Khái niệm luật tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 28 - 30)

2. KHÁI NIỆM LUẬT TÀI CHÍNH, QUAN HỆ PHÁP LUẬT

2.1. Khái niệm luật tài chính

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hố và sự chun mơn hoá về sản xuất nhu cầu đòi hỏi sự trao đổi giữa các chủ thể ngày càng đa dạng làm phát sinh các quan hệ tài chính, đó là sự trao đổi, tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ. Nhưng cho đến nay, quan niệm tài chính là một ngành luật độc lập vẫn chưa thống nhất.

Những nước phân định hệ thống pháp luật thành luật cơng (quan hệ có nhà nước tham gia) và luật tư (quan hệ phát sinh trong dân sự, kinh tế) thì họ cho rằng luật tài chính thuộc hệ thống luật cơng vì gắn liền với sự ra đời của nhà nước và trong tất cả các quan hệ tài chính đều có nhà nước tham gia trong quan hệ tài chính. Thực tế quan điểm này chỉ đề cập đến các quan hệ tài chính phát sinh trong lĩnh vực NSNN. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ tài chính khơng chỉ gói gọn trong phạm vi quan hệ tài chính trong lĩnh vực NSNN mà cả các quan hệ tài chính phát sinh trong nhiều quan hệ như trong bảo hiểm, doanh nghiệp, tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Vì vậy, nếu xem luật tài chính là quan hệ thuộc luật cơng điều chỉnh thì khơng bao qt hết các quan hệ tài chính phát sinh trên thực tế.

Quan điểm của Việt Nam thì khơng phân định theo hệ thống luật công và luật tư mà phân định theo hệ thống các ngành luật. Trên cơ sở đó, quan hệ tài chính được điều chỉnh mang một đặc thù riêng và cho rằng luật tài chính là một ngành luật độc lập với các nhóm quan hệ điều chỉnh mang tính đặc thù và phương pháp riêng.

Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của luật tài chính đó là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tài chính. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của tài chính có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật tài chính thành các nhóm quan hệ sau:

Nhóm 1: Các quan hệ tài chính phát sinh trong lĩnh vực NSNN.

Bao gồm: Quan hệ thu nộp NSNN; quan hệ cấp phát chi tiêu NSNN; quan hệ phát sinh trong quá trình phân cấp NSNN; quan hệ tài chính phát sinh trong lĩnh vực chấp hành, quyết toán NSNN.

Nhóm 2: Các quan hệ tài chính phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh. Các quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành quỹ của doanh nghiệp. Các chủ thể tham gia trong quan hệ này nhằm mục đích kinh doanh.

Nhóm 3: Nhóm quan hệ tài chính phát sinh trong khu dân cư và các tổ chức phi kinh doanh chủ yếu phát sinh trên cơ sở hợp đồng dân sự và thuộc

đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Đồng thời với sự phát triển của thị trường tài chính tạo điều kiện kết nối các mối quan hệ tài chính giữa tài chính dân cư, các tổ chức phi kinh doanh với thị trường tài chính, các quan hệ này cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tài chính. Nhằm phân phối đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tích luỹ, khơng nhằm mục đích kiếm lời.

Nhóm 4: Nhóm quan hệ tài chính phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm (bên bảo hiểm) làm phát sinh các quan hệ tài chính giữa các tổ chức này với bên mua bảo hiểm trong việc thu nộp phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.

Nhóm 5: Nhóm các quan hệ tài chính phát sinh trong thị trường tài chính. Hoạt động mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường tài chính

làm phát sinh quan hệ tài chính giữa các chủ thể có cung - cầu vốn.

Nhóm 6: Nhóm các quan hệ tài chính có nhân tố nước ngồi như đầu

tư vốn, cho vay, viện trợ...

Tóm lại, tất cả các quan hệ tài chính phát sinh dù ở nhiều nhóm lĩnh vực khác nhau đều mang một đặc trưng chung là luôn ln gắn liền với việc hình thành, quản lý và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ nhất định.

Phương pháp điều chỉnh: là cách thức biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động vào các nhóm đối tượng điều chỉnh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tuỳ thuộc vào từng nhóm quan hệ tài chính mà nhà nước sử dụng các biện pháp tác động cho phù hợp. Có hai phương pháp điều chỉnh đó là:

Phương pháp mệnh lệnh: Thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng, một bên có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định như nộp thuế…

Phương pháp bình đẳng thoả thuận: thể hiện các chủ thể tham gia trong quan hệ tài chính bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tài chính mà các bên phải thực hiện hoặc trong trường hợp các bên không phải thực hiện nghĩa vụ. Thể hiện quyền tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ tài chính.

Phương pháp này điều chỉnh các quan hệ kinh tế chủ yếu phát sinh trong q trình phân phối nguồn tài chính do các tổ chức kinh tế tạo ra trong quá trình hình thành, sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cư được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng, điều lệ…

Như vậy, Luật tài chính là một ngành luật độc lập, bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể thực hiện hoạt động phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 28 - 30)