Mô hình nghiên cứu đề nghị:

Một phần của tài liệu Quản trị hiệu quả sự biến động nguồn nhân lực tại khách sạn sea sun hòn tằm (Trang 30 - 32)

Dựa theo kết quả nghiên cứu nói trên, xét về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn, cũng như sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Quản trị hiệu quả dòng nhân lực tại khách sạn Hòn Tằm Sea&Sun”, tôi quyết định sử dụng mô hình dòng nhân lực của Jinlou Shi (2007) làm mô hình nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu là sự dịch chuyển dòng nhân lực tại khách sạn Hòn Tằm Sea&Sun trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012.

Qua quá trình nghiên cứu khám phá (nghiên cứu định tính), tôi rút ra được những nhân tố chính tác động đến dòng nhân lực tại khách sạn Sea&Sun Hòn Tằm bao gồm:

Người lao động càng lớn tuổi và có thâm niên càng cao trong công việc thì khả năng dịch chuyển nhân lực càng thấp, và ngược lại sẽ làm tăng khả năng dịch chuyển nhân lực.

Người lao động có cá tính mạnh (thích mạo hiểm, tham vọng, năng động…), có khả năng chuyên môn cao thì có xu hướng thích dịch chuyển hơn.

Môi trường văn hóa, phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh đến sự dịch chuyển nhân lực, đặc biệt là đối với dòng ra của nguồn nhân lực.

Chính sách ưu đãi, lương thưởng tốt, thương hiệu tốt là những yếu tố hữu hiệu giúp giữ chân người lao động.

Việc thay đổi chính sách quản lý nội bộ khi khách sạn ký hợp đồng quản lý với đồng quản lý và sử dụng thương hiệu Best Western của tập đoàn International làm cho dòng vào tăng mạnh, dòng nội bộ và dòng ra cũng bị ảnh hưởng mạnh.

Tóm lại, sự dịch chuyển của người lao động tại khách sạn Hòn Tằm Sea&Sun chịu sự tác động bởi các nhân tố về tuổi, cá tính người lao động, môi trường bên trong doanh nghiệp (chính sách đối với người lao động, văn hóa, thương hiệu, chiến lược quản lý, phong cách lãnh đạo), thị trường lao động ngành du lịch.

Chƣơng II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN Hòn Tằm SEA&SUN

Một phần của tài liệu Quản trị hiệu quả sự biến động nguồn nhân lực tại khách sạn sea sun hòn tằm (Trang 30 - 32)