Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 161 - 162)

tỉnh Bình Dƣơng

Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động xã hội.

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả các yếu tố cơ bản: sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý.

Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể

Phải đảm bảo cơ cấu lao động hợp lý: Cơ cấu lao động theo ngành:

Đến năm 2015: các doanh nghiệp thuộc Khu vực I chiếm 10,0%: khu vực II chiếm 63,0% và Khu vực III chiếm 27,0%.

Đến năm 2020: các doanh nghiệp thuộc Khu vực I chiếm 8,0%; Khu vực II chiếm 57,0% và Khu vực III chiếm 35,0%.

Năng suất lao động tăng nhanh từ 47,0 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 102 triệu đồng/lao động vào năm 2015 và đạt gần 203 triệu đồng/lao động vào năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,0%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60,0%; năm 2020 đạt tỷ lệ tương ứng là 80,0% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 70,0%.

Phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 54 ngàn người/năm ở thời kỳ 2011-2015; khoảng 59 ngàn người/năm ở thời kỳ 2016-2020.

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận với chất lượng giáo dục của khu vực ASEAN và quốc tế, cụ thể là:

96

- Giáo dục Mầm non: chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 với trên 90,0% số trẻ đạt chuẩn phát triển, tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non dưới 10,0%.

- Giáo dục Tiểu học: 90,0% học sinh đọc hiểu và nắm vững kiến thức môn toán, học sinh được học ngoại ngữ từ lớp 3 và học 2 buổi/ngày.

- Giáo dục Trung học: đảm bảo học sinh được trang bị các kiến thức phổ thông và những kiến thức cơ bản về công nghệ, về nghề phổ thông. Mức trang bị kiến thức đạt trình độ khá so với học sinh trong khu vực.

- Giáo dục Thường xuyên: góp phần duy trì phổ cập giáo dục và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- Giáo dục Nghề nghiệp: đảm bảo học sinh khi qua hệ thống này có trình độ nghề, kỹ năng vi tính và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Đào tạo Đại học: sinh viên khi tốt nghiệp có khả năng thích ứng với thị trường lao động và đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

Đa dạng hóa các loại hình g

- thành về Giáo dục - Đào tạo tương xứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG đến năm 2020 (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w