3. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
3.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nạm hiện hành được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ vừa đảm bảo quyền lực Nhà nước tập trung ở Trung ương nhưng đồng thời cũng tạo quyền chủ động cho chính quyền địa phương.
Như vậy, phân cấp Ngân sách phải đảm bảo tính chủ động và phát huy khả năng địa phương, đồng thời phải giữ vai trò chủ đạo của Trung ương vì NSNN là một thể thống nhất. Do đó phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tập trung và dân chủ.
Phân cấp NSNN nhằm giải quyết những mục tiêu sau:
- Giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các văn bản liên quan tới NSNN.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối Ngân sách.
- Giải quyết mối quan hệ trong q trình lập, chấp hành, quyết tốn NSNN.
Việc phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương cần phải được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, trong đó ngân sách trung ương phải giữ vai trò chủ đạo và ngân sách địa phương phải có vị trí độc lập tương đối.
Ngân sách trung ương chịu trách nhiệm cho những khoản chi lớn, có ích lợi trên diện rộng, khơng bó hẹp trong phạm vi một địa phương nào; sở hữu những khoản thu lớn giữ vai trò chủ đạo.
Ngân sách địa phương có vị trí độc lập tương đối đảm bảo tính chủ động của địa phương, có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân quyết định, trong đó cấp xã phải được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính để quản lý tốt các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp như ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, khơng kể lệ phí trước bạ nhà, đất…