2.5.4.1. Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế: Những năm gần đây nền kinh tế của các nước ngày một tăng trưởng và dần đi vào thế ổn định. Đối với nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng cũng có sự phát triển không ngừng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa vào loại khá so với cả nước, làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng cao, những thay đổi trong nền kinh tế địa phương và nhiều yếu tố khác. Vì vậy ảnh hưởng đến Công ty TNHH Du lịch Sao Biển nằm trên địa bàn thành phố.
Yếu tố tự nhiên: môi trường tự nhiên có thể nói là yếu tố quyết định đến sự chi tiêu, mua sắm của người dân. Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu Khánh Hòa có những nét độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. Do đó lượng khách đến với tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng, tạo điều kiện cho công ty luôn có lượng khách sử dụng dịch vụ ở mức ổn định, đảm bảo được tình hình kinh doanh của công ty.
Yếu tố công nghệ: với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, hàng loạt các sản phẩm công nghệ mới ra đời. Điều này làm cho sản phẩm mang đặc tính kỹ thuật cao, kinh doanh ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn trong công việc phục vụ khách, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian, nguồn lực mà vẫn đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Yếu tố chính trị, pháp luật: ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Sự ổn định chính trị tạo cơ hội cho sự hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự thuận lợi của môi trường pháp luật đã giúp cho công ty đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thu hút đông đảo nguồn khách cho công ty, đảm bảo chất lượng dịch vụ, cung cấp kịp thời các thủ tục giấy tờ cho du khách.
Yếu tố văn hóa – xã hội: ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của công ty, đựoc cấu thành từ cách cư xử, mong muốn, giáo dục, thói quen của người dân trong xã hội. Do đó, Công ty TNHH Du lịch Sao Biển cần tập trung vào thị trường mục tiêu, đi sâu nghiên cứu và phân tích thói quen lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cũng như mong muốn của du khách để thỏa mãn nhu cầu của họ.
2.5.4.2. Môi trường vi mô
Để nhận biết được sản phẩm của công ty như thế nào, thì môi trường bên trong biểu hiện rất rõ nét điểm mạnh, điểm yếu cũng như tìm kiếm cơ hội, hạn chế thấp nhát những rủi ro. Vì vậy, công ty cần tập trung nội lực để khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách.
Công ty kinh doanh có hiệu quả thì không thể không kể đến nguồn nhân lực công ty đã lựa chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên, có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý tạo môi trường làm việc hăng say, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động kinh doanh để giải quyết những vấn đề cấp bách trong kinh doanh cạnh tranh và cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó còn thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách khi đi du lịch.
Khách hàng mục tiêu
Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty cần quan tâm kỹ những khách hàng mục tiêu của mình để qua đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, từ đó mới có thể đưa ra những dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Việc nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng để có thể đưa ra các dịch vụ phù hợp là điều vô cùng quan trọng, quyết định thành công của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó cũng góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường du lịch của thành phố.
Đối thủ cạnh tranh
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học ccông nghệ thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn ý thức đựoc mối nguy và có đối sách chiến lược để nâng cao tính cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH Du lịch Sao Biển nằm tại trung tâm thành phố Nha Trang nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp các dịch vụ tương tự công ty như: Công ty Du lịch Long Phú, Công ty Du lịch Khánh Hòa, Công ty TNHH Du lịch Hành Trình Việt, Công ty Cổ phần Thương Mại Du lịch Á Châu,… Do đó, để cạnh tranh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp cần xác định đúng thị trường mục tiêu và phát huy đúng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để áp dụng đúng các chiến lược cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu.
Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển khách du lịch là một trong những thành phần chính, là điều kiện để tạo ra và thực hiện các chuyến du lịch. Do đó nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của Công ty. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bao gồm: vận chuyển khách du lịch bằng máy bay, bằng tàu hỏa, tàu thủy và bằng các phương tiện đường bộ khác.
- Nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống: Nhu cầu lưu trú và ăn uống là nhu cầu thiết yếu trong hệ thống các nhu cầu của con người khi đi du lịch. Do vậy, dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sản phẩm là chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Xuất phát từ xu hướng phát triển của ngành kinh doanh lưu trú, các doanh nghiệp này đã không chỉ cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn thường xuyên bổ sung, mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm bằng các dịch vụ bổ sung thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu khách hàng, đồng thời làm phong phú thêm số lượng và chất lượng dịch vụ có trong chương trình du lịch.
- Nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí: nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí bảo đảm cho doanh nghiệp lữ hành làm thỏa mãn nhu cầu cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của khách du lịch. Nhu cầu này mang tính cốt lõi và quyết định chuyến đi của khách, vì nó được khơi dậy từ ảnh hưởng đặc biệt của môi trường sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp và văn minh trí tuệ.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và tiêu dung dịch vụ giải trí, có thể phân thành 3 nhóm các nhà cung cấp:
• Dịch vụ giải trí chủ động: khách du lịch trực tiếp tham gia vào hoạt động trên cơ sở tiện nghi và điều kiện có sẵn cùng với sự chỉ dẫn của nhà cung cấp.
• Dịch vụ giải trí thụ động: khách du lịch cảm nhận các giá trị thẩm mỹ thông qua hoạt động quan sát các đối tượng.
• Dịch vụ giải trí kết hợp chủ động và thụ động: khách du lịch vừa có thể tham gia vừa có thể thụ động thưởng thức.
2.5.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển từ năm 2009 đến năm 2011 năm 2009 đến năm 2011
2.5.5.1 Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản
Nhận xét: Qua phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản (bảng 2.4) ta thấy: Tổng tài sản có sự biến động, năm 2010 là 6,815,155,559 đồng, năm 2011 là 9,377,849,471 đồng, tăng 2,562,693,912 đồng tương ứng với mức tăng 37,60%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự biến động của 2 loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn năm 2011 là 2,722,690,651 đồng tăng so với năm 2010 là 2,722,690,651 đồng, tăng 763,438,994 đồng tương ứng với mức tăng 38,97%. Xét về mặt tỉ trọng cũng có sự thay đổi, năm 2010 chiếm tỷ trọng 28,75% , năm 2011 chiếm tỷ trọng 29,03%. Tuy nhiên, thì sự thay đổi này không đáng kể. Trong đó:
Tiền: năm 2011 là 1,617,980,422 đồng tăng so với năm 2010 là 1,109,231,583 đồng tương ứng với mức tăng 45,86%. Tiền mặt giúp cho khách sạn có thể thanh toán các khoản nợ nhỏ và trả tiền lương cho nhân viên. Tuy nhiên về mặt tỷ trọng năm 2011 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2010, năm 2010 chiếm tỷ trọng 16,27% , năm 2011 cũng chỉ chiếm tỷ trọng 17,26%.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011 là 311,811,293 đồng tăng so với năm 2010 là 188,764,036 đồng (tăng 65,18%). Về mặt tỷ trọng thì có sự biến động gia tăng, cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng 2,77%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 3,32%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Năm 2011, phải thu khách hàng là 289,221,520 đồng, tăng 69,65% so với năm 2010 . Về mặt tỷ trọng năm 2011 chiếm 3,08% tăng so với năm 2010 chỉ chiếm 2,50%.
Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.TS Ngắn hạn 1,959,251,657 28,75 2,722,690,651 29,03 763,438,994 38,97
I. Tiền và các khoản TĐ tiền 1,109,231,583 16,27 1,617,980,422 17,26 508,748,839 45,86
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 188,764,036 2,77 311,811,293 3,32 123,047,257 65,18 1. Phải thu khách hàng 170,473,111 2,50 289,221,520 3,08 118,748,409 69,65
2. Phải thu khác 18,290,925 0,27 22,589,773 0,24 4,298,848 23,50
III. Hàng tồn kho 113,343,285 1,66 200,944,299 2,14 87,601,014 77,29
IV. Tài sản ngắn hạn khác 547,912,753 8,04 591,954,637 6,31 44,041,884 8,03 1. Chi phí trả trước ngắn hạn. 525,452,835 7,71 559,803,439 5,97 34,350,604 6,53 2. Thuế GTGT được khấu trừ 22,459,918 0,33 32,151,198 0,34 9,691,280 43,14
B. Tài sản dài hạn 4,855,903,902 71,25 6,655,158,815 70,97 1,799,254,913 37,05
TSCĐ 4,855,903,902 71,25 6,655,158,815 70,97 1,799,254,913 37,05
TSCĐ hữu hình 3,906,437,785 57,32 5,079,888,261 54,18 5,079,888,261 30,04 TSCĐ vô hình 829,411,052 12,17 1,438,160,871 15,34 608,749,819 73,40 Chi phí xây dựng dở dang 120,055,065 1,76 137,109,684 1,46 17,054,619 14,21
Tổng tài sản 6,815,155,559 100 9,377,849,471 100 2,562,693,912 37,60
Năm 2011, các khoản phải thu khác là 18,290,925 đồng tăng so với năm 2009 là 4,298,848 (tăng 23,50%). Về tỷ trọng thì tăng không đáng kể, cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng 0,27%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 0,24%, đó cũng là biểu hiện tốt.
Kiểm soát các khoản phải thu là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu thì sẽ mất khách, mất đi lợi nhuận. Tuy nhiên khách sạn bán chịu quá nhiều thì chi phí cho các khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được các khoản nợ cũng gia tăng.
Năm 2011, tài sản ngắn hạn khác là 547,912,753 đồng tăng so với năm 2010 là 44,041,884 đồng (tăng 8,03%). Về mặt tỷ trọng, thì có xu hướng giảm năm 2010 chiếm tỷ trọng 8,04% năm 2011 giảm xuống còn 6,31%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Chi phí trả trước ngắn hạn năm sau tăng hơn năm trước, cụ thể năm 2011 là 559,803,439 đồng, tăng so với năm 2010 là 34,350,604 đồng (tăng 6,53%). Về mặt tỷ trọng, có xu hướng giảm, năm 2010 chiếm tỷ trọng 7,71%, năm 2010 giảm xuống chỉ chiếm tỷ trọng 5,97%.
Thuế GTGT được khấu trừ năm 2011 là 32,151,198 đồng tăng so với năm 2010 là 43,14%.
Trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đó hợp lý đối với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn có xu hướng tăng, năm 2011 là 6,655,158,815 đồng tăng 37,05% so với năm 2010. Về mặt tỷ trọng thì có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng 71,25%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 70,97%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự biến động của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
Ta thấy qua 2 năm thì kết cấu tài sản của công ty có sự biến động, công ty đã quan tâm tới tài sản ngắn hạn, gia tăng các khoản phải thu để thu hút khách, mở rộng đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho mục đích kinh doanh.
2.5.5.2 Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn
Nhận xét: Qua bảng phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn 2 năm 2010- 2011 (bảng 2.5), ta thấy sự biến động của nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2011 là 9,377,849,471 đồng, tăng so với năm 2010 là 2,562,684,912 đồng (tăng 37,60 %). Nguyên nhân của sự biến động này là do sự biến động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:
Nợ phải trả năm 2011 là 3,956,864,139 đồng, tăng so với năm 2010 là 1,054,478,668 đồng (tăng 36,33 %). Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Năm 2011 nợ ngắn hạn là 3,554,006,368 đồng tăng so với năm 2010 là 923,265,449 đồng (tăng 35,10%). Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty không đủ để kinh doanh nên công ty phải đi vay để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.Về mặt tỷ trọng thì có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng 38,60%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 37,90%.
Năm 2011 nợ dài hạn là 402,857,771 đồng, tăng so với năm 2010 là 131,213,218 đồng (tăng 48,30%). Về mặt tỷ trọng có sự gia tăng năm 2010 chiếm tỷ trọng 3,99%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 4,30%.
Qua phân tích sự biến động của các khoản nợ phải trả doanh nghiệp nên chú ý về sự gia tăng của các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty khi khả năng sinh lời không thanh toán được các khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu có sự biến động, năm 2011 là 5,420,985,332 đồng tăng so với năm 2010 là 1,508,215,245 đồng (tăng 38,55% ). Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Vốn đầu tư ban đầu năm 2011 là 5,218,096,113 đồng tăng so với năm 2010 là 1,435,886,797 đồng (tăng 37,96%). Về mặt tỷ trọng có sự tăng nhẹ, năm 2010 chiếm tỷ trọng 55,50 % năm 2011 chiếm tỷ trọng 55,64%.
Lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 là 202,889,219 đồng tăng so với năm 2010 là 72,328,447 đồng (tăng 55,40%). Về mặt tỷ trọng có sự gia tăng năm 2010 chiếm tỷ trọng 1,91% năm 2011 chiếm tỷ trọng 2,16%.
Tóm lại qua phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn ta thấy có sự biến động gia tăng điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô. Tuy nhiên các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn nên công ty cần xem xét kỹ và tính toán hợp lý để kinh doanh hợp lý có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Bảng 3 : Kết cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2010 - 2011
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2011 Nguồn vốn
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
A. Nợ phải trả 2,902,385,471 42,59 3,956,864,139 42,19 1,054,478,668 36,33
Nợ ngắn hạn 2,630,740,919 38,60 3,554,006,368 37,90 923,265,449 35,10 Nợ dài hạn 271,644,553 3.99 402,857,771 4,30 131,213,218 48,30
B. Vốn chủ sở hữu 3,912,770,087 57,41 5,420,985,332 57,81 1,508,215,245 38,55
Vốn chủ sở hữu 3,912,770,087 57,41 5,420,985,332 57,81 1,508,215,245 38,55 Vốn đầu tư ban đầu 3,782,209,316 55,50 5,218,096,113 55,64 1,435,886,797 37,96 LNST chưa phân phối 130,560,771 1,91 202,889,219 2,16 72,328,447 55,40
Tổng 6,815,155,559 100 9,377,849,471 100 2,562,684,912 37,60
(Nguồn: Công ty TNHH Du lịch Sao Biển)
2.5.5.3 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh (bảng 2.6) của khách sạn trong 2 năm gần đây cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có sự biến đổi qua các năm. Năm 2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1,768,691,048 đồng và năm 2011 doanh thu từ hoạt động này là 2,210,863,811 đồng, tăng so với năm 2010 là 442,172,762 đồng tương ứng mức tăng 25%. Qua đó, cho thấy việc cung cấp dịch vụ công ty thực hiện đạt hiệu quả.
Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2011 tăng 3,690,156 đồng so với năm 2010 với mức tăng