Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 49 - 54)

3. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

3.3. Nội dung chế độ pháp lý của việc phân cấp quản lý Ngân sách

3.3.2. Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi

Cơ cấu tổ chức hệ thống NSNN được tổ chức theo hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước để thuận tiện cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước. Vì vậy việc phân định nguồn thu chi được phân định theo các cấp trong bộ máy nhà nước. Mỗi cấp đều có nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

3.3.2.1. Đối với cấp Ngân sách trung ương

Về phân cấp quản lý nguồn thu:

Nguồn thu ngân sách trung ương hưởng 100% (nguồn thu cố định):

là các khoản thu dù phát sinh trên địa bàn địa phương nào cũng phải chuyền toàn bộ về cho ngân sách trung ương. Bao gồm:

- Thu từ thuế xuất, nhập khẩu;

- Thu từ thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu; - Thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu;

- Thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hạch tốn tồn ngành;

- Thu từ các khoản thuế và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí;

-Thu từ tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu

18

từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách Trung ương;

- Thu từ viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngồi cho Chính phủ Việt Nam.

- Thu từ các khoản phí, lệ phí thuộc Ngân sách Trung ương: Lệ phí xuất nhập cảnh, lệ phí bay qua bầu trời, phí giao thơng của một số đường quan trọng do Trung ương quản lý.

- Thu kết dư Ngân sách Trung ương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.19

Nguồn thu ngân sách trung ương hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (gọi là khoản thu điều tiết): là các khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương nào thì

ngân sách địa phương đó được hưởng một tỷ lệ nhất định, phần còn lại phải nộp cho ngân sách trung ương. Bao gồm:

- Thu từ thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu);

- Thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hạch tốn tồn ngành);

- Thu từ thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, khơng kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi từ lĩnh vực dầu khí;

- Thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hố dịch vụ trong nước; - Thu từ phí xăng, dầu.20

Về phân cấp thực hiện nhiệm vụ chi:

Ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ chi trên phạm vi cả nước. Bao gồm thực hiện nhiệm vụ chi trên các lĩnh vực sau:

19

Xem: Điều 30 khoản 1 Luật Ngân sách nhà nước 2002.

20

Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý.

- Đầu tư và hỗ trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước.

- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan trung ương quản lý: giao thông, nông nghiệp...

- An ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội không kể phần giao cho địa phương.

- Hoạt động của các cơ quan trung ương của nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức Chính trị - xã hội: mặt trận tổ quốc, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh.

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.

- Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện; - Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

- Trợ cấp cho đối tượng chính sách xã hội do Trung ương đảm nhận.

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi viện trợ;

Chi cho vay theo quy định của pháp luật;

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của Trung ương; Chi bổ sung cho Ngân sách địa phương;21

3.3.2.2. Đối với cấp Ngân sách địa phương

Về phân cấp quản lý nguồn thu:

Nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng cố định (100%): là

những khoản thu phát sinh ở địa bàn địa phương nào thì ngân sách địa phương đó được hưởng tồn bộ. Bao gồm:

- Thu từ thuế nhà, đất;

- Thu từ thuế tài ngun khơng kể thuế tài ngun thu từ dầu, khí; - Thu từ thuế môn bài;

- Thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Thu từ tiền sử dụng đất;

- Thu từ tiền cho thuê đất;

- Thu từ tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; - Thu từ lệ phí trước bạ;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thu từ tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

- Thu từ viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Thu từ các khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

21

- Thu từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản khác;

- Thu từ huy động từ các tổ chức, các nhân theo quy định của pháp luật;

- Thu từ đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức ở trong nước và ngoài nước;

- Thu kết dư Ngân sách địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;22

Nguồn thu theo tỷ lệ phần trăm (%): Ngân sách địa phương ngoài

các khoản thu điều tiết giữa trung ương và địa phương do trung ương quyết định, cịn có khoản thu điều tiết giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Ngồi ra địa phương cịn có thể hưởng nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương, từ hoạt động huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về phân cấp thực hiện nhiệm vụ chi:

Chi của Ngân sách địa phương cũng bao gồm những khoản như Ngân sách trung ương về nội dung và tính chất nhưng khác về phạm vi và đối tượng chi.

Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý.

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý.

- An ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội phần giao cho địa phương.

22

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức Chính trị - xã hội ở địa phương.

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.

- Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý. - Trợ giá theo chính sách của nhà nước.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi trả nợ góc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh

Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Chi thường xuyên lương, trợ cấp Chi trả nợ23

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 49 - 54)