Nguồn của pháp luật thuế

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 108 - 110)

I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

3.1. Khái niệm pháp luật thuế

3.1.4. Nguồn của pháp luật thuế

Là hệ thống các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để quy định các loại thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật thuế trên thực tế.

Một đạo luật thuế bao giờ cũng có những yếu tố cấu thành sau đây36:

35

Xem: Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 24.

Thứ nhất, tên gọi

Thứ hai, đối tượng nộp thuế là các thể nhân và pháp nhân có đủ các

dấu hiệu mà pháp luật quy định. Đối tượng này có nghĩa vụ phải khai báo và nộp thuế.

Thứ ba, đối tượng không thuộc diện chịu thuế là trường hợp có đủ

các dữ liệu mà pháp luật quy định phải nộp thuế mà Nhà nước cho hưởng ưu đãi, đối tượng này khơng có nghĩa vụ phải khai báo nộp thuế.

Thứ tư, căn cứ tính thuế là những căn cứ xác định số thuế phải nộp

của đối tượng nộp thuế, tuỳ thuộc vào từng loại thuế mà căn cứ tính thuế được pháp luật quy định cụ thể. Thơng thường bao gồm: Đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra, một số loại thuế có quy định về số lượng hàng hố, giá tính thuế...

- Đối tượng tính thuế là khoản thu nhập, giá trị tài sản, doanh thu... của các thể nhân, pháp nhân được luật thuế quy định làm căn cứ tính thuế. Mỗi sắc thuế có đối tượng tính thuế khác nhau.

- Thuế suất: là một mức thuế được ấn định trên một đối tượng tính thuế. Có hai loại thuế suất:

Thuế suất cố định: (thuế suất tuyệt đối) là mức thuế được ấn định

bằng số tuyệt đối căn cứ vào đối tượng tính thuế như thuế mơn bài. Thuế suất cố định có ưu điểm là dễ thu, khơng phải tính nhiều nhưng có nhược điểm là khơng tính được nếu thu nhập lớn

Thuế suất tỷ lệ: là mức thuế suất được quy định bằng tỷ lệ phần

trăm (%) trên đối tượng tính thuế (phổ biến).

Thuế suất luỹ tiến: là một loại của thuế suất tỷ lệ nhưng có đặc

điểm đối tượng tính thuế càng cao thì tỷ lệ % càng lớn.

Thứ năm, Những quy định về thủ tục thời hạn tính thuế, đây thường

là những quy định theo lệnh thu thuế hoặc giấy báo thu thuế. Đây là căn cứ để đánh giá người nộp thuế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế chưa và là cơ sở pháp lý để xử lý đối với những trường hợp nộp chậm

36

Xem: Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 44 – 52.

hoặc dây dưa tiền thuế. Thời hạn nộp thuế thường quy định phù hợp với tính chất nội dung của từng loại thuế: thu định kỳ, thu theo tháng...

Thứ sáu, quy định về chế độ miễn, giảm thuế, được quy định thành

chương riêng nhằm thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

Thứ bảy, quy định về xử phạt và khen thưởng đây là những quy định về các biện pháp xử lý để đảm bảo tuân thủ của các luật thuế.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật tài chính Việt Nam: Phần 1 - ThS. Lê Thị Thảo (Trang 108 - 110)