tạo một số lượng đủ những công dân trẻ, sáng tạo và dám làm, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Trong bản báo cáo của Chính phủ nước này về giáo dục mang tên “Hình ảnh Hàn Quốc trong Thế kỷ 21” đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo phải hướng tới mục tiêu bồi dưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lực trí tuệ của người Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới”.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc luôn ở mức 18 – 20%. Hướng tới tương lai đó là mục tiêu của nền giáo dục Hàn Quốc hiện đại; cùng với sự phát triển kinh tế, người dân Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể có cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
Vấn đề thiếu lao động của Hàn Quốc xảy ra từ đầu những năm 1990 do nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, nhất là thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, thiếu lao động ở các ngành nghề mới, Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để đáp ứng nhu cầu lao động và khắc phục sự thiều hụt về lao động, cụ thể là các biện pháp sau:
Một là, tổ chức thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao
động, nhằm xác định rõ nhu cầu lao động của doanh nghiệp, tổ chức; xác định rõ các thông tin về người tìm việc. . . để công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động và người sử dụng lao động biết, tự chắp nối và dự kiến cho tương lai.
29
Hai là, tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình hướng nghiệp trong tất cả các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhằm cung cấp và tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tiếp cận, tư vấn và hướng nghiệp sớm.
Ba là, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của các trường đại học, trường cao đẳng nghề; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các trường công lập và ngay cả các trường dân lập cũng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo.
Bốn là, xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo nhằm gắn kết trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong quá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.
Năm là, đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm đảm bảo việc làm thông qua việc nâng cao năng l ực hoạt động, nhất là nâng cao năng l ực cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất của trung tâm; đồng thời kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực giới thiệu việc làm.
Sáu là, thực hiện sử dụng lao động hợp lý và thường xuyên nâng cao trình độ của người lao động đang làm việc nhằm ổn định việc làm, thăng tiến trong công việc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều xác định từng vị trí công việc và yêu cầu đối với người lao động để đáp ứng được từng vị trí công việc nhằm sử dụng lao động có hiệu quả; các trường đều tổ chức theo dõi về việc làm và sự đáp ứng công việc của học sinh sau khi ra trường để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; các trường thường tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với người sử dụng lao động để biết được nhu cầu cần đào tạo đối với người lao động trong hiện tại và tương lai.
1.6.5 Kinh nghiệm của Singapore
Ngay từ khi mới thành lập, Singapore đã đề ra chính sách phát triển giáo dục và đào tạo và chủ trương là xây dựng nền giáo dục mang nét đặc trưng của dân tộc. Chính phủ Singapore luôn coi việc khai thác và sử dụng nguồn lực là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế. Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nói: “Biến tài năng trời phú của một dân tộc thành kỹ năng chuyên môn là nhân tố trọng đại quyết định thành tựu phát triển đất nước”.
30
Vào thập kỷ 1980, ngân sách dành cho giáo dục của Singapore mỗi năm tăng trung bình khoảng 30%. Mức chi cho giáo dục và đào tạo chỉ đứng thứ hai sau ngân sách quốc phòng, đã vượt các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản v.v; vào thập niên 1990, việc không ngừng tăng cường đầu tư cho con người, tích cực thúc đẩy cải cách và điều chỉnh giáo dục chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Singapore phát triển nhanh.
1.6.6 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước; cho nên, từ đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu. Qua nghiên cứu trong phụ lục số 2 thì từ năm 1995 – 2002, dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên thì năm sau tăng hơn năm trước nhưng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lao động thì có giảm nhưng không nhiều, điều này cho thấy mức ổn định về lực lượng lao động đã tạo cho ổn định về nguồn nhân lực trong xã hội Nhật Bản.
Luật Giáo dục của Nhật Bản chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của mọi người dân Nhật Bản. Giáo dục ở Nhật Bản được ưu tiên đầu tư trên tất cả các cấp học; các điều luật thành lập hệ thống giáo dục mới nêu rõ rằng các gia đình phải có nhiệm vụ đặt việc học tập của con cái mình lên trên hết. Sự đầu tư còn được thấy rõ các nguồn tài trợ phát triển giáo dục, các khoản chi phí cho giáo dục và đào tạo thường chiếm từ 5-6% ngân sách hằng năm của chính phủ Trung ương.
1.6.7 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Là dân tộc có truyền thống hiếu học, khả năng học tập của học sinh Việt Nam không hề thua kém học sinh các nước khác trên thế giới; song nhìn chung, do phương tiện đào tạo còn nghèo nàn, trường lớp và cơ sở vật chất lạc hậu, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp, đội ngũ giáo viên còn có tỷ lệ chưa chuẩn đạt cao, chương trình và phương pháp dạy - học chưa được cải tiến, đời sống người
31
giáo viên còn nhiều khó khăn v.v, đó là những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta chưa ngang bằng với các nước tiên tiến.
Phải khẳng định rằng, so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam là nước sớm có sự quan tâm tới đào tạo nguồn nhân lực; trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Với thành tựu và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Việt Nam đã xác định cần phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, thực hiện đi tắt đón đầu trong phát triển khoa học và công nghệ; đã tăng dần tỷ trọng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài không những chỉ là mục tiêu mà đã và đang được đẩy mạnh với quy mô ngày càng lớn ở khắp các địa phương trong cả nước, đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp và phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Những điểm tƣơng đồng
Thứ nhất, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có điểm xuất phát tương đối thấp trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động hiện nay của Việt Nam đang ở vào trình độ của các nước NIES Đông Á vào đầu 1960 và của các nước ASEAN cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 tức là cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phần đông lực lượng lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam, thành phần chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm sơ chế tương tự như Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu những năm 1960. Về trình độ kỹ thuật – công nghệ, ngoại trừ một số ngành lĩnh vực riêng lẻ được trang bị công nghệ hiện đại trong những năm gần đây, trình độ kỹ thuật – công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn rất thấp, về cơ bản vẫn phải dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động có giá trị gia tăng thấp giống như các nền kinh tế khu vực trong thời kỳ đầu phát triển.
Thứ hai, Việt Nam và các nước trong khu vực đều chịu áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
32
Trong khu vực, đặc biệt là đối với Nhật Bản và NIES Đông Á, áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ chỗ con người là nguồn lực dồi dào nhất mà các nền kinh tế này có được. Đối với Việt Nam hiện nay, áp lực đối với việc phát triển nguồn nhân lực một mặt xuất phát từ vấn đề lao động – việc làm; mặt khác, từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, có thể nhận xét tổng quát rằng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ và có hiệu quả những yêu cầu phát triển nội tại, càng không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới phương thức sử dụng lao động để tận dụng có hiệu quả lợi thế lao động, tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm và của các doanh nghiệp đang được đặt ra như một điểm nút – một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có những thuận lợi cơ bản trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, đó là:
Thuận lợi thứ nhất là, khu vực Đông Á đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo, với truyền thống coi trọng giáo dục, coi trọng nền tảng gia đình vững chắc, coi con người là vốn quý nhất v.v; sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các giới liên quan trong xã hội về vai trò quyết định của yếu tố con người đã tạo ra một sự ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Thuận lợi thứ hai là, con người Việt Nam cũng như ở các nước Đông Á khác đều có những quan điểm và đức tính rất cần thiết cho quá trình giáo dục và đào tạo như sự tôn vinh và coi trọng việc học tập, sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến v.v; những quan điểm và đức tính này, một mặt là sự kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, mặt khác là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đầy khó khăn khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, khiến cho con người Đông Á luôn khắc ghi một điều là phải vươn lên, phải làm việc cật lực mới có cơ hội phát triển.
Thuận lợi thứ ba là, các nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa và Việt nam hiện nay đều có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Điều này tạo thuận lợi cho
33
quá trình học tập và đào tạo, tiếp thu kiến thức một cách năng động sáng tạo, sớm đưa đất nước hòa nhập vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Những khác biệt
Những khác biệt trong bối cảnh phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam hiện nay với các nước Đông Á trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, bao gồm:
Thứ nhất, áp lực và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là cao hơn.
Thứ hai, Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng phức tạp hơn.
Áp lực và thách thức lớn hơn đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, Việt Nam có phần tụt hậu hơn so với một số nước trong khu vực.
Thứ hai, toàn thế giới đã sự nhận thức về phát triển nguồn nhân lực đã cao hơn trước.
Thứ ba, do nền công nghệ và tri thức trên thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ.
Sự tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực là một áp lực rất lớn đối với Việt Nam; do vậy, Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển tăng tốc trong thế kỷ XXI. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang tập trung ưu tiên cho chiến lược này nên đã gây ra những khó khăn rất lớn trong cạnh tranh để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Như vậy, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay không chỉ do các yếu tố chủ quan bên trong như đói nghèo, kém phát triển ....mà còn do áp lực từ bên ngoài của trào lưu phát triển nguồn nhân lực nói chung trên thế giới.
Nhưng thuận lợi lớn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực trước đây ở chỗ: thứ nhất, xu thế phát triển của toàn cầu và của nền kinh tế tri thức đã tạo cơ hội lớn hơn trong việc sử dụng tri thức
34
vào mục đích phát triển của quốc gia; thứ hai, hiệu ứng lan tỏa kiến thức hiện nay là rất lớn so với trước đây (do sự bùng nổ thông tin, sự ra đời và ứng dụng các công nghệ truyền tải thông tin hiệu quả hơn, cũng như xu hướng mở cửa và giao lưu kiến thức giữa các nước ngày càng tăng). Điều này cho phép Việt Nam thuận lợi trong việc tiếp thu các công nghệ và kinh nghiệm giáo dục từ các nước khác; thứ ba, mặt bằng công nghệ và tri thức cao hơn nên nó vừa là thách thức song cũng là cơ hội đối với Việt Nam hiện nay.
35
Kết luận Chƣơng 1
Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; Các định hướng phát triển nguồn nhân lực; Các chiến lược phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển