Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 166 - 190)

3.4.1. Giải pháp về đầu tƣ cho giáo dục đào tạo.

3.4.1.1. Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp:

Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục đào tạo là một khái niệm rộng phải làm sao cho nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương nói riêng kế thừa, phát huy và nâng cao những truyền thống tốt đẹp tiêu biểu cho sức

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 491.588

38,21 Sơ cấp nghề 317.140

101

sống, bản lĩnh, bản sắc dân tộc. Cải tạo, biến đổi hay xóa bỏ những truyền thống tiêu cực, hạn chế, phản ánh tính lỗi thời, bảo thủ, trì trệ. Hình thành và phát triển những giá trị truyền thống theo yêu cầu đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếp cận và dung hòa những thành tựu văn hóa, khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung thì học nghề được quy định trong Bộ Luật Lao động, học nghề gắn chặt với lao động và việc làm, hướng vào thế giới lao động. Đặc biệt trong kinh tế thị trường, để đứng vững trong cạnh tranh, chất lượng là hàng đầu, kể cả chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực tạo ra của cải đó. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. “Các nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần”.

Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục đào tạo. Trí tuệ là lực lượng vật chất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt, trong đó có cả việc đổi mới công nghệ tư duy, tư duy trong hoạch định chính sách và cả trong tổ chức thực hiện chính sách. Có người đã tổng kết rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thành công của người Nhật Bản chính là họ biết phải suy nghĩ gì? Họ biết phải làm gì và họ biết phải bắt đầu làm từ đâu? Rõ ràng là tư duy theo công nghệ Nhật Bản đã đem lại kết quả quan trọng. Sự cẩn trọng, tính kỹ luật, tính hợp tác và quyết tâm cao đã trở thành những nhân tố cấu thành về mặt chất quan trọng cho con người Nhật Bản. Các học giả phương Tây khi giải phẩu về nền kinh tế Nhật Bản họ đã cho rằng lý do cơ bản làm nên thành công của đất nước này là người Nhật Bản biết kết hợp tài tình tinh thần Nhật Bản với công nghệ Phương Tây.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy chế chung cho hoạt động dạy nghề và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề. Gắn các trường lớp đào

102

tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống.

Có quy định trả phí đào tạo đối với người sử dụng các lao động được đào tạo (trả cho trường lớp đào tạo nếu nhận từ trường, lớp, trả cho chủ sử dụng cũ nếu là chuyển nhượng lao động).

Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư. Phấn đấu mỗi huyện (thị) có một trung tâm dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đây là một hoạt động thiết thực không chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.

Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhất là đối với vùng xa. Tỉnh cần có biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi còn ở bậc phổ thông.

Khai thác khả năng về chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất hiện có của các trường đào tạo nghề, các trung tâm liên kết của tỉnh đối với các trường đại học lâu nay đang đào tạo. Gắn kết việc đào tạo một cách thiết thực tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Để làm được việc này ngân sách dành cho đào tạo cần tập trung ưu tiên cho trường nghề để thực hiện đào tạo dài hạn là chủ yếu những lao động có tay nghề cao đáp ứng được các kỹ thuật mới với công nghệ hiện đại.

Quy định rõ trình độ và tay nghề của các giáo viên dạy nghề - tương ứng với các nghề và cấp nghề đào tạo. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định này ở các trường, trung tâm dạy nghề công lập và các cơ sở tư nhân. Đổi mới trang thiết bị dạy nghề, phương pháp truyền nghề, dạy nghề học nghề của các nước khu vực và quốc tế.

Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ

103

đó đi đến sáng tạo…. là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động.

Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã mang lại kết quả tốt. Giải pháp xã hội hóa giáo dục khi nguồn ngân sách quốc gia có hạn, mâu thuẫn với yêu cầu phát triển thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Do vậy, xã hội hoá cần thực hiện một cách toàn diện, thể hiện ở một số nội dung sau:

- Xã hội hóa trong việc tạo điều kiện để phát triển trường lớp như: ưu tiên về địa điểm, mặt bằng cho việc xây dựng trường, hiến đất xây dựng trường, đơn giản hóa các thủ tục xây dựng trường, vay vốn lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế…

- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho việc dạy và học bằng các hình thức:

+ Đóng góp bắt buộc đối với các học sinh đang học, coi đây là trách nhiệm của gia đình vì sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó có xem xét miễn, giảm cho đối tượng con hộ nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Huy động các nguồn vốn thông qua nhiều kênh để huy động các nguồn lực trong dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tham gia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

- Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thông qua việc cân đối nhu cầu để thông báo nhu cầu giáo viên hàng năm và 5 năm với số lượng và bộ môn cụ thể cho toàn dân biết để định hướng nhân dân tự đào tạo.

- Xã hội hóa trách nhiệm huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, trách nhiệm cá nhân và gia đình trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập trung học cơ sở. Gắn trách nhiệm của nhà trường với trách nhiệm của phụ huynh trong quá trình học tập.

3.4.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phải tập trung nguồn lực để, xây dựng nâng cấp một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế; xây dựng hệ thống trường phổ thông chất lượng cao ở các huyện, thị, thành phố;

104

trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề chất lượng cao, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề lên cao đẳng. Đồng thời liên doanh, liên kết xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề trong tỉnh, kể cả cơ sở 100% vốn nước ngoài để hình thành cơ sở đào tạo có uy tín trong nước.

Đầu tư đổi mới chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa xã hội là quyết sách quan trọng. Công việc này phải bắt đầu từ quyết tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho các cấp học ở nước ta. Tôn vinh và bảo vệ người tài, đề cao những phát minh sáng chế có giá trị là công việc có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng. Việc tạo các sản phẩm văn hóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho dân tộc cũng góp phần vật chất cho quá trình và mục đích tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

3.4.1.3 Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2020

Mục tiêu chung

Đến năm 2020, mỗi huyện có từ 01-03 trường trung cấp nghề, 03 - 06 cơ sở dạy sơ cấp nghề; toàn tỉnh có 12 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và 50 cơ sở dạy nghề sơ cấp. Trang thiết bị đầu tư theo chuẩn qui định, trong đó phải có một số cơ sở dạy nghề đạt chuẩn quốc tế. Chất lượng dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động.

Về phát triển mạng lƣới dạy nghề

- Thời kỳ 2011-2015: phấn đấu đến năm 2015 có 67 cơ sở dạy nghề đạt chuẩn qui định, bao gồm: 09 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp và 45 cơ sở dạy nghề sơ cấp và bồi dưỡng.

- Thời kỳ 2016-2020: phấn đấu toàn Tỉnh có 82 cơ sở dạy nghề, bao gồm: 12 trường cao đẳng (ngoài công lập 05 trường), 20 trường trung cấp (ngoài công lập 10 trường) và 50 cơ sở dạy nghề sơ cấp và bồi dưỡng (ngoài công lập 40 cơ sở). Trong đó, xây dựng 03 cơ sở dạy nghề đạt chuẩn quốc tế, 20 cơ sở đạt chất lượng cao.

105

Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Nhu cầu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dậy cần có: - Đến năm 2015: 3.200 người.

- Đến năm 2020: 6.440 người.

Như vậy, nhu cầu đào tạo mới và đào tạo lại cho lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý của tỉnh theo từng giai đoạn cần:

- Từ 2011-2015: 1.580 lượt người. - Từ 2016-2020: 2.720 lượt người.

Dự báo nhu cầu vốn cho giáo dục – đào tạo

Để đạt được những mục tiêu đề ra

-

-

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực

Trong 3 mũi đột phá của nước ta đến năm 2020 đảm bảo phát triển nhanh và bền vững là thúc đẩy nhanh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; hai là: Cải cánh và nâng caoi hiệu quả của hệ thống cơ chế quản lý Nhà nước trong điều hành và quản lý kinh tế; ba là: thúc đẩy phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong ba mũi đột phá này hai nội dung đầu phần nhiều chủ động ở cấp Trung ương; mũi đột phá thứ ba phần nhiều chủ động ở cấp địa phương.

Vấn đề quan trọng hàng đầu là phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, chính quyền địa phương chủ động nâng cao phát triển nhân lực trên địa bàn Tỉnh.

106

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực được coi là nhiệm vụ toàn dân. Do đó, thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Đảng, Nhà nước và chủ trương của Tỉnh. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội tìm kiếm việc làm từ các doanh nghiệp và cho người lao động. Phối hợp các doanh nghiệp với hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề; tại doanh nghiệp, hướng nghiệp cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay trước khi nhập trường, và chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Coi đây là công việc thường xuyên của doanh nghiệp và vàc cơ sở đào tạo, tư vấn…

Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phƣơng pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý

Mỗi cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cần: từng bước đổi mới phương pháp quản lý nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả; có chương trình phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định rõ nhu cầu, tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng - kỷ luật.

Cải tiến và tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực

Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trung ương trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng ngành, cấp.

Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo, dạy nghề với các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Tất cả các cơ sở thực hiện giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên địa bàn Tỉnh cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

107

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo (giữa doanh nghiệp với các trường Đại học – Cao đẳng, Trung cấp, cơ sở dạy nghề, giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, …) để có sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong mỗi thời kỳ, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực./.

3.4.1.4. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động đào tạo

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì cần phải mở rộng các loại hình đào tạo, đẩy mạnh quyền tự chủ về nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, tài chính cho các cơ sở đào tạo, có chính sách thu hút để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh.

Ngoài chỉ tiêu đào tạo do ngân sách Nhà nước cấp thì cần mở rộng chỉ tiêu đào tạo do người học đóng học phí hoặc do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hợp đồng đào tạo, đào tạo theo mô hình liên kết, đặt hàng, tín chỉ, vừa học - vừa làm; đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tự đào tạo hoặc tái đào tạo, hướng dẫn cho người lao động thêm theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nhân lực phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

3.4.2 Hoàn thiện chiến lƣợc đào tạo, xây dựng cơ chế, chính sách để thuhút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao

3.4.2.1 Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thể chế hoá văn bản pháp luật về dạynghề nghề

- Trên cơ sở Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, các Quyết định của Thủ tướng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 166 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w