Bản chất của thuế

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 98 - 99)

I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

3. XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH

1.2. Bản chất của thuế

C.Mác đã viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ

đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”

Ăng ghen cũng đã viết “ Để duy trì quyền lực cơng cộng, cần phải có sự đóng góp của cơng dân cho nhà nước, đó là thuế”

Thuế là một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và khơng hồn lại (Đại từ điển kinh tế thị trường, tr 669).

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, khơng mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Bản chất của thuế được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Một là, sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã

hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước – pháp luật.

31

Các khái niệm về thuế, có thể tham khảo tại Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 10.

Hai là, thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.

Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế nào nếu khơng được Quốc hội chấp thuận thì khơng được áp dụng. Hiến pháp của nước Cộng hoà Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các Luật thuế.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thơng qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế.

Ba là, thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp

nhân và thể nhân đối với Nhà nước khơng mang tính đối giá hồn trả trực tiếp

Bốn là, thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật

chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội

Trên cơ sở bản chất của thuế, có thể rút ra những đặc điểm của thuế như sau32:

- Thuế là khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước; - Thuế gắn với yếu tố quyền lực;

- Thuế khơng mang tính đối giá và hồn trả trực tiếp.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 98 - 99)