Chỉ số EID50 của các chủng virút cúm gia cầm A/H5N

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm a/h5n1 clade 2.3.2.1b phân lập ở việt nam (Trang 54 - 57)

10 A/Duck/VNBN/06/12 Vịt Bắc Ninh 24/02/

3.2.1.Chỉ số EID50 của các chủng virút cúm gia cầm A/H5N

Trong nghiên cứu này, chúng tơi đã lựa chọn 10 chủng vi rút cúm gia cầm phân lập từ các ổ dịch tại các ñịa phương, trong thời gian từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 2 năm 2012. ðặc tính độc lực trên trứng được đánh giá dựa vào 3 chỉ tiêu: liều gây nhiễm 50%, liều gây chết 50% và thời gian gây chết trung bình. Chuẩn ñộ vi rút trên trứng ñược tiến hành theo phương pháp đã trình bày ở phần vật liệu và phương pháp nghiên cứu, kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và mơ tả dưới dạng biểu đồ ở hình 3.3.

Bảng 3.3. Chỉ số EID50 và MDT của vi rút cúm trên phôi trứng

TT Tên chủng EID50/ELD50(log) MDT (giờ) Tương quan EID/MDT

1 A/Duck/VNNB/03/10 6,10 34,80 0,95 2 A/Ck/VNVP/03/11 5,50 29,20 1,02 2 A/Ck/VNVP/03/11 5,50 29,20 1,02 3 A/Ck/VNHD/04/11 5,90 32,60 0,98 4 A/Ck/VNQT/06/11 5,90 32,80 0,98 5 A/Duck/VNNB/07/11 5,50 30,20 0,99 6 A/MD/VNHD/01/12 6,30 31,00 1,10 7 A/Ck/VNVP/03/12 6,30 39,20 0,87 8 A/Ck/VNTB/10/12 6,10 32,80 1,01 9 A/Ck/VNHP/05/12 6,10 36,40 0,91 10 A/Duck/VNBN/06/12 6,30 27,00 1,27

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 45

Nhận xét:

(1) ðối với tất cả 10 chủng vi rút trong nghiên cứu này, HA dương tính chỉ khi phôi trứng chết, như vậy, liều gây nhiễm phôi trứng gà 10 ngày tuổi và liều gây chết phôi là như nhau (trong bảng 3.3 hai chỉ số này ñể chung 1 cột).

(2) Trước khi thực hiện chuẩn độ, chúng tơi hiệu chỉnh đồng đều hiệu giá HA của nước trứng tiếp ñời lần 2 về 9 log2 (chỉ một trường hợp phải tính tốn cơ ñặc 2 lần: Chủng A/Ck/VNHD/04/11). Số liệu ở bảng 3.3 chứng tỏ liều gây chết phôi gà 10 ngày tuổi là khơng đồng đều: EID50/ELD50 trung bình cả 10 chủng là 100 µl tại độ pha lỗng 10-6,0; thấp nhất là ñối với chủng A/Duck/VNNB/03/10 và A/Duck/VNNB/07/11 (10-5,5) cao nhất là các chủng A/MD/VNHD/01/12, A/Ck/VNVP/03/12 và A/Duck/VNBN/06/12 (10-6,3).

Hình 3.3. Tương quan (C) của chỉ số EID50 (A) và MDT (B) của các chủng vi rút phân lập

(3) Thời gian gây chết phơi trung bình của các chủng trung bình là 32,6 giờ, tuy nhiên khơng đồng đều: MDT thấp nhất (gây chết phôi nhanh nhất là 27

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 46 giờ (chủng A/Duck/VNBN/06/12) và chậm nhất là 39,20 giờ (chủng A/Ck/VNVP/03/12).

(4) Theo tài liệu khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, tổ chức Thú y thế giới (WHO, 2013), và những nghiên cứu trước ñây (Steel, Burmakina et al.,

2008), vi rút cúm gia cầm gây chết phơi trứng gà trong vịng 96 giờ được coi là vi rút có độc lực caọ Mười chủng vi rút cúm gia cầm phân lập trong nghiên cứu này ñều gây chết phôi trứng gà 10 ngày tuổi dưới 48 giờ, cho thấy đối tượng chúng tơi nghiên cứu đều thuộc nhóm vi rút có độc lực cao (HPAI).

(5) Trong thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy dường như có sự tương quan giữa giờ chết và khả năng nhân lên của vi rút trên phôi trứng. Thời gian chết ngắn thì độ chuẩn vi rút (EID50) thấp và ngược lạị ðể xem xét giả thiết chúng tôi lập chỉ tiêu so sánh giữa các chủng gọi là chỉ tiêu tương quan giữa liều gây nhiễm EID50 (trong trường hợp này là ELD50, liều gây chết 50% phơi thí nghiệm) và thời gian gây chết trung bình (MDT). Chỉ số này được tính bằng (EID50 của mẫu/EID50 trung bình nhóm) chia cho (MDT của mẫu/MDT trung bình nhóm). Kết quả được trình bày ở biểu đồ C hình 3.3.

Kết quả ở hình 3.3 C cho thấy có 6/10 trường hợp chỉ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là giả thiết ñúng cho 6/10 trường hợp; 2/10 trường hợp với tương quan có giá trị tương ñương với 1 và 2/10 trường hợp giá trị lớn hơn 1. Tuy 6/10 trường hợp (khơng đủ ý nghĩa thống kê) có tương quan thuận, số liệu đã chứng tỏ trong ña số các trường hợp, thời gian chết càng ngắn thì lượng vi rút gây nhiễm càng thấp.

(6) ðối với chủng A/Duck/VNBN/06/12, tuy thời gian gây chết phôi là ngắn nhất nhưng EID50 lại ở ngưỡng cao nhất, chứng tỏ chủng vi rút này đồng thời có 2 khả năng: Gây chết phôi sớm nhất nhưng lại có khả năng nhân lên cao nhất, chứng tỏ chủng vi rút A/Duck/VNBN/06/12 có khả năng thích nghi và nhân lên cao trên phôi trứng gà 10 ngày tuổi (hay chủng vi rút có độc lực cao trên phơi trứng gà).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 47

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm a/h5n1 clade 2.3.2.1b phân lập ở việt nam (Trang 54 - 57)