Trong thời đại phát triển và cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách tổ chức được nguồn lực của mình.Trong số rất nhiều nguồn lực như: nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, thông tin, thời gian và văn hóa công ty. Nguồn nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng nhất.
&Sun Hòn Tằm, nhận thức được tầm quan trọng này, đã :
- Xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác. -
, sàn lọc hồ sơ, phỏng vấn, theo dõi ký kết hợp đồng lao động, quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân viên. Theo dõi chế độ nghỉ phép năm, nghỉ phép không hưởng lương và nghỉ khác.
-Giải quyết chính sách, chế độ kịp thời, chuẩn hóa các tiêu chí công việc
- Xây dựng Chính sách lương thương công bằng, tính lương, chấm công, báo cáo lao động định k ỳ hàng tháng. Đăng ký thang bảng lương, lao động tại phòng Lao Động-Thuong Binh-Xã Hội và BHXH tại cơ quan BHXH quận, huyện. Theo dõi việc tuân thủ nội quy, giờ giấc làm việc của nhân viên (nhân viên đi trễ về sớm, không đeo bảng tên, không mặc đúng đồng phục quy định...).
- Quản lý công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên .
- Đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên theo tháng, quý, năm giúp Ban Giám đốc có quyết định khen thưởng, phê bình hoặc cho thôi việc kịp thời.
- Lên kế hoạch mua bán các trang thiết bị đồ dùng cho Công ty. Quản trị trang thiết bị và công cụ lao động trong Công ty, theo dõi quản lý Văn phòng phẩm, đồng phục nhân viên...Theo dõi, quản lý các hành chính phí: tiền điện thoại, tiền nước, tiền rác, tiền công tác...
Phòng nhân sự cũng như toàn thể các bộ phận khác trong khách sạn đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc khách sạn, tuy nhiên vấn đề tiền lương do Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang quản lý.
2.3.2. Công tác hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và chất lƣợng đào tạo nhân sự Quy trình hoạch định nguồn nhân lực tại khách sạn Sea&Sun Hòn Tằm: Công tác hoạch định nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp với sự phát triển của khách sạn là điều hết sức quan trọng. Hơn nữa, khách sạn thường có sự thay đổi như mở rộng quy mô từ 2 sao đến 3 sao, thay đổi công nghệ và mở rộng các sản phẩm...Khi những thay đổi này xảy ra thì nhu cầu nhân lực của khách sạn cũng có sự thay đổi theo.
Để tiến hành hoạch định nguồn nhân lực khách sạn cũng tiến hành các bước theo quá trình chung và được thực hiện linh hoạt phù hợp với tình hình của khách sạn:
Dự báo nhu cầu nhân viên dựa trên:
Khối lượng công việc cần phải thực hiện
Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên
Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên
Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tuy nhiên, quá trình dự báo chưa được quan tâm và được thực hiện kỹ, chưa áp dụng các phương pháp phân tích chính xác, chủ yếu là do kinh nghiệm cá nhân của nhân viên nhân sự khi làm việc.
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực:
Dựa vào năng lực của nhân viên
Số lượng nhân viên có đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc
Đánh giá thông qua lực lượng lao động hiện có, chưa đánh giá được tương lai, khi có nhu cầu thì tuyển chứ chưa có dự báo cho tương lai.
Cân đối khả năng về nhân sự:
Trường hợp thiếu nhân viên thì: Tăng ca giờ làm
Tuyển lao động công nhật Tuyển dụng từ bên ngoài
Khi khách sạn cần huy động nhân viên cho các sự kiện lớn như đám cưới, tiệc cuối năm, hội họp...thì có thể giải quyết tốt.
Trường hợp thừa nhân viên: Sa thải nhân viên không đủ năng lực và tinh thần thái độ tốt trong công việc.
Công tác tuyển dụng:
Việc tìm kiếm, phát hiện và thu hút những người có khả năng làm việc thực sự và tâm huyết với công việc luôn được đặt lên hàng đầu. Để được như vậy, một quá trình tuyển dụng hợp lý và hiệu quả sẽ là hết sức quan trọng. Chính vì vậy khách sạn đã chủ động xây dựng một quy chế tuyển chọn nhân viên dực trên quan điểm tuyển chọn nhân viên có năng lực thật sự không câu nệ bằng cấp, xuất thân.
Tuyển dụng nhân viên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Nhu cầu này phản ánh trong chiến lược và chính sách nhân viên của khách sạn và trong kế hoạch tuyển dụng của mỗi bộ phận trong khách sạn.
Khách sạn công bố thông tin tuyển dụng rõ ràng, chế độ thưởng phạt trước khi tuyển dụng.
Kỹ năng làm việc, tinh thần thái độ trong công việc là điều mong đợi trước tiên chứ không phải là kinh nghiệm. Năng lực là điều mà khách sạn xem trọng nhất. Khách sạn tuyển dụng các sinh viên mới ra trường, các lao động học nghề ở các trung tâm dạy nghề về nghiệp vụ khách sạn, du lịch nếu họ có nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc.
Khách sạn chủ yếu tuyển dụng nhân viên chính thức, vào mùa cao điểm có thể tuyển thêm công nhật tuy nhiên cũng rất ít để tiết kiệm chi phí.
Trước đây khi tuyển dụng chỉ cần phỏng vấn qua bộ phận nhân sự và quản lý bộ phận, tuy nhiên từ khi ký hợp đồng với tập đoàn quản lý thì phải phỏng vấn qua người quản lý của tập đoàn này.
Công tác đào tạo nhân sự:
Công tác đào tạo chủ yếu là đào tạo tại nơi làm việc:
Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ: Những nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn kèm cặp thêm cho các nhân viên mới vào.
Khách sạn chưa có hình thức đào tạo như tổ chức lớp học, theo đội để nâng cao tay nghề cho nhân viên.
2.3.3 Thực tế triển khai và áp dụng bảng mô tả công việc và bảng mục tiêu trong kiểm tra, đánh giá chất lƣợng nhân sự trong kiểm tra, đánh giá chất lƣợng nhân sự
Đối với khách sạn bảng mô tả công việc là cơ sở để:
Ký kết hợp đồng lao động trên cơ sở các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng vị trí.
Đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm để trả lương theo kết quả thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đối với vị trí.
Lập kế hoạch tuyển dụng lao động hằng năm trên cơ sở, thực trạng và yêu cầu của vị trí.
Bảng mô tả công việc của khách sạn có đặc điểm:
Bảng mô tả công việc được thực hiện rõ ràng tiến hành trước khi thuê nhân viên nhằm lựa chọn được những ứng viên tốt nhất.
Mô tả những nhiệm vụ và trách nhiệm của người lao động chi tiết.
Danh sách các trách nhiệm và nhiệm vụ được sắp xếp theo thứ tự quan trọng, thường bắt đầu bằng các kỹ năng cơ bản của công việc sẽ được thực hiện. Cách này giúp cho bộ phận nhân sự biết những kỹ năng nào cần cho việc thực hiện thành công công việc, điều gì cần thiết và điều gì trên thực tế không là không thích hợp. Thuê lao động thường là công việc đòi hởi sự đánh đổi, vì thế việc đặt thứ tự ưu tiên sẽ giúp bộ phận nhân sự quyết định cái có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận được.
Cụ thể :
Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng: I/ Thông tin công việc:
Chức danh: Quản lý nhà hàng Thời gian làm việc: Giờ hành chính Bộ phận: Nhà hàng
Quản lý trực tiếp: Giám đốc khách sạn II/ Mục đích công việc:
Quản lý toàn bộ các hoạt động của bộ phận phục vụ, pool bar của nhà hàng. III/ Nhiệm vụ cụ thể:
Bảng 2.4: Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng
STT Nhiệm vụ Diễn giải công việc
1 Quản lý nhân viên Đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng
Tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới
Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên mới theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng
Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc Sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc
Đánh giá kết quả công việc và năng lực nhân viên định kỳ
Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của khách sạn
2 Quản lý tài chính Trực tiếp ký và hủy hóa đơn bán hàng hằng ngày 3 Quản lý hàng hóa
tài sản
Trực tiếp ký duyệt mua thực phẩm hàng ngày liên quan đến bộ phận trực thuộc
Trực tiếp kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho
giải trình cho giám đốc về số lượng hư hỏng mất mát Trực tiếp xử lý các món ăn bị hỏng
Ký các phiếu điều chỉnh thực phẩm món ăn. 4 Giải quyết sự cố và
khiếu nại của khách
Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách
5 Quản lý đặt bàn Theo dõi lượng khách đặt, kiểm tra việc chuẩn bị đặt tiệc
Cùng bếp trưởng lên thực đơn đặt tiệc 6 Điều hành công
việc
Giải quyết các sự việc liên quan phát sinh hằng ngày Điều động nhân viên thực hiện công việc
Tổ chức thực hiện theo các yêu cầu của Giám đốc Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện
Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện 7 Quản lý tiêu chuẩn
phục vụ
Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng
Đề xuất cải tiến các hoạt động cho nhà hàng 8 Thực hiện các công
việc khác do cấp trên giao
VI/ Yêu cầu:
Có khả năng lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Am hiểu về hoạt động F&B.
Có khả năng lãnh đạo và diễn đạt.
Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng. Tiếng Anh: giao tiếp thành thạo.
Tuổi tối thiểu 25 tuổi trở lên, ngoại hình dễ nhìn. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
2.3.4. Các chính sách ƣu đãi, phúc lợi dành cho cán bộ nhân viên đang đƣợc áp dụng
Một trong những loại phàn nàn thường gặp từ người lao động chính là việc họ không mãn nguyện với chính sách phúc lợi của công ty, vì vậy khách sạn luôn có các chính sách phúc lợi cho nhân viên nhưng phù hợp với tình hình tài chính của công ty:
Mức lƣơng: tùy ở những vị trí khác nhau thì sẽ có những mức lương khác
nhau và lương sẽ tăng theo thâm niên làm việc.
+ Hiện nay đối với nhân viên văn phòng, mức lương khoảng: 1,5-3 triệu/tháng. + Đối với quản lý thì mức lương khoảng: 5-10 triệu/tháng.
Thƣởng: Chỉ thưởng cho nhân viên vào dịp tết.
Phúc lợi:
Có nhà dành cho các nhân viên ngoại tỉnh từ các nơi khác tới sống và làm việc.
Hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Được 1 suất ăn trong ca làm việc.
Phụ nữ là quản lý khi sinh được nghỉ 4 tháng có lương và không lương 2 tháng.
Nghỉ 1 tuần 1 ngày và nghỉ phép 1 tháng 1 ngày.
Về cơ bản, khách sạn đã có thực hiện các chính sách lương và phúc lợi cho nhân viên, tuy nhiên chưa được tốt, cụ thể khách sạn vẫn còn tình trạng 2-3 tháng mới trả lương nhân viên, lương cho nhân viên cấp cao chưa phù hợp, chưa có các phần thưởng cuối quý, khen thưởng cho nhân viên có thành tích tốt, chưa tổ chức cho nhân viên đi du lịch...khách sạn chưa thực sự quan tâm đến việc giữ nhân tài nên nhân viên cũng chưa thực sự gắn bó và trung thành với khách sạn và sẽ có xu hướng dịch chuyển khi có điều kiện.
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động nhân lực ở khách sạn Sea&Sun Hòn Tằm
2.4.1 Biến động nguồn nhân lực qua 3 năm
Bảng 2.5: Bảng số liệu về tình hình biến động nguồn nhân lực qua các năm 2009-2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 20112010
Số lƣợng Tỷ trọng % Số lƣợng Tỷ trọng % Số lƣợng Tỷ trọng % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Nhân viên nghỉ việc 35 50% 33 45.83 36 37.5 (2) (5.7) 3 9.1 Theo giới tính Nam 12 34.28 13 39.39 9 25 1 8.33 (4) (30.76) Nữ 23 65.72 20 60.61 27 75 (3) (13.04) 7 30 Theo tính chất lao động Quản lý 2 5.71 3 9.09 4 11.11 1 50 1 33.33 Lao động trực tiếp 33 94.29 30 90.9 32 88.89 (3) (9.09) 2 6.67
Theo trình độ Đại học 2 5.71 2 6.06 3 8.33 0 0 1 50 Cao đẳng hay trung cấp 14 40 16 48.48 16 44.45 2 14.28 0 0 Lao động phổ thông 19 54.29 15 45.46 17 47.22 (4) (21.05) 2 13.33 Theo trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Bằng A 12 34.28 12 36.36 13 36.11 0 0 1 8.33
Bằng B 5 14.28 6 18.18 8 22.22 1 20 2 33.33
Bằng C 1 2.85 2 6.06 1 2.78 1 100 (1) 50
Qua bảng số liệu về tình hình biến động nguồn nhân lực qua các năm 2009- 2011, ta thấy:
Số lượng lao động nghỉ việc chiếm tỷ trọng cao và biến động qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng qua các năm thì có xu hướng giảm, năm 2010 lao động nghỉ việc là 33 giảm 5.7% so với năm 2009, năm 2011 lao động nghỉ việc là 36 tăng 9.1% so với năm 2010.
Nhìn chung thì số lượng nhân viên nghỉ việc chủ yếu là nữ, lao động có trình độ thấp, lao động phổ thông. Nhân lực của khách sạn chủ yếu là lao động nữ cho nên số lượng nữ nhân viên nghỉ việc chiếm tỷ trọng lớn vì đây là ngành dịch vụ cần các yếu tố về sức khỏe nên để gắn bó lâu dài với khách sạn thì thường phù hợp với nam. Chiếm tỷ trọng lớn và biến động liên tục là lực lượng lao động trực tiếp nên ban quản lý cần có các biện pháp, chính sách để quản trị hiệu quả sự biến động nguồn nhân lực tại khách sạn Hòn Tằm Sea&Sun.
2.4.2 Về môi trƣờng bên ngoài
Khung cảnh kinh tế:
Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh có tác động đến sự biến động nguồn nhân lực tại khách sạn. Môi trường bên ngoài thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh
tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang đe dọa tất cả các ngành kinh doanh. Khi có biến động về kinh tế thì khách sạn phải điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có chất lượng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Khách sạn một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề cao, mặt khác phải giảm chi phí lao động khách sạn phải sa thải nhân viên, hoặc cho nhân viên tạm nghỉ hoặc giảm phúc lợi. Đặc biệt, yếu tố lương bổng là điều không thể coi nhẹ, khi tình hình giá cả biến động, khách sạn đã tăng lương cho nhân viên, nhằm ứng phó với lạm phát. Sự nhanh nhạy được nhân viên đánh giá cao, bởi qua đó cho thấy khách sạn quan tâm sâu sắc đến nhân viên, trấn an giữ chân họ trong thời kỳ giá cả leo thang. Nếu tiền lương không đổi mà giá cả cứ leo thang thì không ít nhân viên sẽ nghĩ đến chuyện tìm một khách sạn khác làm việc.
Khoa học kỹ thuật, công nghệ:
Khoa học ngày càng phát triển thì công việc cũng đòi hỏi phức tạp hơn cho nên khách sạn cần tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nhân lực mới có kỹ năng cao.
Khách hàng:
Không có khách hàng thì không có việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và mức phúc lợi. Khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi cao nên phải bố trí