Giai đoạn chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 57 - 59)

4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.2. Các giai đoạn của chu trình Ngân sách Nhà nước

4.2.2. Giai đoạn chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước

Chấp hành dự toán NSNN là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tổng hồ các biện pháp kinh tế tài chính và các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi trong dự toán ngân sách trở thành hiện thực.

Chính phủ có trách nhiệm tổ chức điều hành thực hiện NSNN. Bộ tài chính là cơ quan chun mơn có vị trí quan trong trong giai đoạn chấp hành dự toán NSNN.

Quá trình chấp hành dự tốn NSNN tiến hành đồng thời cả quá trình chấp hành thu và chấp hành chi. Chấp hành NSNN bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 dương lịch.

Đối với quá trình chấp hành thu NSNN:

Các cơ quan thu NSNN (không bao gồm Kho bạc nhà nước): Cơ quan thuế, Hải quan, các cơ quan tài chính và các tổ chức được nhà nước cho phép.

Mọi khoản thu phải nộp vào quỹ NSNN và được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.

Về phía cơ quan có thẩm quyền thu và Kho bạc Nhà nước (cơ quan thuế, cơ quan Hải quan) phải tuân thủ các quy định sau:

- Lập dự toán thu theo quý, tháng.

- Tính tốn, kiểm tra, xác định số phải nộp và ra thông báo nộp gửi cho đối tượng nộp thuế đồng thời gửi cho Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý đôn đốc đối tượng nộp thuế theo quy định, có hành vi vi phạm thì xử lý vi phạm theo thủ tục.

- Có quyền giải quyết các khiếu nại về thu nộp và xử phạt, ra các lệnh hồn trả đối với các khoản thu khơng đúng quy định.

Kho bạc nhà nước là cơ quan trực tiếp thu. Mọi khoản thu phải nộp vào kho bạc Nhà nước trừ các khoản sau:

- Các khoản thu mang tính chất phí, lệ phí.

- Thu đối với cơ sở kinh doanh có địa điểm kinh doanh khơng ổn định, hoạt động không thường xuyên.

- Trên địa bàn khơng có địa điểm thu của kho bạc Nhà nước.

Các trường hợp trên cơ quan có thẩm quyền thu có nhiệm vụ thu sau đó nộp vào kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

- Thực hiện chế độ kế toán theo dõi từng khoản thu. - Thực hiện lệnh hồn trả của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình thu chi Ngân sách với cơ quan tài chính.

Về phía đối tượng nộp thuế:

- Đối tượng nộp phải nộp đúng, nộp đủ theo thơng báo. - Có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định

Đối với quá trình chấp hành chi NSNN:

Mọi khoản chi phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do luật NSNN và các văn bản hướng dẫn quy định.

Việc thực hiện mọi khoản chi của cơ quan chi phải được tiến hành thông qua tài khoản của các đơn vị này mở tại Kho bạc Nhà nước.

- Cơ quan tài chính có quyền thơng báo hạn mức chi cho đơn vị sử dụng.

- Có quyền duyệt chi.

- Có quyền kiểm tra về chấp hành quy định của pháp luật về NSNN. - Xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Kho bạc Nhà nước có quyền kiểm tra các đối tượng chi, xuất quỹ thanh tốn.

Về phía đơn vị sử dụng NSNN có nghĩa vụ phải chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng. Phải tiết kiệm đảm bảo hiệu quả. Trong q trình chấp hành có thể điều chỉnh dự tốn theo quy định.

- Đối với Ngân sách Trung ương do Chính phủ điều chỉnh, sau khi báo cáo Quốc hội, UBTVQH.

- Đối với Ngân sách địa phương do UBND điều chỉnh sau khi báo cáo cho HĐND.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)