I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
3. XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.3. Các hành vi vi phạm pháp luật Ngân sách nhà nước
xử lý
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật NSNN bao gồm:
- Che giấu nguồn thu, trì hỗn hoặc khơng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN;
- Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và tài sản của Nhà nước;
- Thu sai quy định của pháp luật;
- Chi sai chế độ, khơng đúng mục đích, khơng đúng dự tốn ngân sách được giao;
- Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
- Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục NSNN; - Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà kê khai sai, nộp sai;
- Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
- Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp luật có liên quan.29
Về nguyên tắc, mọi vi phạm pháp luật về NSNN đều phải bị xử lý. Tuy nhiên, do mỗi hành vi vi phạm pháp luật về NSNN có bản chất pháp lý khác nhau hoặc có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên Nhà nước phải quy định nhiều hình thức xử lý khác nhau đối với các hành vi vi phạm đó.
Tại Việt Nam, các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về NSNN đã được nhà làm luật dự liệu khá cụ thể và được quy định tại Điều 73 Luật NSNN năm 2002: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về
NSNN thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có theo bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".
Trên thực tế, áp dụng các hình thức xử lý đối với vi phạm pháp luật về NSNN, bao gồm: chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài dân sự; chế tài kỷ luật.
29
CHƯƠNG 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ