CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 63 - 67)

1. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NƯỚC

1.1. Khái niệm và phân loại các khoản thu Ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm

Thu NSNN là hoạt động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

Hoạt động thu NSNN mang những đặc trưng là:

- Thu NSNN là hoạt động gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước như điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, điều tiết thu nhập xã hội thông qua thuế thu nhập cá nhân….

- Trong hoạt động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là chủ thể bắt buộc và chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị, thơng qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan hải quan….

- Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị. Đối với các hoạt động thu có thể tính bằng thóc… nhưng thu bằng tiền để thuận tiện cho việc thực hiện chức năng của nhà nước.

- Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền với kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ yếu các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí chiến khoảng 80% đến 90% nguồn thu ngân sách nhà nước.

1.1.2. Phân loại các khoản thu Ngân sách nhà nước

Có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân định các khoản thu NSNN.

Dựa trên tính chất, các khoản thu được phân định là khoản thu

thường xuyên và không thường xuyên.

- Các khoản thu thường xuyên: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí,

lệ phí.

Khoản thu từ thuế: là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào quỹ NSNN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Các khoản thu này khơng mang tính đối giá và khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Khoản thu từ thuế có một số đặc điểm sau:

+ Thuế là khoản thu nhà nước quy định và mang tính cưỡng chế rất cao.

+ Đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế rất rộng.

+ Thuế khơng mang tính đối giá và khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Khoản thu từ phí: là khoản tiền mà tổ chức cá nhân phải trả khi thụ

hưởng dịch vụ của tổ chức cá nhân khác cung cấp. Khoản thu từ phí là những khoản thu của nhà nước nhằm để bù đắp những chi phí thường xuyên hay bất thường về tổ chức quản lý hành chính, về xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng các cơng trình phục vụ nguồn nộp phí.

Khoản thu từ phí có đặc điểm là:

+ Hình thức văn bản cao nhất quy định về phí là Pháp lệnh phí và lệ phí.

+ Thẩm quyền quy định về phí: Có 3 cơ quan thu phí: Chính phủ, HĐND cấp tỉnh, Bộ tài chính. HĐND cấp tỉnh quy định phí gắn liền với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quản lý hành chính các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ quy định các khoản thu có giá trị lớn, Bộ tài chính có trách nhiệm với các khoản cịn lại.

+ Người nộp phí được quyền lựa chọn nộp phí để sử dụng dịch vụ và ngược lại.

+ Phí mang tính đối giá hồn tồn.

Khoản thu từ lệ phí: là những khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải

nộp khi được cơ quan nhà nước hay tổ chức được nhà nước uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí.

- Các khoản thu khác (không thường xuyên): Khoản thu từ lợi tức

của nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước; tiền bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; hợp tác với nước ngoài; các khoản vay nợ trong và ngồi nước của Chính phủ; các khoản thu từ tiền phạt vi phạm; tiền bán tài sản vô chủ, tài sản bất hợp pháp, tiền trúng số quá thời hạn lãnh thưởng; thu vãng lai (di sản, viện trợ).

Dựa vào tính chất pháp lý của các khoản thu ngân sách Nhà nước:

việc phân loại này nhằm xây dựng các quy phạm pháp luật xác lập quyền và nghĩa vụ các bên, quy định các biện pháp cưỡng chế là cơ sở để áp dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội. Bao gồm:

- Các khoản thu bắt buộc: Thu từ thuế, phí, lệ phí...

- Các khoản thu mang tính chất tự nguyện: viện trợ, đóng góp tự nguyện...

- Các khoản thu từ vay.

Dựa vào nguồn phát sinh các khoản thu:

- Thu trong nước: Thu từ thuế, phí, lệ phí do các cá nhân, tổ chức

nộp theo luật định; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; thu từ tiền bán cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp; thu tiền sử dụng đất, hoa lợi, lợi ích đất cơng ích; các khoản huy động nguồn đóng góp của dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng; thu kết dư Ngân sách năm trước; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Thu ngồi nước: các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức,

cá nhân nước ngoài; các khoản vay, viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngồi.

1.2. Khái niệm pháp luật thu Ngân sách Nhà nước

Pháp luật thu Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của pháp luật về Ngân sách Nhà nước, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị phát sinh giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nhằm lập quỹ Ngân sách Nhà nước.

Pháp luật thu Ngân sách Nhà nước bao gồm:

- Nhóm quy phạm pháp luật thu Ngân sách Nhà nước từ thuế. - Nhóm quy phạm pháp luật thu Ngân sách Nhà nước từ phí lệ phí. - Nhóm quy phạm pháp luật thu Ngân sách Nhà nước từ các khoản thu khác: tiền phạt, viện trợ, cho thuê tài sản...

Chế độ pháp lý về thu NSNN là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập quỹ NSNN.

1.3. Pháp luật về quy trình thu Ngân sách nhà nước

1.3.1. Chủ thể tham gia hoạt động thu Ngân sách nhà nước

Các chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách: - Cơ quan Thuế nhà nước;

- Cơ quan Hải quan;

- Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép, hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền.

Các chủ thể đóng góp vào NSNN: bao gồm các chủ thể là cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

1.3.2. Các phương thức thu Ngân sách nhà nước

Thu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh cố định, những đối tượng mà có thể quản lý được trên giấy tờ.

Quy trình thu NSNN trực tiếp vào kho bạc nhà nước:

- Cơ quan thu sẽ gửi thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu rõ ai nộp, lý do, số tiền, thời gian nộp.

- Dựa trên thông báo của cơ quan thu, đối tượng nộp đến nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu. Kho bạc Nhà nước sau khi thu đủ tiền phải giao 02 biên lai thu tiền cho đối tượng nộp.

- Đối tượng nộp lại 01 biên lai cho cơ quan thu và tự quản lý biên lai còn lại để chứng minh việc hồn thành nghĩa vụ của mình.

Thu thông qua cơ quan thu:

Đối tượng áp dụng: Đối tượng khơng có địa điểm kinh doanh cố định, hộ kinh doanh có mức thu nhập thấp, thu phí, lệ phí, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản thu khác ở các địa bàn cửa khẩu, nơi không tổ chức được điểm thu của Kho bạc Nhà nước, ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào kho bạc Nhà nước có khó khăn.

Quy trình thu NSNN qua cơ quan thu:

- Đối tượng nộp theo thông báo thu sẽ đến nộp tiền trực tiếp tại cơ quan thu. Cơ quan thu có nghĩa vụ bố trí cán bộ thu. Sau khi thu tiền cán bộ thu có nghĩa vụ xuất biên lai cho đối tượng nộp.

- Cơ quan thu có nghĩa vụ nộp tồn bộ số tiền thu được cho Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 63 - 67)