Giai đoạn lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 54 - 57)

4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.2. Các giai đoạn của chu trình Ngân sách Nhà nước

4.2.1. Giai đoạn lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước

Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách. Kế hoạch ngân

23

sách được xây dựng một cách đúng đắn sẽ giúp cho các cơ quan điều hành, quản lý ngân sách xác định được các mục tiêu trọng tâm cần quản lý. Mặt khác, thông qua lập kế hoạch ngân sách để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội, đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được đề ra trong kỳ kế hoạch. Từ đó có thể nhận thấy, lập NSNN có vai trị cực kỳ quan trọng trong quá trình điều hành kinh tế-xã hội cũng như NSNN. Lập dự toán NSNN được thực hiện trước ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch của năm trước.

Lập dự tốn NSNN là q trình phân tích đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu thu chi dự trữ ngân sách sao cho phù hợp trên cơ sở đó xác lập các biện pháp lớn về mặt kinh tế xã hội và các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu chi đề ra được thực hiện trong thực tế.

- Căn cứ lập dự toán NSNN:

+ Căn cứ vào quy định về phân cấp quản lý Ngân sách.

+ Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của nhà nước.

+ Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của các ngành, các địa phương.

+ Căn cứ vào chính sách, chế độ và pháp luật hiện hành.

+ Căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và Bộ tài chính về kế hoạch Ngân sách hàng năm.

+ Căn cứ vào kết quả thực hiện Ngân sách các năm trước.

- Chủ thể tham gia lập dự tốn NSNN: Quốc hội, Chính phủ, các

đơn vị dự tốn Ngân sách.

Đơn vị dự tốn Ngân sách có ba cấp:

+ Đơn vị dự tốn cấp 1: mang tính chất là cơ quan chủ quản vừa trực tiếp sử dụng kinh phí Ngân sách cấp, vừa phân bổ kinh phí cho đơn vị trực thuộc: Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ.

+ Đơn vị dự toán cấp 2: nhận chỉ tiêu kế hoạch thơng qua đơn vị dự tốn cấp 1 và phân bổ kế hoạch Ngân sách cho đơn vị trực thuộc.

+ Đơn vị dự toán cấp 3: đơn vị trực tiếp nhận kinh phí từ Ngân sách cấp, nhận chỉ tiêu kế hoạch thông qua cấp trên.

- Quy trình lập dự tốn:

+ Đối với cấp NSĐP: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể

việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể:

Ngân sách xã: Các đơn vị dự toán lập dự tốn gửi về ban tài chính của xã. Ban tài chính xã lập báo cáo dự tốn cấp xã trình cho UBND cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp xã (nếu có). Sau đó, chuyển về Phịng tài chính huyện và UBND cấp huyện.

Ngân sách huyện: Phịng tài chính huyện dựa trên các báo cáo của xã cũng như các đơn vị dự toán cấp huyện, lập báo cáo dự toán cấp huyện trình cho UBND cấp huyện và HĐND cấp huyện. Sau đó, gửi cho Sở tài chính và UBND tỉnh.

Ngân sách tỉnh: Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự tốn thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự tốn chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học cơng nghệ (đối với dự tốn chi giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự tốn chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.

+ Đối với Ngân sách cấp trung ương:

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan, xem xét dự toán thu, chi ngân sách do các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo, dự toán chi NSNN theo lĩnh vực (đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học cơng nghệ), chi chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo, nhu cầu trả nợ và khả năng vay; tổng hợp và lập dự toán thu, chi NSNN, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ. Theo phân cơng của Chính phủ và thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, báo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế lập thẩm tra trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán NSNN do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Quốc hội phải phê duyệt dự toán NSNN trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. Sau khi được phê chuẩn, Chính phủ giao về cho địa phương.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 54 - 57)